Nới lỏng giá trần vé máy bay để giải áp lực cho hàng không?

16/07/2022 14:05
Trong bối cảnh giá nhiên liệu bay tăng phi mã và ảnh hưởng đến đà phục hồi của ngành hàng không, việc nới hay gỡ bỏ giá trần vé máy bay là tâm điểm đang được chú ý.

Áp lực giá nhiên liệu

Cục Hàng không Việt Nam mới đây có công văn gửi Bộ GTVT báo cáo về việc rà soát tiết giảm chi phí, đề xuất các giải pháp về giảm chi phí cho ngành hàng không, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng không.

Liên quan đến việc điều chỉnh tăng mức tối đa khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách nội địa, Cục Hàng không đề xuất điều chỉnh mức trần khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách nội địa về mức quy định thời điểm năm 2014 (tăng trung bình 3,75% so với khung giá quy định hiện hành).

Đây là lần thứ ba trong 3 tháng qua Cục Hàng không Việt Nam đưa ra đề xuất này nhằm tìm kiếm giải pháp tháo gỡ khó khăn sau khi nhận được báo cáo của các đơn vị cung cấp xăng dầu và các hãng hàng không về sức ép chi phí giá nhiên liệu tăng cao. Theo thống kê của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) ngày 1/7/2022, giá nhiên liệu Jet A1 khu vực châu Á đã lên tới 153,59 USD/thùng và dự báo giá bình quân năm nay đạt mức 143,4 USD/thùng.

Khủng hoảng của ngành hàng không đã không còn dừng lại ở nguyên nhân do thị trường sụt giảm mà đang trầm trọng thêm bởi cú sốc giá nhiên liệu đến từ cuộc chiến giữa Nga - Ukraine. Rủi ro giá nhiên liệu năm 2022 được dự tính là rất lớn đối với ngành hàng không.

Trước diễn biến của giá dầu, Cục Hàng không giả định rằng tỷ trọng chi phí nhiên liệu chiếm 39,5% tổng chi phí và yếu tố chi phí khác không biến động, thì chi phí nhiên liệu tháng 7/2022 của các hãng tăng 92,91% so với tháng 12/2014 và tăng 114,93% so với tháng 9/2015. Theo đó, tác động của giá nhiên liệu không ngừng tăng cao làm tổng chi phí tăng lần lượt 39,61% và 46,5% so với hai giai đoạn kể trên.

Thống kê cho thấy, chi phí nhiên liệu bay của Vietnam Airlines trong quý I đã chiếm hơn 30% chi phí hoạt động và dự kiến còn tăng sốc trước xu thế tăng giá xăng dầu thế giới. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến các các tổ chức nghiên cứu đưa ra dự báo quá trình phục hồi của ngành hàng không còn gặp nhiều trắc trở.

Còn theo đại diện Bamboo Airways, tỷ trọng chi phí nhiên liệu bình quân của hãng tại thời điểm tháng 12/2021 là 34% tổng chi phí khai thác một chuyến bay nhưng đến tháng 3/2022 đã tăng vọt lên mức 50%.

Với đặc thù của ngành hành không là thực hiện cơ chế giá vé linh hoạt, với nhiều dải giá từ mức thấp đến cao tùy thuộc điều kiện vé, thời điểm xuất vé và điều kiện thị trường, Cục Hàng không cho rằng đề xuất điều chỉnh mức trần khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách nội địa là phù hợp.

“Với mức giá dầu Jet A1 và trần giá vé như hiện nay, không hãng hàng không nào cân đối được chi phí, kể cả các hãng hoạt động theo mô hình chi phí thấp”, ông Phạm Văn Hảo, Phó cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết.

Trợ lực cho các hãng hàng không

Quy định về giá trần máy bay được Bộ GTVT ban hành trong Thông tư số 17 năm 2019, với mức tối đa giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa tiếp tục được giữ nguyên theo mức quy định năm 2015.

