Nokia vừa có ngày đen tối bậc nhất lịch sử, nguyên do là vì 5G

25/10/2019 14:48
Tự tin vào công nghệ 5G của mình, nhưng lại không chú trọng đầu tư để giảm giá thành, Nokia chứng kiến sự sụt giảm lợi nhuận đột ngột cũng như giá cổ phiếu tụt dốc tồi tệ.

Cổ phiếu Nokia đã có phiên giao dịch tồi tệ nhất từ trước đến nay khi sụt giảm đến gần 25% trong một ngày – sau khi nhà cung cấp thiết bị viễn thông Phần Lan thông báo lợi nhuận đột ngột sụt giảm mạnh trong quý gần đây nhất - giảm đến 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Hơn nữa, với việc cắt giảm triển vọng lợi nhuận đến năm 2020, Nokia cho biết sẽ dừng việc chia cổ tức trong 6 tháng tới.

Nguồn gốc của thảm họa này là gì? 5G.

Nokia vừa có ngày đen tối bậc nhất lịch sử, nguyên do là vì 5G - Ảnh 1.

Cổ phiếu Nokia có ngày sụt giảm tồi tệ nhất từ năm 1991 đến nay.

Theo CEO Nokia, Rajeev Suri, sản xuất các thiết bị phức tạp mới cho việc lắp đặt 5G rất đắt đỏ. Ông cũng viện dẫn ra các khó khăn trong việc tăng giá – đặc biệt ở Trung Quốc, nơi doanh số của họ đang giảm mạnh – cũng như chi phí của việc thâu tóm Alcatel-Lucent, người khổng lồ về thiết bị viễn thông Pháp được Nokia mua lại năm 2016.

Các thách thức mà Nokia nói đến ở trên có nguồn gốc từ việc đi xuống trong hoạt động R&D đối với hệ thống mạng lưới của họ, khi chi tiêu giảm đến 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Các khó khăn đó gói gọn trong bản chất mâu thuẫn giữa sáng tạo và độc quyền doanh nghiệp.

Lời nguyền của những doanh nghiệp độc quyền

Mặc dù gặp khó khăn trong kế hoạch kinh doanh, Nokia vẫn là người thống trị theo đúng nghĩa đen trên thị trường thiết bị viễn thông. Họ chỉ có đối thủ cạnh tranh chính: hãng Ericsson của Thụy Điển và Huawei của Trung Quốc.

Trong tâm trí của nhiều người thiết bị của Huawei có giá rẻ hơn. Và để chiếm lấy thị phần, Ericsson cũng bắt đầu chiết khấu dù muộn màng hơn.

Nokia vừa có ngày đen tối bậc nhất lịch sử, nguyên do là vì 5G - Ảnh 2.

Ông Rajeev Suri, CEO Nokia.

Nhưng không giống như Ericsson, Nokia tự hào vì mình là người có khả năng cung cấp toàn bộ thiết bị đầu cuối và các dịch vụ đi kèm. Trong khi đó, Huawei lại đang bị gạt ra khỏi nhiều thị trường quan trọng do các mối quan hệ đáng ngờ với chính phủ Trung Quốc và chính sách của chính phủ Mỹ ngăn công ty này mua công nghệ Mỹ cho linh kiện của họ.

Công ty quy mô lớn, các khách hàng không có nhiều lựa chọn, và cạnh tranh tối thiểu – đây nhẽ ra là một bữa tiệc về lợi nhuận cho công ty. Vậy điều gì khiến Nokia khó khăn như vậy?

Tuy nhiên, sự thống trị cũng là một lời nguyền. Ngành công nghiệp thiết bị viễn thông minh họa rất rõ điều này. Cấu trúc độc quyền của nó – được củng cố bằng các quy định về việc cấp phép tiêu chuẩn công nghệ – gây áp lực lên các nhà cung cấp để đầu tư vào việc mở rộng quy mô công nghệ và cạnh tranh thông qua khả năng sản xuất. Sau cùng, điều đó cũng khá hữu ích khi sáng tạo đổi mới là việc tốn kém và rất rủi ro.

Nhưng nó chỉ là lợi ích trong ngắn hạn. Các tiến bộ công nghệ thường làm chi phí sản xuất rẻ hơn – vì vậy, hấp dẫn khách hàng hơn, trong trường hợp này là các nhà khai thác viễn thông - vì vậy, việc Nokia cắt giảm đầu tư cho R&D là không khôn ngoan chút nào.

Hậu quả là chính Nokia cũng phải thừa nhận rằng, dù có công nghệ 5G vượt trội hơn, nhưng giá thành và chi phí đắt đỏ đã khiến họ khó có thể tăng giá để có thêm lợi nhuận, cũng như sụt giảm doanh số tại nhiều thị trường quan trọng như Trung Quốc.

Gánh nặng cho việc đầu tư duy trì các công nghệ cũ

Tất nhiên, Nokia và hai đối thủ chính đều đầu tư mạnh mẽ cho mạng 5G mới, phát triển các kiến trúc mạng mới, sáng tạo hơn để thay thế phần cứng bằng phần mềm. Nhưng thiết bị mới đắt đỏ đến mức buộc các nhà khai thác viễn thông phải phụ thuộc vào một nhà cung cấp duy nhất. Đó có thể là lý do tại sao việc triển khai 5G lại chậm hơn dự kiến.

