Nở rộ dịch vụ chăm người bệnh COVID sống đơn thân giá 2 triệu/ngày ở Trung Quốc

11/01/2023 11:06
Dịch vụ này được coi là ‘cứu tinh’ cho những người lao động nhập cư sống một mình khi mắc COVID nơi đất khách.

Tại Trung Quốc, người trẻ đổ lên các thành phố lớn làm việc, góp phần tạo nên một lượng không nhỏ những người lao động sống một mình, xa gia đình và dĩ nhiên cũng không có người thân bên cạnh lúc ốm đau. Với sự giúp đỡ của Internet, nhu cầu có một người chăm sóc khi cần đã tạo nên một dịch vụ mới gần đây: chăm sóc tại nhà cho người bệnh COVID sống một mình . Đây được coi như một công việc bán thời gian để ‘kiếm thêm mùa dịch’.

Công việc này được xếp vào nhóm ‘giúp việc vặt’ như cho mèo ăn (với giá vài chục NDT) hay nấu ăn hộ tại nhà (với giá khoảng 100 NDT, hơn 300.000 VNĐ). Tuy nhiên, do rủi ro lớn và nhiệm vụ phức tạp hơn, công việc chăm người COVID sống một mình này có thể có giá lên tới 500 NDT/ngày (gần 2 triệu VNĐ). Tuy giá cao nhưng vẫn nhiều người sẵn sàng đặt hàng.

Chỉ cần lên các trang mạng xã hội ở nước này sẽ thấy rất nhiều bài đăng quảng cáo dịch vụ. Hầu hết chủ các bài đăng nói rằng họ đã từng bị mắc COVID rồi phục hồi nên có kinh nghiệm vượt qua, trong người có kháng thể và cũng không còn sợ loại virus này nữa. Không ít người còn đăng kèm chứng chỉ hành nghề y tá hay chứng chỉ tình nguyện trong đợt dịch để tăng thêm tính thuyết phục. Nhiều người khá ngạc nhiên vì việc ‘khai trương’ diễn ra khá suôn sẻ, đơn đặt hàng đến tới tấp.

Nở rộ dịch vụ chăm người bệnh COVID sống đơn thân giá 2 triệu/ngày ở Trung Quốc - Ảnh 1.

Một số người đăng cả thẻ tình nguyện viên mùa dịch hay chứng chỉ hành nghề y tá để tăng độ uy tín.

Công việc bao gồm nấu ăn tại nhà, dọn dẹp, giặt quần áo, kiểm tra nhiệt độ cơ thể, cho uống thuốc, cùng người bệnh đi khám, thậm chí còn thêm các việc vặt khác nếu cần như dắt chó đi dạo, chuyển phát nhanh, vân vân.

Những người quảng cáo dịch vụ bao gồm hai nhóm: ‘dân chuyên nghiệp’, thường ngày vốn hay làm các dịch vụ vặt như nấu ăn, xếp hàng thay, vân vân; và ‘dân nghiệp dư’ gồm những người trẻ có thời gian nhàn rỗi. Những người thuộc nhóm nghiệp dư có thể là sinh viên, hay những người đang tạm thời thất nghiệp do công ty đóng cửa mùa dịch, đang cần kiếm thêm tiền trước Tết.

Những người nghiệp dư, làm bán thời gian thường được trả từ 260 NDT đến 500 NDT/ngày (khoảng 900.000 VNĐ – gần 2 triệu VNĐ), mỗi ngày làm việc từ 8 đến 12 tiếng. Còn ‘dân chuyên nghiệp’ sẽ tính tiền theo giờ, khoảng 30-50 NDT/giờ (khoảng 100.000 VNĐ – gần 200.000 VNĐ). Anh Lin, một người chuyên chạy việc vặt ở Thượng Hải, cho biết: ‘ Tôi lấy 30 NDT/giờ, phạm vi dịch vụ trong vòng 6 km. Trợ cấp đi lại là 5 NDT/km. Bởi vì tôi di chuyển bằng xe đạp điện nên phải thu thêm khoản này .’

Nhiều người lao động nhập cư sống một mình bày tỏ nỗi lo lắng trên mạng xã hội vì không biết phải xoay sở thế nào nếu mắc COVID. Dịch vụ này được đánh giá là ‘cứu tinh’ cho họ. Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm chéo, tái phát hay lây nhiễm một chủng virus mới không phải là không có. Cư dân mạng Trung Quốc còn đùa nhau: ‘Muốn tiền hay muốn sống đây? ’ Các chăm sóc viên cho biết họ đang áp dụng các biện pháp đề phòng cẩn thật hết mức có thể. Ling Ling, một chăm sóc viên nghiệp dư ở tỉnh Vô Tích cho biết, cô luôn đeo khẩu trang N95, mặc áo bảo hộ đặc biệt và trước khi về nhà thì luôn xịt cồn khắp người.

Ngoài ra, đôi khi các chăm sóc viên cũng gặp phải vấn đề trong thanh toán như bị khách ‘bùng tiền’. Để giải quyết, một số người thu luôn tiền theo ngày, một số người yêu cầu đặt cọc trước.

Tuy nhiên, dịch vụ chăm sóc này không có nhu cầu ổn định và không thể trở thành một công việc kinh doanh lâu dài vì đơn giản là không thể có ‘khách hàng thường xuyên’.

Tham khảo từ: Wang Yi

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
43 phút trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
47 phút trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
2 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
2 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
3 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
1 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.