Nỗi buồn của các nữ VĐV gốc Á tại Olympic Bắc Kinh: Tán dương nơi quốc tế, kỳ thị ở quê hương

17/02/2022 10:33
Suốt 2 kỳ Olympic gần nhất được tổ chức tại các quốc gia châu Á, những nữ VĐV gốc Á đã phải đối mặt với tiêu chuẩn kép rất gay gắt. Họ được tôn vinh trên đấu trường quốc tế nhờ tài năng và... tiềm năng đạt huy chương của mình, nhưng phải chịu cảnh phân biệt chủng tộc ở quê hương.

Một trong những sự kiện thể thao quốc tế danh giá nhất thế giới, nơi quy tụ những VĐV hàng đầu của nhiều quốc gia đến tranh tài, lại lộ ra một thực tế tàn nhẫn mà nhiều nữ VĐV gốc Á phải đối mặt: họ sẽ chỉ được nhìn nhận nếu thực sự đạt được thành quả.

"Nó như thể phụ nữ Mỹ gốc Á không thể chiến thắng vậy," - tác giả Jeff Yang, một nhà phân tích văn hóa nhận định. "Từ VĐV cho đến phụ nữ Mỹ gốc Á nói chung ở nhiều lĩnh vực khác, họ chỉ được nhìn nhận nếu thực sự đem lại điều gì đó, hoặc ngược lại sẽ bị gạt bỏ."

Nỗi buồn của các nữ VĐV gốc Á tại Olympic Bắc Kinh: Tán dương nơi quốc tế, kỳ thị ở quê hương - Ảnh 1.

Cốc Ái Lăng (Eileen Gu) - VĐV trượt tuyết người Mỹ gốc Á thi đấu cho Trung Quốc

Không có thành tích, bạn chẳng là gì

Vấn đề trở nên nổi bật hơn tại Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh 2022 - kỳ Olympic thứ 3 được tổ chức tại châu Á, và là sự kiện thứ 2 trong thời kỳ Covid-19. Một phần cũng bởi làn sóng thù địch nhắm đến cộng đồng người gốc Á đang gia tăng.

Chloe Kim - VĐV trượt ván của tuyển Mỹ và "công chúa tuyết" Cốc Ái Lăng (Eileen Gu) - VĐV trượt tuyết tự do của Trung Quốc là những cái tên mới nhất nằm trong danh sách người gốc Á được xem là "It Girls" (có thể hiểu là những VĐV nữ nổi bật của giải) tại Olympic Bắc Kinh, "chung mâm" với Kristi Yamaguchi và Michelle Kwan.

Nỗi buồn của các nữ VĐV gốc Á tại Olympic Bắc Kinh: Tán dương nơi quốc tế, kỳ thị ở quê hương - Ảnh 2.

Chloe Kim - VĐV trượt ván của tuyển Mỹ

Khi Kim và Cốc Ái Lăng kiếm được huy chương vàng tại Bắc Kinh, tài năng và sự chuyên nghiệp của họ đã giúp cả hai được đón nhận, chiếm trọn các mặt báo và trở thành những gương mặt đại diện phát ngôn cho các nữ VĐV trẻ tại Olympic. Trong khi đó, những VĐV gốc Á khác như Karen Chen và Alysa Liu của tuyển Mỹ, hay Chu Dịch (Zhu Yi) của tuyển Trung Quốc, dù được đội tuyển lăng xê và nâng đỡ nhưng lại phải chịu những chỉ trích cực lớn từ người hâm mộ.

Đơn cử là Chu Dịch. VĐV trượt băng người Mỹ gốc Trung đã bị cộng đồng mạng bới móc và nhạo báng sau cú ngã trên sàn trượt. Họ cho rằng đó là những gì cô xứng đáng phải nhận khi từ bỏ quốc tịch Mỹ để thi đấu cho Trung Quốc. Một số khác thì phẫn nộ vì cô đã "cướp" vị trí thi đấu của những VĐV Trung Quốc "đích thực".

Nỗi buồn của các nữ VĐV gốc Á tại Olympic Bắc Kinh: Tán dương nơi quốc tế, kỳ thị ở quê hương - Ảnh 3.

Và đây là Chu Dịch - nữ VĐV trượt băng người Mỹ gốc Trung bật khóc khi bị ngã trên sàn trượt

Nhưng thậm chí ngay cả những người chiến thắng cũng chẳng cảm nhận được nó một cách trọn vẹn.

Nạn thù địch với người gốc Á

Kim, người giành huy chương vàng tại Olympic Bắc Kinh và Pyeongchang tiết lộ mỗi ngày cô như bị tra tấn trên mạng vậy. Cô cho biết mình luôn lo sợ rằng cha mẹ có thể sẽ bị giết mỗi khi nghe thấy bản tin về một vụ tấn công người gốc Á ở Mỹ.

Trong giai đoạn từ tháng 3/2020 đến tháng 9/2021, có hơn 10.000 vụ án liên quan đến nạn thù địch người gốc Á - từ khiêu khích, gây hấn cho đến bạo lực, theo số liệu từ tổ chức theo dõi Á Stop AAPI Hate.

"Trải nghiệm về sự thù ghét rất đáng sợ, có thể gây ảnh hưởng mạnh đến tinh thần," - theo Cynthia Choi, đồng sáng lập tổ chức cho biết. "Olympic tổ chức 3 lần liên tiếp tại các nước châu Á là một yếu tố rất quan trọng. Do đó, việc để các VĐV gốc Á đại diện cho nước Mỹ góp mặt còn đặc biệt hơn cả tính biểu tượng."

