Bà Mạnh Vãn Chu suốt bao nhiêu lâu nay không hề muốn nổi tiếng. Con gái của ông Ren Zhengfei, nhà sáng lập Huawei, một trong những công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc , khởi nghiệp trong vị trí nhân viên lễ tân, sau đó thăng tiến qua các chức vụ trong vòng 25 năm để trở thành giám đốc tài chính (CFO).
Sống trong một văn hóa doanh nghiệp mà nhiều doanh nhân muốn trở thành người nổi tiếng, bà lại rất kín tiếng.
Thế nhưng vào ngày 5/12/2018, “ánh sáng” đã rọi tới bà. Cảnh sát Canada thông báo rằng bà đã bị bắt từ 4 ngày trước đó tại Vancouver khi đang trên đường đến Mexico. Người Canada đã hành động đại diện cho giới chức Mỹ , phía Mỹ cáo buộc rằng bà Mạnh và nhiều nhân viên khác thuộc Huawei đã gian dối trong các vụ việc liên quan đến Iran và muốn dẫn độ bà về Mỹ.
Cả bà Mạnh và Huawei đều từ chối các cáo buộc nói trên. Ngày 11/12/2018, tòa án tại Vancouver đã đồng ý cho phép bà tại ngoại nhưng bà phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau và trưởng đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer đều khăng khăng rằng vụ việc bắt giữ bà Mạnh có thể coi như vụ việc pháp luật thuần túy, nó là một phần trong cuộc điều tra chống lại Huawei và đối tác thương mại của doanh nghiệp này đã diễn ra trong nhiều năm.
Thế nhưng chính trị chắc chắn có vai trò trong vụ bắt giữ này. Trung Quốc đã yêu cầu thả tự do cho bà Mạnh và đe dọa Canada sẽ phải chịu hậu quả nghiêm trọng vì đã thực hiện vụ bắt giữ này. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố sẽ can thiệp vào vụ bắt giữ bà Mạnh nếu điều đó giúp ích cho quá trình đàm phán thương mại với Trung Quốc.
Bao nhiêu lâu nay, Huawei đã không khỏi khiến cho nhiều nước lo sợ. Huawei đã phát triển nhanh chòng từ một công ty nhỏ chuyên sản xuất hàng điện tử thành một công ty sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới. Doanh thu bán hàng của Huawei vào năm 20007 đạt 93,8 tỷ nhân dân tệ tương đương 12,8 tỷ USD thế nhưng đến ngày hôm nay đã lên đến 603 tỷ nhân dân tệ - mức doanh thu bán hàng tương đương với IBM hay Microsoft. Gần đây, Huawei đã vượt qua Apple để trở thành nhà kinh doanh điện thoại thông minh lớn thứ 2 trên thế giới.
Với kế hoạch thống lĩnh thị trường các sản phẩm dành cho mạng viễn thông và cung cấp công nghệ di động thế hệ kế tiếp 5G, Huawei giữ một phần quan trọng trong chương trình “Made in China 2025” nhằm tạo ra những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghệ. Bởi thành công vang dội và tham vọng lớn của Huawei, Huawei luôn nằm ở tâm điểm những lo lắng của phương Tây về vấn đề an ninh quốc gia và tầm ảnh hưởng của kinh tế Trung Quốc.
Con đường lên đỉnh cao của Huawei không hề dễ dàng. Ban đầu, chính phủ Trung Quốc chuộng những doanh nghiệp thuần túy của nhà nước. Huawei khởi nghiệp giống như hàng trăm doanh nghiệp nhỏ khác tại Thâm Quyến. Thế nhưng khi công việc kinh doanh tại nội địa Trung Quốc quá khó khăn, theo phân tích của chuyên gia Dan Wang tại Gavekal Dragonomics - một công ty nghiên cứu, Huawei đã buộc phải phát triển thêm sản phẩm có khả năng cạnh tranh tốt hơn và cố gắng tìm kiếm khách hàng nước ngoài.
Hiện tại, Trung Quốc là thị trường lớn nhất của Huawei. Huawei có nhiều thành công ở nước ngoài. Huawei ký kết hợp đồng phát triển mạng lưới viễn thông tại hàng loạt nước, từ Đan Mạch cho đến Ấn Độ, Huawei thậm chí còn giành được hợp đồng từ nhiều công ty như Ericsson hay Nokia.
Khi mà lượng dữ liệu được xử lý trên hệ thống của Huawei ngày một nhiều và Huawei ngày một thành công, chính phủ nhiều nước ngày một cảm thấy không vui. Không lâu sau khi bà Mạnh bị bắt giữ, quan chức tại Liên minh châu Âu (EU), ông Andrus Ansip, cho biết người ta đã đúng khi lo sợ về Huawei, ông đồng thời cảnh báo về những mã độc được cài vào sản phẩm của Huawei để truyền tải ngược thông tin về Bắc Kinh, hoặc thậm chí cho phép các tin tặc nhà nước Trung Quốc thâm nhập vào hệ thống.
Một số nước, trong đó rất nhiều đồng minh của Mỹ, từ đó đến nay đã không ngừng lo sợ với sự bành trướng của Huawei. Australia đã cấm Huawei bán thiết bị cho các công ty địa phương, chính quyền Đài Loan cũng đưa ra quyết định tương tự. Thậm chí trước khi bà Mạnh bị bắt, đề nghị mua thiết bị viễn thông Huawei của công ty Spark, một công ty viễn thông tại New Zealand, cũng đã bị bác bỏ. Vài ngày sau đó, phía Nhật cũng công bố chính sách mới để cấm Huawei hoạt động bên trong biên giới nước Nhật.
Huawei đã bác bỏ các cáo buộc gián điệp và tuyên bố rằng cho đến nay, Huawei chưa từng bị phát hiện bất kỳ sai phạm nào. Chủ tịch của Huawei tại khu vực Tây Âu, ông Vincent Pang, cho biết Huawei không hề có bất kỳ động lực nào trong việc gián điệp khách hàng của họ. Ông nhấn mạnh Huawei hoạt động tại 170 nước trên thế giới và vì thế nếu hành vi gián điệp bị phát hiện, thị trường của họ sẽ bị hủy hoại.
Một cựu quan chức quốc phòng thuộc chính phủ nước phương Tây thừa nhận rằng thật ra quá khó cho Huawei để chứng minh rằng công ty không gián điệp, bởi ngay cả có làm như vậy cũng không thể dập tắt được sự nghi ngờ bởi họ luôn nói đến xuất thân của nhà sáng lập từ quân đội Trung Quốc, cũng như việc Trung Quốc có luật yêu cầu doanh nghiệp tư nhân hỗ trợ nhà nước nếu cần thiết.
Giống như những gì Edward Snowden từng tiết lộ năm 2013, điệp viên Mỹ cũng không ngại ngần gì việc chỉnh sửa những sản phẩm công nghệ để theo dõi mục tiêu mà họ mong muốn. Và vì vậy cũng không ngạc nhiên gì nếu Trung Quốc không làm vậy.