Nợ xấu ngân hàng 2021: Đến thời điểm chuyển nhóm nợ để đánh giá thực chất hơn

25/01/2021 07:00
Theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính-tiền tệ Quốc gia, năm 2021, nợ xấu ngân hàng có thể ở mức khoảng 3-3,5%.

Các ngân hàng đã lần lượt công bố kết quả kinh doanh 2020 với lợi nhuận tích cực và nợ xấu "khá đẹp". Nhiều nhà băng cũng công bố các chỉ tiêu thể hiện chất lượng tài sản tốt và đã có tinh thần sẵn sàng ứng phó với nợ xấu tương lai thông qua tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng cao.

Nợ xấu ngân hàng 2021: Đến thời điểm chuyển nhóm nợ để đánh giá thực chất hơn - Ảnh 1.

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia

Ông đánh giá như thế nào về bức tranh kinh doanh của ngành có vẻ tích cực này, thưa Tiến sĩ?

Năm vừa rồi như chúng ta đều biết, do COVID-19, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã có Thông tư 01/2020/TT-NHNN cho phép các ngân hàng cơ cấu lại nợ vay mà không phải chuyển nhóm nợ cũng như chưa phải trích lập dự phòng rủi ro. Do đó, điều này ảnh hưởng rất ít đến lợi nhuận của các ngân hàng năm 2020. Và vì thế công bố lợi nhuận của các ngân hàng tương đối tích cực.

Tuy nhiên, tính bình quân lợi nhuận của các ngân hàng chỉ tăng khoảng 10% so với năm 2019. Đây dù sao cũng là mức thấp so với các năm trước lợi nhuận của các ngân hàng đều tăng khoảng 20-25% so với cùng kỳ. Chính vì vậy năm nay 2021, dự báo theo tinh thần của Thông tư 01 sắp sửa đổi, thì: 1, Hệ thống ngân hàng sẽ có thời điểm sẽ phải tiến hành chuyển nhóm nợ để đánh giá thực chất hơn; 2, Phải tiến hành trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho những khoản nợ cơ cấu lại đó với lộ trình dự kiến 3 năm.

Vậy 2021 một mặt nợ xấu tăng lên; cũng chính vì nợ xấu tăng lên mà yêu cầu các ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro nhiều hơn. Cũng theo tinh thần Thông tư 01, lợi nhuận năm nay sẽ thấp hơn, may ra thì mức tăng bằng năm 2020 tức khoảng từ 8%-10%.

Nhiều dự báo về nợ xấu ngân hàng năm 2021, dường như cũng bắt tín hiệu và nhận định tích cực hơn so với các quan ngại trước đó...

Trước hết, theo thống kê phần nợ cơ cấu lại của hệ thống ngân hàng năm 2020 ước khoảng gần 350.000 tỷ đồng. Trong đó, ước tính khoảng 1/3 hoặc xấu nhất 1 nửa số nợ cơ cấu đó phải chuyển thành nợ xấu. Như vậy hệ thống ngân hàng sẽ phải trích lập dự phòng rủi ro cho phần nợ xấu đó, tức tương đương mức tăng thêm từ 1-1,5%. Hình dung năm 2020 hệ thống ngân hàng có khoảng 2% nợ xấu nội bảng thì nợ xấu nội bảng năm 2021 có thể sẽ khoảng 3-3,5%. Còn số tiền, số liệu cụ thể trích lập như thế nào còn tùy thuộc vào bản chất, thực chất của khoản nợ xấu đó, cũng như tùy thuộc vào năng lực tài chính của tổ chức tín dụng.

Nợ xấu ngân hàng 2021: Đến thời điểm chuyển nhóm nợ để đánh giá thực chất hơn - Ảnh 2.

"Nợ xấu giảm ở 2020" theo chuyên gia, là diễn đạt chưa thực chất. (Ảnh: Giao dịch tại ngân hàng BIDV)

- Theo Thông tư 01 sắp sửa đổi, việc xử lý nợ xấu thông qua giãn trích lập dự phòng rủi ro xử lý nợ xấu của các TCTD dự kiến có thể trong 3 năm. Vậy việc xử lý nợ xấu của hệ thống 3 năm từ 2021-2023, so với  xử lý nợ xấu theo đề án "Cơ cấu hệ lại thống tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015" , theo ông lúc này có thuận lợi hay khó khăn hơn?

