Nợ xấu tăng, nhiều ngân hàng “vui sớm” khi giảm trích lập dự phòng rủi ro

12/11/2018 14:47
Kết thúc 9 tháng đầu năm nay, nhiều ngân hàng đã báo lãi nghìn tỷ và tăng trưởng rất cao so với cùng kỳ 2017. Tuy nhiên, nợ xấu gia tăng các ngân hàng đã trích bao nhiêu lợi nhuận kiếm được cho dự phòng rủi ro?

“Sao đổi ngôi” nợ xấu giữa VPBank và Sacombank

Nợ xấu của nhiều ngân hàng đã tăng nhanh trong 9 tháng đầu năm 2018 so với cuối năm 2017. Trong số 22 ngân hàng công bố công khai nợ xấu trên báo cáo tài chính quý III/2018, có tới 16 ngân hàng nợ xấu gia tăng, với số dư tăng thêm 12.780 tỷ đồng đưa tổng số dư nợ xấu của 22 ngân hàng lên mức 83.058 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ 1,8% tổng dư nợ cho vay ra, tăng so với 1,69% cuối năm 2017.

Tỷ lệ nợ xấu cao nhất và tăng mạnh nhất là VPBank từ mức 3,39% cuối năm 2017 lên mức 4,7% tại thời điểm cuối quý III/2018, soán ngôi của Sacombank.

Nếu như cuối năm 2017, Sacombank là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu công bố gần như cao nhất là 4,67% thì hết quý III/2018 giảm còn 3,18%.

Tại 03 “ông lớn” ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu cũng gia tăng là điều đáng lo ngại vì số dư nợ xấu tuyệt đối tại 03 ngân hàng này rất lớn. Tổng số dư nợ xấu của BIDV, Vietinbank và Vietcombank là 36.588 tỷ đồng (cuối 2017 là 29.281 tỷ đồng), chiếm tỷ trọng 44% nợ xấu của 22 ngân hàng.

Nợ xấu tăng, nhiều ngân hàng “vui sớm” khi giảm trích lập dự phòng rủi ro - Ảnh 1.
Nguồn: BCTC quý III/2018 các NHTM.

Những ngân hàng có nợ xấu tăng so với cuối năm 2017 và ở mức trên 2%, gồm: SHBank tăng từ 2,33% lên 2,75% (5.421 tỷ đồng); Techcombank tăng từ 1,61% lên 2,05% (3.426 tỷ đồng); MBBank tăng từ 1,2% lên 1,57% (3.217 tỷ đồng); OCB tăng từ 1,79% lên 2,65% (1.426 tỷ đồng); MaritimeBank tăng từ 2,22% lên 2,48% (992 tỷ đồng)...

Những ngân hàng khác có nợ xấu tăng nhẹ, như: LienVietPostBank tăng từ 1,08% lên 1,32%; TPBank tăng từ 1,08% lên 1,24%; Vietbank tăng từ 1,34% lên 1,68%...

Ngược lại, có những ngân hàng có nợ xấu giảm. Ngoài Sacombank, NamABank giảm từ 1,94% còn 0,8%; ABBank giảm từ 2,77% còn 2,43%; Eximbank giảm từ 2,27% còn 2,07%...

Lãi lớn, ngân hàng giảm trích lập dự phòng

Kết thúc 9 tháng đầu năm nay, nhiều ngân hàng đã báo lãi nghìn tỷ và tăng trưởng rất cao so với cùng kỳ 2017. Tuy nhiên, nợ xấu gia tăng các ngân hàng đã trích bao nhiêu lợi nhuận kiếm được cho dự phòng rủi ro?

Thống kê 27 ngân hàng cho thấy có tới 17 ngân hàng chỉ dành dưới 30% lợi nhuận kiếm được cho trích lập dự phòng rủi ro, giảm mạnh so với cùng kỳ 2017.

Những ngân hàng có lựoi nhuận nghìn tỷ, tỷ lệ nợ xấu cao nhưng giảm trích lập dự phòng.

Cụ thể, Eximbank nợ xấu chỉ giảm nhẹ từ 2,27% còn 2,07% nhưng ngân hàng này cũng mạnh tay giảm trích lập dự phòng từ 52% xuống còn 22%, đẩy lãi ròng của ngân hàng này tăng 1,4 lần lên 907 tỷ đồng.

