Nông dân 'cắn răng' chặt bỏ thanh longicon

Từ một cây làm giàu, thanh long đang khiến nông dân tại Bình Thuận đối mặt với bài toán khó chặt bỏ để chuyển đổi hay giữ lại để tiếp tục cầm cự.

Từ một cây làm giàu, thanh long đang khiến nông dân tại Bình Thuận đối mặt với bài toán khó chặt bỏ để chuyển đổi hay giữ lại để tiếp tục cầm cự.

 

Dọc kênh nước sông Quao kết nối từ hồ thủy lợi Sông Quao (huyện Bắc Bình) về huyện Hàm Thuận Bắc mỗi năm vào mùa sản xuất thanh long nghịch vụ luôn sáng rực ánh đèn để kích thích cây ra hoa. Năm nay, giá thanh long liên tục xuống thấp nên không còn nhiều nhà vườn mặn mà sản xuất. Mùa chong đèn nghịch vụ năm ngoái, ông Phạm Kim Lâm (thôn 2, xã Thuận Minh, huyện Hàm Thuận Bắc) sản xuất 3 vụ thì cả 3 đều gặp thời điểm giá thấp, chỉ còn 1.000-3.000 đồng/kg, khiến ông lỗ hơn 100 triệu đồng.

Vụ đèn năm nay, ông không dám chong tiếp. Ngược lại, ông và con trai đang tự tay phá bỏ 1.000 trụ thanh long để trồng rau màu vì không trụ nổi. "Trước mắt tôi phá 1.000 trụ, còn 600 trụ vẫn giữ để theo dõi tình hình thử. Phần diện tích đã phá cũng chưa quyết định trồng cây gì nhưng giữ lại thì "nuôi" không nổi vì tiền phân thuốc rất tốn kém" - ông Phạm Kim Lâm nói.

Tại xã Hàm Thạnh (huyện Hàm Thuận Nam), anh Nguyễn Thế Anh phải cho xe múc vào nhổ 3.000 trụ thanh long đang trong giai đoạn ra trái sung nhất. Ba lứa chong đèn gần nhất, số thanh long này đều cho trái đạt hiệu quả, tuy nhiên, giá bán không lứa nào ở mức trên 5.000 đồng/kg khiến anh lỗ nặng. "Trước mắt cứ nhổ hết 3.000 trụ này, rồi trồng mít, mãng cầu hay dừa xiêm gì đó rồi tiếp tính để xen canh, chứ giữ thanh long không nổi nữa. Riêng chi phí nhổ bỏ thanh long cũng đã lên đến 200 triệu đồng" - anh Thế Anh buồn rầu nói.

Nông dân cắn răng chặt bỏ thanh long - Ảnh 1.

Xe múc đang phá dỡ vườn thanh long 3.000 trụ đang tuổi cho trái của anh Nguyễn Thế Anh

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Bình Thuận xác nhận đã manh nha việc nông dân tự chặt bỏ cây trồng, một thời mệnh danh là "cây làm giàu" này. Tại huyện Hàm Thuận Bắc, 1 trong 2 vùng thanh long trọng điểm của Bình Thuận (cùng với huyện Hàm Thuận Nam), nhiều nông dân tại các xã Hàm Chính, Hàm Đức, Hàm Hiệp, Hàm Thắng… đã phá bỏ cây trồng này với diện từ 100-360 ha. Thống kê ban đầu, toàn huyện có khoảng 1.500 ha thanh long bị phá bỏ từ đầu năm 2021 đến nay.

Theo tiến sĩ Trần Minh Hải, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Kinh tế Hợp tác (thuộc Trường Cán bộ Quản lý NN-PTNT II - Bộ NN-PTNT), cây thanh long đã qua thời hoàng kim. Theo ông, thị trường nhập khẩu trái thanh long chính của nước ta là Trung Quốc cũng đang phát triển mạnh loại cây này cả về diện tích lẫn sản lượng, dẫn đến tình trạng dội hàng. Nếu năm 2010, Trung Quốc mới chỉ có 11.000 ha thanh long thì đến nay diện tích đã tăng lên 53.000 ha. Số diện tích này đã tiệm cận tổng diện tích trồng thanh long của Việt Nam, là hơn 64.000 ha. Vì vậy, thời điểm nông dân Trung Quốc vào sản xuất vụ hè thì họ đã có thị trường trong nước nên nhập khẩu ít đi.