Theo các doanh nghiệp, mức giá trần này không còn phù hợp. Ông Lê Hồng Hà, Tổng giám đốc Vietnam Airlines cho rằng Thông tư 17 được xây dựng trên cơ sở giá nhiên liệu bay chỉ khoảng 80 USD/thùng. Bối cảnh hiện nay đã khác, khi nền kinh tế đang trong quá trình phục hồi sau giai đoạn dịch bệnh và những bất ổn từ xung đột Nga – Ukraine đã tác động đến giá tăng máy bay Jet A1, khiến giá tăng vọt lên mức 160 – 170 USD/thùng, có thời điểm hơn 200 USD/thùng.

“Cần nới giá trần để phản ánh thị trường vận tải hàng không nội địa có tính cạnh tranh, giá vé được điều tiết bởi chính các hãng tham gia khai thác. Việc nới khung giá cũng giúp Vietnam Airlines có thêm nguồn thu từ những khách có khả năng chi trả”, ông Lê Hồng Hà phân tích.

Về vấn đề này, đại diện Bamboo Airways cho rằng một ngành dịch vụ cao cấp như hàng không không nên bị khống chế bởi giá trần. Thay vào đó, việc điều hành giá nên tuân theo cơ chế thị trường để các hãng có thêm lựa chọn trong hoạt động kinh doanh.

Đại diện Vietjet Air cũng đồng quan điểm ủng hộ đề xuất nâng giá vé trần phù hợp với mức giá xăng dầu hiện nay.

Tại Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022 của Bộ GTVT, ông Đinh Việt Thắng-Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam nhận định, các hãng dù đã khôi phục được nhiều đường bay và giải quyết được vấn đề dòng tiền, song giá nhiên liệu theo thang chóng mặt khiến doanh thu vẫn chưa bù đắp được chi phí. Ước tính các hãng vẫn gánh lỗ gần 100 tỷ/tháng. Do đó, bên cạnh nỗ lực tự thân của doanh nghiệp, Cục Hàng không kiến nghị đề xuất từng bước nới lỏng giá trần để các hãng linh hoạt giá vé hơn trong thời gian tới.

Trước lo ngại việc điều chỉnh mức giá trần đồng nghĩa với tăng giá vé máy bay đồng loạt, các hãng bay cho rằng cơ chế này sẽ chỉ hỗ trợ linh hoạt nhằm giãn biên độ dải vé phù hợp với thị trường, đồng thời giúp hãng chủ động có những điều chỉnh kịp thời khi giá nhiên liệu biến động.

Nhiều chuyên gia hàng không cũng đồng tình với đề xuất nới lỏng cơ chế giá trần nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bứt tốc phục hồi về mức trước dịch. PGS.TS Nguyễn Thiện Tống đánh giá nên bỏ hẳn cơ chế giá trần vốn đã trở nên lạc hậu.

Trước câu hỏi về thế độc quyền nhóm và nâng giá vé, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống cho rằng nên áp dụng quy định pháp luật để quản lý vấn đề này thay vì cơ chế giá trần.

“Nếu sau khi bỏ giá trần mà giá vé tăng cao một cách vô lý thì hành khách sẽ chọn di chuyển bằng cách khác, hoặc đi du lịch ở nơi khác”, ông Tống nói.

Cùng quan điểm, các chuyên gia kinh tế cho rằng, giải pháp hỗ trợ phục hồi ngành hàng không cần sớm được triển khai đủ liều lượng cả về tài chính và tiền tệ. Theo đó, nhà nước cần tiếp tục chính sách giảm thuế, phí cho các hãng hàng không và thực hiện chính sách hỗ trợ cơ cấu nợ vay, giảm lãi suất vay, miễn giảm các khoản vay bảo lãnh chính phủ cho những doanh nghiệp hàng không gặp khó khăn.

Chính sách cấp bù lãi suất 2% mà doanh nghiệp hàng không là một trong những đối tượng được thụ hưởng trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội cần sớm được có hướng dẫn cụ thể để triển khai vào cuộc sống.