Techcombank có nợ xấu tăng lên 2,05%, nhưng ngân hàng này chỉ trích lập 19% lợi nhuận kiếm được cho dự phòng so với mức 34% cùng kỳ, lãi ròng tăng 60% lên 6.209 tỷ đồng.

VIB là ngân hàng cũng có tỷ lệ nợ xấu cao ở mức 2,49% nhưng chỉ trích 21% lợi nhuận cho dự phòng, giảm so với mức 44% cùng kỳ. Lãi ròng đạt 1.367 tỷ đồng, tăng 1,7 lần cùng kỳ năm 2017.

SHBank có nợ xấu tăng lên 2,75% nhưng ngân hàng lại giảm trích lập từ 41% còn 22%, lãi ròng 1.171 tỷ đồng, tăng nhẹ 9%.

Riêng NamABank có tỷ lệ nợ xấu giảm nhưng ngân hàng này cũng giảm rất mạnh trích lập dự phòng chỉ còn 2% so với mức 117% cùng kỳ 2017, đưa lãi ròng từ 19 tỷ đồng lên 96 tỷ đồng.

Trong 03 “ông lớn” thì Vietcombank có tỷ lệ trích lập dự phòng thấp nhất chỉ 30%, còn BIDV là 66%, Vietinbank là 52% không thay đổi nhiều so với cùng kỳ 2017.

Nợ xấu tăng, nhiều ngân hàng “vui sớm” khi giảm trích lập dự phòng rủi ro - Ảnh 2.
 Nguồn: BCTC quý III/2018 các NHTM.

Những ngân hàng kiếm được lợi nhuận lớn nhưng trích lập dự phòng chỉ dưới 30%. Chẳng hạn, OCB có nợ xấu của tăng vọt từ 1,79% cuối 2017 lên 2,65% nhưng ngân hàng này cũng chỉ trích lập 22% - 23% lợi nhuận kiếm được cho dự phòng rủi ro. Lãi ròng tăng 1,3 lần 1.476 tỷ đồng.

LienVietPostbank dành 25% - 26% cho trích lập, không thay đổi nhiều dù nợ xấu đã gia tăng từ 1,08% lên 1,32%. Lãi ròng giảm 26% còn 826 tỷ đồng.

ABBank cũng có nợ xấu trên mức 2% là 2,43%, trích lập dự phòng giảm từ 51% còn 32%.

Ngược lại, dù có tỷ lệ nợ xấu giảm nhưng Sacombank vẫn tăng mạnh trích lập dự phòng lên 47% so với cùng kỳ 2017 là 18%. MaritimeBank cũng trích lập dự phòng rất cao tới 74% so với mức 43% cùng kỳ 2017 do nợ xấu tăng lên 2,48%.

Ngân hàng có tỷ lệ trích lập dự phòng cao nhất là SCB dành tới 92% lợi nhuận kiếm được so với mức 71% cùng kỳ năm 2017. Lãi ròng tăng nhẹ 12% lên 168 tỷ đồng.

Ngành ngân hàng còn phải vất vả xử lý nợ xấu khi mới đây Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã cấp tốc ban hành văn bản 8425 (ngày 07/11/2018) yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (các ngân hàng) tiếp tục đẩy mạnh xử lý nợ xấu.

Trong đó, các ngân hàng cần đẩy nhanh tiến độ trích lập dự phòng đối với nợ xấu đã bán cho VAMC nhằm thực hiện tất toán trái phiếu trước hạn hoặc đúng thời hạn theo quy định. Bên cạnh đó, các ngân hàng phải rà soát, cập nhật kế hoạch xử lý nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 chi tiết từng năm cho giai đoạn 05 năm từ 14/8/2017 - 15/8/2022, triển khai các phương án, giải pháp xử lý nợ xấu theo đúng lộ trình, kế hoạch đã đề ra.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
12 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
13 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
14 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
iPhone 16 mở đặt cọc, người Việt chọn Thái Lan để mua hàng xách tay giá cao ngất ngưởng
14 giờ trước
Hôm nay (20/9), Apple chính thức mở bán iPhone 16 Series tại các Store chính hãng trên toàn thế giới. Năm nay, ngoài Singapore thì Thái Lan cũng có Store chính hãng mà người Việt có thể chọn mua, nhưng giá máy xách tay ở mức cao.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
14 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
15 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.
Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
2 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.