Ngoài ra, họ còn có một bị Tổng thống đang đang bị "bao vây" trên mọi phương diện và một đại dịch đang liên tiếp phá đỉnh bất chấp việc hơn 60% dân số đã được tiêm vắc xin phòng Covid-19.
"Bóng ma" quá khứ reo rắc nỗi sợ
Mười sáu năm trước là một thời kỳ nghiệt ngã với nước Mỹ khi các nhóm nổi dậy biến Iraq thành chiến trường đẫm máu với lính Mỹ. Ở quê nhà, cơn bão Katrina gây ra những hậu quả kinh hoàng, khiến nhiều người bỏ mạng. Đó cũng chính là điển hình cho một nhiệm kỳ tổng thống sóng gió và cũng là phép ẩn dụ cho những thách thức mà đương kim Tổng thống Mỹ Joe Biden đang phải đối mặt.
Trải qua những biến cô liên tiếp, Tổng thống George W. Bush không bao giờ lấy lại được quyền lực hay ảnh hưởng chính trị của mình. Thậm chí, hình ảnh ông Bush quan sát khung cảnh đổ nát sau khi cơn bão quét qua từ cửa sổ Không lực Một còn trở thành sự tượng trưng cho chia cách giữa chính quyền và người dân trong khủng hoảng.
Thậm chí, CNN còn nói rằng ông Bush may mắn khi cơn bão xảy ra vào nhiệm kỳ Tổng thống thứ 2. Nếu nó xảy ra vào nhiệm kỳ đầu tiên, khả năng tái cử của ông sẽ khó trở thành hiện thực hơn. Tuy nhiên, từ câu chuyện của 16 năm trước, người ta sẽ nhìn thấy những thách thức lớn mà Chính quyền Tổng thống Joe Biden phải đối mặt trong vài tuần tới.
Khoảnh khắc khiến ông Bush chịu nhiều chỉ trích.
Taliban giành quyền kiểm soát Afghanistan chỉ vài tuần sau khi Mỹ tuyên bố rút quân và hạn chót là ngày 31/8. Hình ảnh người Afghanistan chạy nạn, cảnh tượng đu bám trên máy bay quân sự dẫn tới những cái chết thương tâm khiến nhiều tiếng nói chỉ trích vang lên. Tuy nhiên, đó chưa phải điều tồi tệ nhất.
Sự ngã xuống của 13 binh sĩ Mỹ trong các vụ đánh bom liều chết nhằm vào sân bay Kabul, nơi các hoạt động sơ tán đang được triển khai, đã thực sự khiến người Mỹ tổn thương. Cùng với sinh mạng của ít nhất 170 người Afghanistan khác, đó là một thảm kịch nhân đạo. Nó cũng là cơn ác mộng chính trị đối với Tổng thống Biden.
Rút quân Mỹ khỏi Afghanistan không bao giờ trở thành di sản cho nhiệm kỳ tổng thống như những gì ông Biden kỳ vọng. Dù những người bảo vệ cho rằng ông Biden bị đổ lỗi một cách bất công cho 2 thập kỷ sai lầm của cuộc chiến, những sóng gió dường như mới chỉ bắt đầu.
Đúng 16 năm sau thảm kịch Katrina đổ bộ, bão Ida tiến vào nước Mỹ. Hiện tại, chưa thể xác định chính xác những thiệt hại mà cơn bão này có thể gây ra. Tuy nhiên, ngay cả khi cơn bão quét qua mà không gây quá nhiều tổn thất và cả việc Mỹ rút khỏi Kabul mà không phải chịu bất cứ cuộc tấn công đẫm máu nào nữa, Tổng thống Biden vẫn chưa thoát khỏi những sự chỉ trích.
Khoảnh khắc người dân Afghanistan bao vây một chiếc máy bay quân sự ở sân bay Kabul với hy vọng đào thoát khỏi đất nước sau khi Taliban giành quyền kiểm soát. Nhiều người đã thiệt mạng vì rơi xuống đất sau khi cố gắng đu bám vào chiếc phi cơ.