Ngay cả những nước gần chúng ta, như Campuchia cũng đã phát triển diện tích cây thanh long 3.200 ha từ 5 năm trước lên thành 12.800 ha. "Hơn 10 năm trước, nước bạn gần như phụ thuộc hoàn toàn vào trái thanh long của mình nên giá bán tại vườn có lúc trên 20.000-30.000 đồng/kg. Nay sản lượng của họ đã lớn hơn mình (Trung Quốc sản xuất 1,6 triệu tấn thanh long/năm, so với khoảng 1,3 triệu tấn của Việt Nam) nên có thể nói là thanh long không còn hoàng kim như ngày xưa" - tiến sĩ Trần Minh Hải cho biết.

Việc trái thanh long dội hàng, giá thu mua bấp bênh kéo dài khiến người nông dân thật sự lâm vào cảnh khó khăn. Thực tế, không ít trường hợp đã lựa chọn chặt bỏ cây trồng nhiều tâm huyết này, bởi họ không đủ nguồn lực để tiếp tục dù có người chặt bỏ rồi chưa biết tái đầu tư.

(Theo Người Lao Động)

Tin mới

Xe tay ga chỉ 26 triệu của Honda: Đẹp như SH Mode, rẻ hơn Vision
4 giờ trước
Mẫu xe tay ga này của Honda có mức giá rẻ ngang xe số, rẻ hơn cả Honda Vision.
Phân khúc xe hybrid tại Việt Nam tăng sức nóng
4 giờ trước
Nhóm xe hybrid tại Việt Nam đầu năm 2025 trở nên sôi động hơn với sự gia nhập của các tân binh như Kia Carnival HEV, Jaecoo J7 PHEV hay Honda HR-V e:HEV RS, cùng với mức giá dễ tiếp cận hơn.
Xe ga 110cc dáng lạ của Honda về đại lý Việt: Trang bị ngang cơ Vision, 'ăn xăng' 1,7 lít/100 km
5 giờ trước
Chiếc xe ga của Honda được trang bị một số phụ kiện độc quyền, giúp xe trở nên phong cách hơn.
Ứng dụng GapoWork thắng lớn với giải Sao Khuê 2025
5 giờ trước
GapoWork không chỉ được trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 mà còn đạt xếp hạng 5 Sao - mức đánh giá cao nhất, khẳng định đẳng cấp trên thị trường chuyển đổi số doanh nghiệp.
Bắt chủ cơ sở sản xuất, bán trót lọt hàng chục ngàn sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật giả
5 giờ trước
Đối tượng đã lên mạng internet để tìm hiểu một số mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật đang được thị trường tiêu thụ lớn sau đó đặt in tem nhãn, bao bì giả của các sản phẩm này.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.633.816 VNĐ / tấn

167.40 JPY / kg

1.46 %

+ 2.40

Đường

SUGAR

10.248.061 VNĐ / tấn

17.93 UScents / lb

0.39 %

+ 0.07

Cacao

COCOA

216.866.808 VNĐ / tấn

8,365.00 USD / mt

3.32 %

+ 269.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

215.357.880 VNĐ / tấn

376.79 UScents / lb

0.14 %

+ 0.51

Gạo

RICE

15.908 VNĐ / tấn

13.49 USD / CWT

0.12 %

+ 0.02

Đậu nành

SOYBEANS

9.867.018 VNĐ / tấn

1,035.80 UScents / bu

0.06 %

- 0.60

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.453.364 VNĐ / tấn

295.80 USD / ust

0.30 %

- 0.90

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
11 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.
CEO Việt kiều livestream bán gạo tại nhà máy
1 ngày trước
Không xuất hiện như đại diện nhãn hàng, đích thân chủ doanh nghiệp dẫn dắt phiên livestream diễn ra ngay tại nhà máy gạo
Tin vui cho trứng, thịt xuất ngoại
1 ngày trước
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết trong quý I/2025, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 131,3 triệu USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm ngoái
Gạo Việt xuất khẩu lấy lại vị thế ‘đắt giá nhất thế giới’
2 ngày trước
Sau quãng thời gian giá gạo xuất khẩu lao dốc, chạm đáy, gạo Việt Nam đã lấy lại được vị thế ‘đắt giá nhất thế giới’.