“Nội chiến” ở Vinaconex: Kiến nghị Toà huỷ quyết định, đòi bồi thường 1.200 tỷ cho cổ đông

29/03/2019 08:21
Nội chiến ở Vinaconex, nhóm quyền lực nắm quyền yêu cầu Toà huỷ bỏ quyết định, bồi thường thiệt hại 1.200 tỷ cổ phiếu giảm...

Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, mã VCG) vừa có công bố liên quan quan đến quyết định của Toà án nhân dân quận Đống Đa (Hà Nội).

Theo đó, Vinaconex xác nhận việc Toà án nhân dân quận Đống Đa đã thông báo việc thụ lý việc kinh doanh thương mại và quyết định huỷ bỏ nghị quyết của Đại hội cổ đông theo yêu cầu của Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ, Công ty TNHH Đầu tư Star Invest, ông Nguyễn Quang Trung và Thân Thế Hà.

Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án nhân dân quận Đống Đa buộc Vinaconex tạm dừng Nghị quyết Đại hội cổ đông bất thường ngày 11/1/2019. Quyết định có hiệu lực ngay và được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

Vinaconex cho biết nhận được thông tin ngày 28/3 đã có văn bản khiếu nại gửi Chánh án Toà án Nhân dân quận Đống Đa kiến nghị huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời này. Đồng thời yêu cầu các bên có liên quan bồi thường toàn bộ thiệt hại cho Vinaconex và các cổ đông của Vinaconex đối với các tổn thất do ảnh hưởng tiêu cực từ việc thực hiện Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Phản ứng gay gắt với thông tin này, trên sàn, cổ phiếu VCG phiên 28/3 giảm sàn tới gần 10% xuống 25.700 đồng/cổ phiếu. Thanh khoản VCG tăng lên gần 5 triệu đơn vị. Vốn hoá Vinaconex bốc hơi 1.234 tỷ đồng.

Trước đó, Tòa án Nhân dân quận Đống Đa có quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời với kết quả bầu Hội đồng quản trị và Ban kiểm sát tại Vinaconex.

Theo quyết định của Toà án, Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ và Công ty TNHH Đầu tư Star Invest - hai cổ đông lớn lần lượt nắm 21,28% và 7,57% tại Vinaconex đã có yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội Đồng cổ đông bất thường ngày 11/1/2019, đến khi có bản án, quyết định của Tòa án.

Toà án nhân dân quận Đống Đa cho biết đã xem xét các chứng cứ tài liệu liên quan, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu của cổ đông Vinaconex và đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, Toà quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tạm dừng thực hiện nghị quyết đại hội đồng cổ đông bất thường nói trên, bao gồm tờ trình về việc bầu cử thành viên Hội đồng Quản trị và Ban kiểm soát của công ty. Quyết định có hiệu lực từ 27/3/2019.

Với diễn biến này, giữa nội bộ cổ đông của Vinaconex đang có sự xung đột lợi ích, đó là giữa Cường Vũ, Star Invest với nhóm An Quý Hưng.

Ngày 1/11/2019, Đại hội cổ đông bất thường của Vinaconex đã tiến hành miễn nhiệm và bầu cử thành viên Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát. Đây là phiên họp đầu tiên kể từ sau thương vụ nhà nước bán vốn thu về gần 10.000 tỷ cuối năm 2018.

Theo đó, cổ đông của Vinaconex có thay đổi như sau: An Quý Hưng nắm 57,71% vốn, Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ giữ 21,3% vốn và Đầu tư Star Invest nắm 7,57% vốn. Ba cổ đông lớn này nắm hơn 87% vốn của Vinaconex.

Đại hội đã thống nhất thông qua đơn từ nhiệm của 7 thành viên Hội đồng quản trị gồm ông Nguyễn Đức Chi, ông Đỗ Trọng Quỳnh, ông Trần Tuấn Anh, ông Nguyễn Anh Tùng, ông Phạm Văn Hải, ông Lê Đăng Dũng, bà Nghiêm Phương Nhi.

Đồng thời 5 thành viên Ban Kiểm soát cũng bày tỏ ý nguyện từ nhiệm và được thông qua là ông Đặng Thanh Tuấn, bà Kiều Bích Hoa, ông Vũ Hồng Tuấn, bà Nguyễn Thị Quỳnh Trang và ông Bùi Anh Vũ.

Về hội đồng quản trị, cổ đông nhất trí bầu ông Đào Ngọc Thanh được làm Chủ tịch Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2017-2022. Các thành viên khác gồm ông Thân Thế Hà, Nguyễn Quang Trung, Nguyễn Xuân Đông, Dương Văn Mậu, Bùi Tuấn Anh, Nguyễn Hữu Tới.

Ban kiểm soát gồm ông Trần Trung Dũng, ông Nguyễn Xuân Đại, ông Vụ Văn Mạnh, ông Chu Quang Minh, bà Trần Thị Kim Oanh.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
3 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
3 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
2 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
2 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.