Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật Viên chức đã được thông qua và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1-7-2020.
Theo đó, sẽ có nhiều chính sách mới tác động trực tiếp đến mọi cán bộ, công chức, viên chức từ năm 2020.
3 trường hợp hưởng "viên chức suốt đời"
Luật cán bộ công chức và luật viên chức sửa đổi 2019 đã sửa đổi, bổ sung một nội dung quan trọng tại Điều 25 Luật viên chức 2010, cụ thể luật này quy định hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng (thay vì từ đủ 12 tháng đến 36 tháng). Đáng chú ý nhất là hợp đồng này áp dụng đối với người được tuyển dụng làm viên chức kể từ ngày 1-7-2020, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này.
Như vậy có nghĩa là từ ngày 1-7-2020 sẽ không còn trường hợp viên chức thực hiện xong hợp đồng làm việc xác định thời hạn được mặc nhiên chuyển sang hợp đồng làm việc không xác định thời hạn nữa, mà thay vào đó viên chức sẽ phải ký hợp đồng làm việc có thời hạn và tất cả các trường hợp viên chức chưa thực hiện hợp đồng làm việc không xác định thời hạn phải ký kết hợp đồng xác định thời hạn.
Hướng dẫn thủ tục BHXH tại BHXH TP HCM |
Tuy nhiên, viên chức sau khi xong hợp đồng làm việc xác định thời hạn sẽ được ký kết hợp đồng làm việc không xác định thời hạn khi thuộc một trong 03 trường hợp sau đây:
- Viên chức được tuyển dụng trước ngày 1-7-2020.
Bổ sung thêm hình thức thực hiện nâng ngạch đối với công chức
Cụ thể, theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức sửa đổi 2019 sửa đổi, bổ sung Điều 44 Luật cán bộ, công chức 2008 , việc nâng ngạch công chức phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị và được thực hiện thông qua thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch.
Như vậy, Luật sửa đổi đã bổ sung thêm hình thức xét nâng ngạch bên cạnh hình thức thi nâng ngạch so với quy định hiện hành tại Luật cán bộ, công chức 2008 .
Nới lỏng điều kiện giải quyết nghỉ hưu đối với viên chức
Cụ thể, theo Khoản 8 Điều 2 Luật này sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 56 Luật viên chức 2010 , viên chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử thì không được bổ nhiệm, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng hoặc thôi việc. Điều này đồng nghĩa với việc vẫn sẽ giải quyết chế độ nghỉ hưu cho viên chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật. (theo quy định hiện hành thì sẽ không giải quyết nghỉ hưu cho những đối tượng này). Như vậy, có thể thấy, Luật sửa đổi đã nới lỏng điều kiện giải quyết nghỉ hưu đối với viên chức so với quy định hiện hành tại Luật viên chức 2010 .
- Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 58 của Luật viên chức 2010 (tức là đối tượng viên chức được tiếp nhận, bổ nhiệm vào vị trí việc làm được pháp luật quy định là công chức thì quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm đồng thời là quyết định tuyển dụng);
- Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Cán bộ, công chức sau khi nghỉ việc, nghỉ hưu vẫn có thể bị xử lý kỷ luật
Cụ thể, theo Khoản 18 Điều 1 Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức sửa đổi 2019 sửa đổi, bổ sung Điều 84 Luật cán bộ, công chức 2008 thì mọi hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng, người có hành vi vi phạm có thể bị xử lý hình sự, hành chính hoặc xử lý kỷ luật. Cán bộ, công chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm gắn với hệ quả pháp lý tương ứng với hình thức xử lý kỷ luật.
Như vậy, kể từ ngày 1-7-2020, cán bộ, công chức mặc dù đã nghỉ hưu nhưng nếu có hành vi vi phạm trước đó vẫn sẽ bị xử lý kỷ luật theo một trong 03 hình thức nêu trên.
(Theo NLĐ)