Nỗi buồn của các nữ VĐV gốc Á tại Olympic Bắc Kinh: Tán dương nơi quốc tế, kỳ thị ở quê hương - Ảnh 4.

Dù là một tên tuổi lớn, VĐV trẻ Cốc Ái Lăng vẫn phải chịu đựng sự phân biệt mỗi ngày

Người Mỹ gốc Á và tại khu vực các đảo quốc Thái Bình Dương đã phải chịu đựng nạn phân biệt chủng tộc theo nhiều hình thức, từ phỉ báng cho đến tấn công chết người suốt 2 năm qua, do ảnh hưởng từ dịch bệnh. Nguyên nhân của sự thù ghét này đến từ việc ca nhiễm đầu tiên được phát hiện là ở Vũ Hán - Trung Quốc.

Như Cốc Ái Lăng, cô cho biết bản thân chưa bao giờ thấy sợ hãi như lúc có người đàn ông đến trước mặt cô, mang theo một tràng đả kích về việc Covid có nguồn gốc từ Trung Quốc. VĐV trẻ tuổi kiêm người mẫu thời trang còn bị chỉ trích rất nhiều khi chuyển từ tuyển Mỹ sang thi đấu cho quê hương. Một số người cho rằng cô là một kẻ phản bội, vì sinh ra và lớn lên tại Mỹ.

Những lời lẽ đầy phân biệt này đã bị truyền thông lên án đả kích. Phil Yu - người vận hành blog nổi tiếng Angry Asian Man đã viết một cách đầy mỉa mai: "Hóa ra là 'biến về nước' thôi chứ không phải 'biến về nước và giành huy chương vàng'."

Nỗi buồn của các nữ VĐV gốc Á tại Olympic Bắc Kinh: Tán dương nơi quốc tế, kỳ thị ở quê hương - Ảnh 5.

Golfer gốc Hàn Danielle Kang cho biết đã phải chiến đấu với nạn phân biệt chủng tộc từ nhỏ

Trên thực tế, cái gọi là "tiêu chuẩn kép" dành cho các nữ VĐV gốc Á không chỉ giới hạn ở Olympic mùa Đông năm nay. Tháng 10/2021, Sunisa Lee - VĐV thể dục người Mỹ gốc Hmong cho biết cô đã bị xịt hơi cay bởi một kẻ phỉ báng chủng tộc. Khi đó, cô đang đứng cùng một nhóm bạn bè gốc Á tại Los Angeles để ghi hình cho một chương trình truyền hình.

Những tên tuổi kém nổi tiếng tại Olympic mùa hè Tokyo, như golfer gốc Hàn Danielle Kang hoặc võ sĩ karate gốc Nhật Sakura Kokumai cũng có trải nghiệm bị thù ghét. Kang cho biết cô đã phải chiến đấu với nạn phân biệt chủng tộc từ rất lâu rồi.

"Tôi bị bảo là phải biến về Trung Quốc. Nhưng thật không hiểu sao họ nghĩ Trung Quốc là đất nước châu Á duy nhất," - Kang thắc mắc. "Tôi còn bị hỏi rằng 'Cô có ăn thịt chó không?' Nói chung cũng không có gì lạ. Tuy nhiên chuyện bạo lực thì rất mệt mỏi. Có điều bạo lực thì vốn tồn tại ở khắp nơi, bản thân tôi cũng từng phải đánh đấm rồi. Tôi lớn lên như thế đó."

Nỗi buồn của các nữ VĐV gốc Á tại Olympic Bắc Kinh: Tán dương nơi quốc tế, kỳ thị ở quê hương - Ảnh 6.

Sunisa Lee trong vòng tung hô của đám đông khi giành được huy chương vàng tại Olympic Tokyo

Kokumai thì tức giận khi phát hiện gã đàn ông từng quấy rối cô vào tháng 4/2021 với những lời lẽ phân biệt cũng là kẻ đã tấn công một cặp vợ chồng già người gốc Á. Nhưng đau đớn hơn cả là sự im lặng của các đồng nghiệp khi trình báo vụ việc. Huấn luyện viên người Nhật Bản là người đầu tiên gọi cho cô, trước khi các thành viên khác trong đội làm theo.

Tháng 7/2021, Lee trở thành một hiện tượng khi giành huy chương vàng tại Olympic Tokyo và một huy chương đồng. Nhưng Theo Sung Yeon Choimorrow, giám đốc điều hành diễn đàn Phụ nữ Mỹ gốc Á Thái Bình Dương, cô cảm thấy khá mâu thuẫn khi thấy Lee tiến đến đỉnh cao, trong khi cộng đồng người Hmong ở nước ngoài bị gạt ra ngoài lề xã hội.

"Tôi vật lộn với ý nghĩ rằng chúng ta chỉ là 'người Mỹ' khi và chỉ khi trở nên xuất sắc và giành được huy chương," - Choimorrow nói một cách chua chát.

Nguồn: SCMP

https://kenh14.vn/noi-buon-cua-cac-nu-vdv-goc-a-tai-olympic-bac-kinh-tan-duong-noi-quoc-te-ky-thi-o-que-huong-20220216203557597.chn

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
24 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
7 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
20 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
55 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
16 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.