Một mô hình khoa học mới đây cho thấy nước Mỹ sẽ thêm 100.000 người tử vong vì Covid-19 vào tháng 12 tới. Biến thể Delta với khả năng lây nhiễm mạnh và độc lực lớn khiến đại dịch Covid-19 bùng phát ở nhiều nơi trên toàn cầu. Tuy nhiên, đó không phải điều mà ông Biden có thể đổ lỗi. Ông là Tổng thống Mỹ và ông được người dân Mỹ bầu với cam kết chấm dứt đại dịch.
Ngày 4/7, ông Biden nói rằng đỉnh tồi tệ nhất của dịch bệnh đã qua. Nó cũng giống như cách ông tuyên bố nước Mỹ sẽ rút quân khỏi Afghanistan an toàn và có kiểm soát. Cả 2 điều đó đều không thành hiện thực.
Siêu bão đe dọa nước Mỹ
Trong khi đó, bão Ida vẫn là ẩn số. CNN cho biết những bài báo họ viết cách đây 16 năm có một sự trùng hợp đáng kinh ngạc với những gì được dùng để miêu tả tình hình hiện nay: "New Orleans chuẩn bị cho cơn bão quá vật". Khi Ida đổ bộ vào miền nam Louisiana ngày 29/8 theo giờ địa phương, sức gió lên tới 240 km/h. Nó đã khơi lại ký ức về nỗi sợ hãi và sự hỗn loạn bao trùm khi Katrina đổ bộ.
Hiện tại, sân bay New Orleans đã phải dừng toàn bộ các chuyến bay. Cả thành phố chìm trong cảnh tăm tối vì mất điện. Cảnh sát cũng phải nhắc nhở mọi người rằng khả năng ứng phó trong trường hợp khẩn cấp sẽ "cực kỳ hạn chế trong điều kiện thời tiết này".
Hình ảnh ở Lake Pontchartrain ngay trước khi siêu bão Ida đổ bộ vào New Orlanes. Đúng ngày này 16 năm trước, siêu bão Katrina đổ bộ và tàn phá khu vực.
Ở New Orleans, thời tiết bắt đầu xấu đi vào chiều Chủ nhật. Blaze D'Amico, một sinh viên trường Luật Tulane, chứng kiến một bức tường trong ngôi nhà của cô ở ngoại ô Metairie bị hư hại bởi gió lớn. Những vết nứt lan ra nhanh chóng, khiến gió rít một cách đáng sợ hơn mỗi khi thổi qua những cái khe.
Khi cơn bão tiến sâu hơn vào khu vực Big Easy, ký ức về Katrina càng trở nên rõ ràng hơn. Tuy nhiên, không phải mọi người dân đều chạy trốn nó. Stuart Cranner, một người gốc New Orleans, đã không sơ tán như những gì ông lựa chọn khi bão Katrina đổ bộ. Ông cho biết mình cảm thấy "an toàn hơn" bởi thành phố đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng.
Kể từ sau khi bão Katrina quét qua, hệ thống đê điều và kiểm soát nước ở New Orleans đã được cải thiện. Các máy bơm được nâng cấp với hệ thống máy phát điện dự phòng và các bức tường ngăn nước di động được bố trí trên những con kênh chính, giúp ngăn nước tràn vào thành phố khi triều cường.
Ngoài ra, lượng nước dâng do bão Ida được dự báo nhỏ hơn so với bão Katrina, chỉ bằng khoảng 1 nửa so với thảm kịch 16 năm trước. Tuy nhiên, không phải vì thế mà Ida bớt đi sự nguy hiểm. Cơn bão đổ bộ khi hệ thống y tế của Louisiana đang rơi vào khủng hoảng , với các bệnh viện tràn ngập bệnh nhân mắc Covid-19.
Ngoài ra, sự không chắc chắn cũng khiến nhiều người chạy khỏi thành phố. Không ai biết bão Ida sẽ gây thiệt hại như thế nào nhưng có một điều chắc chắn rằng không ai muốn nhìn thấy thảm kịch năm 2005 trở lại.