Nới lỏng tiền tệ và vốn trực chiến “thất nghiệp” kéo dài

03/08/2020 07:32
Thời điểm này năm ngoái thì Ngân hàng Nhà nước đang phải cấp tập hút bớt tiền về.

Đến cuối tuần qua, phần lớn các ngân hàng thương mại (NHTM) đã công bố báo cáo tài chính quý II/2020.

Gắn với chuyển động tạo tiền từ Ngân hàng Nhà nước hay không, có một khoản mục trên báo cáo của các ngân hàng được chú ý, đặc biệt ở khối NHTM nhà nước (Vietcombank, BIDV, VietinBank, và Agribank - chưa công bố báo cáo tài chính quý II/2020). Đó là khoản mục vay Ngân hàng Nhà nước theo hồ sơ tín dụng.

Khoản mục này được chú ý, vì nó tạo thêm nguồn cho hệ thống để đi vào thị trường. Ví như vừa qua, gợi mở đặt ra: Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét tái cấp vốn các dự án trọng điểm để hỗ trợ kích thích kinh tế.

Thông thường, đầu mối tài trợ các dự án trọng điểm là nhóm "big 4" nói trên. Khoản mục vay theo hồ sơ tín dụng cũng chủ yếu có mặt ở báo cáo tài chính nhóm này. Tuy nhiên, theo khảo sát của BizLIVE, tình hình hầu như chưa có sự thay đổi nào, nhà điều hành chưa bơm thêm nguồn qua cửa sổ này nửa đầu năm nay.

Như tại Vietcombank, số dư vay theo hồ sơ tín dụng thậm chí giảm nhẹ còn 2.034 tỷ đồng vào tháng 6/2020 so với 2.263 tỷ đồng cuối 2019; tại VietinBank tương tự cũng giảm từ 2.609 tỷ đồng xuống 2.285 tỷ đồng. Riêng tại BIDV có số dư lớn hơn, không phân tách cụ thể vay theo hồ sơ tín dụng hoặc cầm cố giấy tờ có giá (trong kỳ trên thị trường mở không phát sinh món lớn còn lưu hành nói chung), nhưng cũng giảm nhẹ từ 9.761 tỷ đồng xuống 9.154 tỷ đồng.

Còn ở kênh khác, hoạt động bơm vốn qua thị trường mở (OMO) của Ngân hàng Nhà nước cho đến nay vẫn ghi nhận bằng 0. Nói cách khác, nguồn vốn trực chiến trong hỗ trợ hệ thống từ nhà điều hành đang "thất nghiệp" kéo dài.

Trong điều tiết nguồn, qua OMO, Ngân hàng Nhà nước thường trực tổ chức chào thầu mua - bán giấy tờ có giá để cân đối hoặc hỗ trợ thanh khoản ngắn hạn cho hệ thống. Nguồn tiền bơm ở đây theo đó mang tính ngắn hạn, thường chỉ 7 - 14 ngày, cá biệt một vài thời điểm trước đây lên gần 1 tháng.

Tuy nhiên, sau đợt bơm ròng khối lượng lớn và liên tiếp từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4/2020, nguồn hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà nước qua OMO từ đó đến nay gần như trống hoàn toàn, kể cả sau khi lãi suất ở đây đã giảm sâu. Mặc dù nhà điều hành hàng ngày vẫn trực chiến chào cung 1.000 tỷ đồng, nhưng hầu như không phát sinh giao dịch; gần nhất chỉ vỏn vẹn hơn 6 tỷ đồng phát sinh và đã trả lại Ngân hàng Nhà nước hơn một tuần trước.

Trạng thái "thất nghiệp" kéo dài của vốn hỗ trợ thanh khoản từ Ngân hàng Nhà nước phản ánh cân đối vốn của hệ thống tự đảm bảo, trong khi đó nguồn cung trên thị trường liên ngân hàng dồi dào với lãi suất - chi phí tiếp cận thấp hơn nhiều.

Theo đó, giá trị của việc liên tục giảm lãi suất OMO thời gian qua chưa trực tiếp ngấm vào thị trường hiện nay, nhưng nó mang giá trị tín hiệu và cũng như tạo một mức "trần" áp hờ cho lãi suất liên ngân hàng (trường hợp NHTM khó vay trên liên ngân hàng hoặc phải trả lãi suất cao hơn thì có thể tiếp cận nguồn hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước với lãi suất đã định trên OMO).

Trong chục năm qua, lãi suất OMO là một trong những điểm có tính cố định lớn nhất. Thị trường ghi nhận phải sau 5 năm Ngân hàng Nhà nước mới có một lần giảm lãi suất này vào tháng 1/2018. Nhưng, trong vòng một năm trở lại đây, lãi suất này đã liên tiếp và giảm mạnh từ 5%/năm xuống còn 3%/năm.

Nới lỏng tiền tệ và vốn trực chiến “thất nghiệp” kéo dài - Ảnh 1.