Nokia vừa có ngày đen tối bậc nhất lịch sử, nguyên do là vì 5G - Ảnh 3.

Số lượng thuê bao 5G ước tính sẽ đạt 1,9 tỷ trong 5 năm tới.

Không phải tại các nhà cung cấp thiết bị lười biếng hay keo kiệt – mà vì bản chất của hoạt động kinh doanh của họ khiến các nhà cung cấp bị kẹt trong nhiều việc chi tiêu không hiệu quả.

Quy mô đầu tư khiến ngành công nghiệp viễn thông toàn cầu khó có thể từ bỏ công nghệ cũ. Phần nhiều quốc gia trên thế giới vẫn đang vận hành các thế hệ mạng cũ hơn – 4G, 3G hoặc thậm chí 2G. Các công ty viễn thông không thể cứ thế mà từ bỏ các khách hàng này hay bắt họ phải mua các smartphone đắt tiền hơn. Điều đó có nghĩa Nokia và các công ty khác cũng không thể từ bỏ các công nghệ cũ đó.

Hàng thập kỷ hợp nhất chuỗi cung cấp khiến họ là những nhà cung cấp còn lại cuối cùng của thế giới cho các mạng thế hệ cũ này. Vì vậy, họ buộc phải tiếp tục đầu tư cho việc nâng cấp các mạng lưới cũ, ngay cả khi công nghệ đã lỗi thời và khả năng kinh doanh của nó đã đi vào ngõ cụt. Việc rót tiền cho việc đó cũng có nghĩa sẽ phải giảm đầu tư cho các công nghệ mới hơn, hiệu quả hơn.

Ông Suri nói rằng, áp lực cạnh tranh tác động đến lợi nhuận của Nokia sẽ giảm đi vào năm 2021. Nhưng nó không có nghĩa sẽ được nâng cao trong dài hạn. Hiện tại, các nhà khai thác viễn thông đã bắt đầu đa dạng hóa các nhà cung cấp của mình để tránh bị độc quyền người bán, tận dụng lợi thế của "phần mềm hóa" đối với kiến trúc mạng mới.

Dựa trên khả năng cung cấp toàn bộ thiết bị đầu cuối, chiến lược của Nokia hướng đến việc bán trực tiếp cho doanh nghiệp – bộ phận này đã tăng trưởng 30% so với cùng kỳ năm ngoái – có thể giúp bảo vệ họ khỏi sự gia tăng cạnh tranh. Nó cũng có thể tạo ra một nguồn khách hàng kế thừa khác để duy trì trong dài hạn.

Tham khảo Quartz

Tin mới

1.000 dân có 63 xe ô tô, Việt Nam bước vào giai đoạn "ô tô hóa"
37 phút trước
Thị trường ô tô Việt Nam có nhiều tiềm năng tăng trưởng từ năm 2024 - 2030, trên cơ sở một quốc gia được coi là bước vào giai đoạn "ô tô hóa" khi trung bình có trên 50 ô tô/1.000 dân
Giờ này năm ngoái còn "cháy hàng", vậy mà giờ màu Titan Tự nhiên đã bị người Việt hắt hủi trên iPhone 16 Pro Max
2 giờ trước
"Cả thèm, chóng chán" là những gì để nói về màu Titan tự nhiên.
AION Y Plus sắp về Việt Nam: Dáng như MPV nhưng gắn mác SUV, chạy 490km/sạc
2 giờ trước
Theo đại diện hãng, dự kiến AION Y Plus sẽ ra mắt thị trường Việt Nam trong tháng 10 tới.
Giá xăng dầu hôm nay 21/9: Giảm nhẹ
2 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 21/9 trên thế giới bất ngờ giảm nhẹ sau đến 4 phiên tăng giá trong tuần này và vẫn đang ở mức thấp.
Khách Tây thử đặc sản chưa tới 50.000đ ở Hạ Long: Muốn ăn phải xếp hàng, nhận xét "nó thực sự hoàn hảo"
3 giờ trước
Món ăn bình dân, giá rẻ, song có gì đặc biệt mà khiến vị khách nước ngoài phải thốt lên rằng "nó thực sự hoàn hảo"?

Tin cùng chuyên mục

VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế
4 giờ trước
Vừa qua, VietinBank vinh dự nhận Giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam” (Best Local Bank for FDI in Vietnam) và Giải thưởng “Thương vụ tài trợ dự án cơ sở hạ tầng của năm” (Infrastructure Deal of The Year) trong 3 năm liên tiếp (2022, 2023, 2024).
Sau 90 phút mở bán iPhone 16, một hệ thống bán lẻ ghi nhận 42.960 lượt đặt hàng
22 giờ trước
Bộ bốn mẫu iPhone 16 chính thức nhận đặt cọc ở cửa hàng Apple trực tuyến cũng như các đại lý ủy quyền, dòng iPhone 16 Pro Max Titan Sa Mạc được đặt hết sau ít phút.
[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
23 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.