Nếu chưa thành công, bạn hãy thử làm lại. Đó chính là cách Mỹ nỗ lực "dập tắt" sự trỗi dậy của Huawei. 1 năm trước, Mỹ đã cấm các công ty công nghệ cao trong nước bán linh kiện cho Huawei. Các quan chức Mỹ lo ngại rằng các mạng điện thoại do Huawei cung cấp có thể hỗ trợ cho hoạt động gián điệp của Trung Quốc và hơn nữa là về sức mạnh ngày càng gia tăng của quốc gia này trong lĩnh vực công nghệ.
Tuy nhiên, việc cấm vận đã trở thành động thái trừng phạt. Dẫu vậy, những "lỗ hổng" trong đó vẫn cho phép các công ty Mỹ tiếp tục bán hàng cho Huawei từ các nhà máy ở nước ngoài. Trong năm 2019, doanh thu của công ty Trung Quốc đã tăng 19%, đạt 123 tỷ USD. Nỗ lực tích trữ các bộ phận, doanh số mua hàng từ các nhà cung cấp Mỹ của Huawei đã tăng 70% lên 19 tỷ USD.
Vào ngày 15/5, Mỹ đã thử một chiến thuật khác. Quốc gia này công bố các quy tắc mới nhắm đến sản phẩm vi mạch sử dụng nội bộ của Huawei – cung cấp năng lượng cho nhiều sản phẩm của hãng. Các quy tắc mới này nhắm đến những nhà máy thiết kế và sản xuất những sản phẩm này, như TSMC ở Đài Loan và SMIC ở đại lục. Mỹ xác định rằng không có công cụ nào của Mỹ được phép sử dụng trong các sản phẩm của Huawei. Bởi mọi nhà sản xuất chip lớn đều sử dụng một số linh kiện từ Mỹ, nên việc này sẽ phát huy hiệu quả trong việc "đóng băng" Huawei hoàn toàn. Theo đó, Huawei đã phản đối kịch liệt quyết định trên, cho rằng điều này "đe dọa làm suy yếu toàn bộ ngành công nghệ trên thế giới."
Chip vi mạch là một phát minh của Mỹ. Tuy nhiên, việc kinh doanh và sản xuất chip đã được mở rộng trên toàn cầu. Hiện tại, 12 công ty bán dẫn lớn nhất chỉ thu về 27% doanh thu tại Mỹ, trong khi chỉ 20% nhà máy của họ được đặt trụ sở tại đây. Huawei đã tránh được sự ảnh hưởng nặng nề nhất khi bị Mỹ đưa vào danh sách đen và mua linh kiện từ những nhà máy khác không phải của Mỹ, bởi các biện pháp mới chủ yếu tập trung vào việc giải quyết "điểm tắc nghẽn": một nhóm các công ty chip tại Mỹ có những sản phẩm thiếu đồ thay thế.
Trước đó, Huawei cho biết công ty này đang ở trạng thái "sống còn". Dẫu vậy, thị trường lại khá lạc quan về Huawei. Trên sàn Hồng Kông, giá trái phiếu của công ty này hầu như không giảm. Trong khi đó, công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc đã dành cả năm qua để tăng dự trữ tiền mặt và hàng tồn kho. Hiện tại, một cuộc "săn lùng" sẽ bắt đầu bằng cách mới để vượt qua những quy tắc mà Mỹ đưa ra. Dự án dài hạn của Trung Quốc là xây dựng ngành sản xuất chip của riêng mình, trong đó Huawei đóng vai trò chủ chốt, sẽ được coi là điều quan trọng. Vào ngày 15/5, nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc cho biết họ đã huy động được 2 tỷ USD từ các doanh nghiệp nhà nước và dự định tăng gấp 6 lần công suất hoạt động tại Trung Quốc.
Giai đoạn đối đầu lần này sẽ tạo ra hậu quả sâu rộng hơn đối với ngành công nghệ. Trung Quốc có thể trả đũa bằng cách gây khó dễ cho các công ty công nghệ Mỹ đang kinh doanh tại đại lục. Hơn nữa, khi sự tách rời của Mỹ và Trung Quốc ngày càng căng thẳng, thì các công ty công nghệ vốn được hưởng lợi từ cả 2 phía sẽ cố gắng giữ bầu không khí hòa hợp. Hôm 15/5, TSMC cho biết họ sẽ xây dựng nhà máy chip trị giá 12 tỷ USD tại bang Arizona. 4 ngày sau, ByteDance nói rằng họ đã bổ nhiệm Kevin Mayer – giám đốc điều hành của Disney, cho vị trí điều hành TikTok. Việc có một người Mỹ nắm giữ vị trí lãnh đạo có thể sẽ làm giảm bớt mối lo ngại của Washington về ứng dụng của Trung Quốc đã thu hút tới hàng triệu người dùng Mỹ.
Cuộc chiến công nghệ chắc chắn sẽ khiến ngành sản xuất chip gặp rất nhiều khó khăn và câu hỏi lớn là liệu việc sử dụng "quyền lực công nghệ" có thể ảnh hưởng tiêu cực đến vị trí dẫn đầu vốn có của Mỹ hay không. Không ai biết rằng công nghệ sản xuất chip quan trọng của Mỹ thực sự như thế nào, bởi cho đến nay vẫn chưa có đủ lý lẽ để tìm hiểu. Nhiều chính phủ cảnh giác với sức mạnh của Trung Quốc, nhưng họ có thể "đụng chạm" đến các chính sách của Mỹ - quy định họ nên kinh doanh với công ty nào. Họ thậm chí có thể kết luận rằng việc luồn lách những hạn chế như vậy là một điều đáng để thử.
Cuối cùng, điều này thực ra đã từng xảy ra. Ngành hàng không vũ trụ là một ngành công nghệ cao khác mà Mỹ muốn bảo toàn vị trí dẫn đầu. Sự rắc rối của việc tuân thủ các quy tắc xuất khẩu nghiêm ngặt đã chứng minh về "lợi điểm bán hàng" (selling-point) đối với 1 số sản phẩm không chứa công nghệ của Mỹ. Những người mang quan điểm "diều hâu" tại Washington chỉ đơn giản nghĩ rằng cơ hội để "cướp súng" của Huawei và làm chùn bước quá trình phát triển công nghệ của Trung Quốc là điều đáng để mạo hiểm lâu dài.
Tham khảo Economist