Như trên, từ giữa tháng 4/2020 đến nay, cũng như sau đợt giảm các lãi suất điều hành vào 13/5, nguồn vốn hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà nước qua OMO "thất nghiệp" kéo dài. Điều này phản ánh cân đối nguồn và thanh khoản của hệ thống tốt.

Nhưng, so với cùng kỳ 2019, có khác biệt lớn.

Tầm này năm ngoái Ngân hàng Nhà nước phải liên tục hút bớt tiền dư thừa trong hệ thống về, qua phát hành tín phiếu với lãi suất 2,75%/năm, quy mô từ 9.000 - 12.000 tỷ đồng/phiên. Diễn biến này gắn với hoạt động mua vào ngoại tệ quy mô lớn, để gạn bớt nguồn tiền cung ứng.

Năm nay, thời điểm này, giá USD trên thị trường liên ngân hàng đã chính thức rơi về mốc 23.175 VND mà Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước yết mua vào. Nếu nhà điều hành tiếp tục mua vào ngoại tệ, lượng tiền VND cung ứng sẽ tiếp tục dồi dào, theo đó nguồn hỗ trợ trên OMO không những "thất nghiệp" mà thậm chí có thể còn phải hút bớt về.

Tuy nhiên, như Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần đặt vấn đề về nới lỏng tiền tệ có kiểm soát, trong tình huống trên có thể Ngân hàng Nhà nước chưa trở lại phát hành tín phiếu để hút bớt tiền về. Nếu vậy, đây cũng là một động thái nới lỏng.

Tuy nhiên, trong năm 2020, với những gì đang thể hiện, chính sách tiền tệ cho thấy sự nới lỏng về cơ chế thay vì nới lỏng về lượng - theo nghĩa bơm thật nhiều tiền ra thị trường.

Cụ thể, cùng với các đợt giảm đồng loạt lãi suất điều hành, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 01 cho phép cơ cấu lại nợ mà không phải chuyển nhóm, tiếp tục xem xét nới rộng phạm vi và thời gian thực hiện cơ chế này.

Cùng đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã đưa khả năng giãn lộ trình siết tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, lùi thêm 6 tháng hoặc một năm.

Thêm nữa, vừa qua một loạt NHTM đã được nới mạnh giới hạn tăng trưởng tín dụng.

Cùng với việc giảm các lãi suất điều hành thời gian qua, việc tạo các cơ chế trên, nới thêm về cơ chế như trên mới là sự nới lỏng, hướng nới lỏng để hỗ trợ nền kinh tế trước tác động của Covid-19, chứ không hẳn nới lỏng theo nghĩa bơm nhiều về lượng ra thị trường.

Tin mới

Sẽ tăng mạnh nhập khẩu điện từ Lào
49 phút trước
Bộ Công Thương sẽ tăng tối đa quy mô nhập khẩu điện từ Lào theo Hiệp định giữa hai Chính phủ
Giá vàng giảm mạnh, nhà đầu tư nên bán hay mua?
48 phút trước
Sau chỉ đạo khẩn của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về việc tăng cường kiểm tra, xử lý tình trạng đầu cơ, thao túng thị trường vàng, giá vàng trong nước giảm mạnh.
Một loại phụ phẩm nông nghiệp sắp được xuất sang Trung Quốc, Việt Nam sản xuất tới 5 triệu tấn mỗi năm
13 phút trước
Trong khi xuất khẩu gạo lên tới hàng triệu tấn mỗi năm thì phụ phẩm từ gạo – cám gạo mới bắt đầu được đẩy mạnh.
Điện thoại Samsung 5G giá rẻ nhất Việt Nam: Vừa lên kệ 1 tháng, thiết kế thời thượng, sức mạnh đáng giá
11 phút trước
Với việc cho ra mắt hàng loạt các dòng điện thoại 5G với mức giá cực rẻ, Samsung tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường smartphone.
Chuyên gia nêu nguyên nhân giá sầu riêng lao dốc
2 giờ trước
Giá sầu riêng liên tục giảm sâu khiến người trồng lo lắng, nhất là vụ thu hoạch đang đến gần.

Tin cùng chuyên mục

Xe xăng gặp khó
17 giờ trước
Các hãng ô tô loay hoay giữa sức ép hàng tồn và sự trỗi dậy của xe điện VinFast
Ứng dụng GapoWork thắng lớn với giải Sao Khuê 2025
19 giờ trước
GapoWork không chỉ được trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 mà còn đạt xếp hạng 5 Sao - mức đánh giá cao nhất, khẳng định đẳng cấp trên thị trường chuyển đổi số doanh nghiệp.
"Món hời" khi mua MacBook Air M4, iPad Air M3 tại Việt Nam
20 giờ trước
Dải sản phẩm mới của Apple như Macbook air hay iapd air đang được giảm giá tốt tại Việt Nam ngay khi lên kệ.
Liên tục bị số lạ nháy máy: Làm ngay điều này để tránh bị thu thập thông tin cá nhân, lừa đảo
21 giờ trước
Nhiều người liên tục gặp phải trường hợp số lạ gọi điện nháy máy chỉ 1-2 giây rồi tắt. Nếu gặp phải trường hợp này, người dùng cần làm gì?