Thứ nhất, ở thời điểm trước đây quy mô nợ xấu lớn hơn nhiều so với hiện nay. Thứ hai, nợ xấu khi đó cũng xấu hơn so với nợ xấu ở thời điểm hiện nay (hoặc khi chuyển nợ trong nay mai -PV) do nền kinh tế đã có một giai đoạn tăng trưởng quá nóng và sau đó theo chiều khó khăn, cộng với khủng hoảng tài chính toàn cầu. Còn lần này dù sao cũng chỉ là cú sốc ngắn hạn. Thứ ba, ở thời điểm hiện nay, tiềm lực, năng lực, nhất là nguồn lực tài chính của các ngân hàng đã mạnh lên rất nhiều.

Bên cạnh đó, những văn bản quy định pháp lý để xử lý nợ xấu như Nghị quyết 42 đã được triển khai 3 năm qua, mặc dù còn có một số vướng mắc, sẽ được tháo gỡ tới đây, cũng sẽ hỗ trợ cho việc xử lý nợ xấu này.

- Xin cảm ơn ông!


Tin mới

Cận cảnh siêu phẩm sedan cỡ nhỏ: Trang bị cửa sổ trời cùng loạt tính năng hiện đại, ăn 3,88 lít xăng/100 km
55 phút trước
Chiếc sedan đến từ thương hiệu Nhật Bản có khả năng tiết kiệm nhiên liệu ấn tượng khi chỉ hết 3,88 lít/100 km.
Xuất khẩu thủy sản trên đà phục hồi hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
12 giờ trước
10 tháng qua, xuất khẩu thủy sản của nước ta tăng 28% so với cùng kỳ năm ngóai, khả năng cao sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD trong năm nay.
Thái Lan có động thái mới vụ 7 tấn nho Shine Muscat nghi nhiễm độc
13 giờ trước
Nước này triển khai quy trình nghiêm ngặt trước thông tin trên.
Một mẫu iPhone đang giảm hơn 13 triệu, giá bán chỉ từ 8 triệu đồng
13 giờ trước
Hiện tại, mẫu iPhone này đang được bán tại nhiều đại lý với mức giá cực rẻ.
"Vua doanh số" của Xiaomi, bán chạy hơn S24 Ultra: Màn hình mượt hơn iPhone 16, giá chưa đến 3 triệu
14 giờ trước
Đâu là lý do khiến mẫu điện thoại giá rẻ này có sức hút lớn như vậy?

Tin cùng chuyên mục

Sếp Tổng cục Thuế: Sàn Temu đã kê khai thuế nhưng “ghi doanh thu bằng 0”, cơ quan thuế đang giám sát
1 ngày trước
Đây là thông tin mới nhất được lãnh đạo Tổng cục Thuế đưa ra khi trả lời báo chí về xử lý các vấn đề liên quan đến đăng ký mã số thuế và báo cáo doanh thu tự nộp của sàn này ở Việt Nam.
Chiếc iPhone này đang bán chạy nhất thế giới, không phải iPhone 16!
1 ngày trước
Theo Counterpoint Research, trong quý 3/2024, mẫu iPhone này đang có doanh số bán ra cao nhất thế giới.
Sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán hàng: Có dễ thực hiện?
1 ngày trước
Dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi lần này nêu rõ trách nhiệm cho các sàn TMĐT phải kê khai thay, nộp thuế thay cho các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên sàn TMĐT.
6 tháng, Ngân hàng Nhà nước bán ra hơn 13 tấn vàng: Vì sao người Việt vẫn "mê" vàng đến thế?
1 ngày trước
Ngân hàng Nhà nước đã cung ứng ra thị trường hơn 13 tấn vàng trong vòng 6 tháng để "hạ nhiệt" giá vàng.