Nợ xấu ngân hàng biến động mạnh

23/07/2020 10:46
VPBank và SeABank báo giảm nợ xấu trong nửa đầu năm. 6 ngân hàng ghi nhận nợ xấu tăng. Một số ngân hàng tăng trích lập khiến lợi nhuận giảm. Các ngân hàng có thể sinh ra lợi nhuận ảo nếu không dự phòng hợp lý do ảnh hưởng của Thông tư 01.

6/8 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý II ghi nhận nợ xấu tăng 2 chữ số so với đầu năm, chủ yếu tại nợ có khả năng mất vốn. 

Kienlongbank là trường hợp đặc biệt khi biến động nợ xấu tăng 5,5 lần, lên 2.249 tỷ đồng, tập trung tại nợ có khả năng mất vốn hơn 2.145 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu nâng từ 1,02% lên 6,59%. Theo giải trình của ngân hàng, nợ nhóm 5 có gần 1.900 tỷ đồng các khoản vay của một nhóm khách hàng với tài sản đảm bảo là cổ phiếu STB - Sacombank (HoSE: STB) được phân loại theo quyết định của NHNN. Từ đầu năm, Kienlongbank liên tục hạ giá rao bán số cổ phiếu này nhưng chưa thành công. 

VIB báo nợ xấu tăng 29% trong 6 tháng, ở mức 3.267 tỷ đồng. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng 13% lên 1.979 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu nâng từ 1,96% lên 2,3%. 

Theo sau, LienVietPostBank có nợ xấu tăng 24% lên 2.506 tỷ đồng. Riêng nợ có khả năng mất vốn tăng 22%, quanh 1.738 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu tăng 21 điểm cơ bản lên 1,65%.

Một số ngân hàng như BacABank, Sacombank và Vietcombank ghi nhận nợ xấu tăng 11-19%, đồng thời đẩy mạnh trích lập dự phòng.

Vietcombank, ngân hàng đầu tiên trong nhóm “Big4” công bố báo cáo tài chính quý II với nợ xấu tăng 11%, lên 6.432 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu cũng nâng từ 0,79% lên 0,83%. Nợ cần chú ý trong nửa đầu năm tăng 2 lần lên 7.724 tỷ đồng. Ngân hàng tăng dự phòng rủi ro cho vay từ 10.416 tỷ đồng lên 16.371 tỷ đồng, tương đương cao hơn 57% so với đầu năm. Trong đó, dự phòng cụ thể tăng 5.600 tỷ đồng lên 10.742 tỷ đồng. Đây là ngân hàng tăng dự phòng cao nhất trong ngành đến nay.

Nợ xấu ngân hàng biến động mạnh - Ảnh 1.

Diễn biến nợ xấu một số ngân hàng. Đơn vị: tỷ đồng, %.

BacABank nằm trong nhóm ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất hệ thống (bên cạnh Vietcombank và ACB), cũng báo nợ xấu tăng 19% trong 6 tháng qua, quanh 598 tỷ đồng, chiếm 0,8% tổng dư nợ. Đầu năm, tỷ lệ này là 0,68%. Chi phí trích lập tăng 45% lên 165,8 tỷ đồng, khiến lợi nhuận nửa năm của ngân hàng giảm 19% .Nợ xấu Sacombank tăng 17% lên 6,682 tỷ đồng, trong đó nợ dưới tiêu chuẩn tăng 1,8 lần lên 850 tỷ đồng, nợ có khả năng mất vốn tăng 5% so với đầu năm, ở mức 5.288 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu nâng từ 1,93% lên 2,15%. Bên cạnh đó, nợ cần chú ý cũng tăng 62% lên 1.345 tỷ đồng. Sacombank nâng chi phí dự phòng trong nửa đầu năm với 1.565 tỷ đồng, cao hơn 49% so với cùng kỳ 2019, đây cũng là nguyên nhân khiến lợi nhuận giảm 2%. 

VPBank và SeABank là 2 ngân hàng ghi giảm nợ xấu tới thời điểm hiện nay. Trong đó, Nợ xấu của VPBank giảm 2% xuống 8.612 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu cũng giảm từ 3,42% xuống 3,18%. Trong khi đó, SeABank báo giảm 4% nợ xấu, xuống 2.190 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu cũng hạ từ 2,3% còn 2,23%.

Thận trọng với nợ được cơ cấu lại

Đầu năm, trước tác động của dịch Covid-19, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư 01 quy định, hướng dẫn tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi chung là TCTD) cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng, đây là một trong những yếu tố tác động đến diễn biến nợ xấu của ngân hàng trên báo cáo tài chính.

Theo chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu, Thông tư 01 giúp một số doanh nghiệp không bị chuyển nhóm nợ thành nợ xấu, để tiếp tục vay tiền các nhà băng. Tuy nhiên, điều này cũng đẩy rủi ro về phía ngân hàng. Ông Hiếu cho rằng nợ xấu phát sinh thực chất vẫn tồn tại, Thông tư 01 khiến một phần nợ xấu không thể hiện trên báo cáo tài chính. Các ngân hàng nên thận trọng và có dự phòng cần thiết cho những khoản nợ xấu bị cơ cấu lại.  

Vị chuyên gia cũng nhận định lợi nhuận ngân hàng năm 2020 có thể “ảo” nếu không dự phòng nợ xấu đúng mực. Các TCTD cần thận trọng với 2 loại nợ là nợ được cơ cấu lại và những khoản nợ mới cho vay.

Theo báo cáo của Fiinpro, giai đoạn “bình thường mới” đã hình thành với nhóm ngân hàng, sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát. Thay vì ước giảm lợi nhuận sau thuế 16% (dựa trên kế hoạch và đánh giá từ bộ phận phân tích của giới chứng khoán), các ngân hàng đã tự tin đưa ra triển vọng lợi nhuận tốt hơn. Lãi sau thuế năm 2020 của 18/19 ngân hàng (riêng VietinBank không đưa ra kế hoạch cụ thể) dự kiến tăng 4,9% so với năm 2019.

EPS 2020 được FiinPro tính toán, tăng 0,8% sau khi điều chỉnh pha loãng, đây là dấu hiệu tích cực nếu chưa tính đến ảnh hưởng của việc cơ cấu lại nợ do Covid-19. Kỳ vọng này có được do những thay đổi trong chính sách hạch toán của ngân hàng theo Thông tư 01. Dư nợ được cơ cấu sẽ vẫn được hạch toán là nợ đủ tiêu chuẩn nên không phải trích dự phòng.

Khi các chính sách thay đổi, sự tác động của Covid-19 đến chất lượng tín dụng và ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng sẽ được phản ánh.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
3 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
2 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
27 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
39 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
7 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
2 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
5 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
19 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.