Để tạo tiền đề cho sự phục hồi và phát triển trong tương lai, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất Bộ GTVT tiếp tục ban hành chính sách giảm 50% giá dịch vụ hạ cất cánh tàu bay đối với các chuyến bay nội địa và áp dụng mức giá tối thiểu 0 đồng đối với các dịch vụ chuyên ngành hàng không thuộc danh mục Nhà nước quy định khung giá từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 31/12/2022./.

Tin mới

Honda đưa siêu phẩm côn tay mạnh bậc nhất phân khúc về thị trường 'hàng xóm' Việt Nam: Thiết kế hầm hố, nâng cấp loạt trang bị xịn xò
6 giờ trước
Tân binh côn tay của Honda sở hữu nhiều công nghệ hiện đại, động cơ mạnh mẽ.
'Tân binh côn tay' giá 23 triệu gây sốt khi vừa ra mắt: Thiết kế chất chơi, bình xăng lớn hơn Honda Lead
6 giờ trước
Mẫu xe máy mini này đang "làm mưa làm gió" trên thị trường nhờ thiết kế retro và kiểu dáng nhỏ gọn, đặc biệt được lòng giới trẻ.
[Trên Ghế 44] Lên số nào xuống số đó, nhớ taluy dương và những điều cần biết khi đổ đèo
6 giờ trước
Khi đi đường đèo núi, người lái cần nhớ những quy tắc căn bản như lên số nào xuống số đó, không rà phanh liên tục, xác định phía taluy dương… đặc biệt tuân thủ đúng luật giao thông khi cần đi đúng làn đường của mình.
Hãng pin xe điện lớn nhất Châu Âu phá sản vì Trung Quốc: Giấc mơ hồi sinh vị thế ngành ô tô của Phương Tây liệu có sụp đổ?
5 giờ trước
Đầu năm nay, Northvolt đã nhận được 5 tỷ USD tài trợ từ Châu Âu, khoản vay lớn nhất cho ngành công nghiệp công nghệ xanh, nhưng như vậy vẫn chưa đủ.
Mạnh dạn đầu tư nuôi loài "siêu to khổng lồ", anh nông dân nhẹ nhàng lãi 2 tỷ đồng
4 giờ trước
Nuôi loài "siêu to khổng lồ" trong bể rộng lớn, một anh nông dân Bạc Liêu thu lãi gần 2 tỷ đồng/năm.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.910.972 VNĐ / thùng

75.17 USD / bbl

1.27 %

+ 0.94

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.797.335 VNĐ / thùng

70.70 USD / bbl

1.33 %

+ 0.93

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.155.363 VNĐ / m3

3.13 USD / mmbtu

6.29 %

- 0.21

Than đá

COAL

3.597.213 VNĐ / tấn

141.50 USD / mt

0.00 %

- 0.00

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Giá xăng dầu hôm nay 24/11: Dầu thô thế giới nhích tăng, giá xăng dầu trong nước tăng trở lại
13 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 24/11, thị trường dầu thô thế giới đóng cửa hai ngày cuối tuần. Tuy nhiên, giá dầu thô thế giới có xu hướng tăng mạnh trở lại.
Từng hứa hẹn trở thành cứu tinh khí đốt cho châu Âu, quốc gia này bất ngờ ‘quay xe’ tìm đến Mỹ để nhập hàng giá rẻ, sản lượng trong nước liên tục thiếu hụt
13 giờ trước
Từ một nguồn cung tin cậy cho EU, quốc gia này đã trở thành nhà nhập khẩu ròng LNG.
Giá xăng dầu hôm nay 23/11: Bứt tốc cho tuần leo đỉnh
1 ngày trước
Giá xăng dầu hôm nay 23/11, thị trường dầu thô thế giới đóng cửa hai ngày cuối tuần song giá chốt phiên hôm qua 22/11 đã bật tăng trở lại mạnh mẽ. Dầu WTI và Brent đều bật tăng từ 0,8 USD đến 1,1 USD/thùng so với phiên trước.
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
1 ngày trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.