Nông dân “cắn răng” đốt bỏ mía vì giá rớt thảm kỷ lục

07/04/2018 13:51
(Dân Việt) Mía nguyên liệu ở địa bàn Phú Yên đã giảm thê thảm chỉ còn 10 triệu đồng/ha. Đã thế, cả nhà máy và tư thương đều đang chê hoặc “quay lưng” không thu mua mía. Trước tình cảnh này, nhiều người trồng đã quyết định đốt ruộng mía...

Mía khô trên ruộng

Ngày 29.3, trò chuyện với phóng viên NTNN, ông Mai Thanh Hiền (nông dân ở xã Ealy, huyện Sông Hinh, Phú Yên) cho biết, ông vừa phải đốt bỏ hơn 1ha mía đang kỳ thu hoạch, vì không ai mua, ước tính thiệt hại hàng chục triệu đồng.

nong dan “can rang” dot bo mia vi gia rot tham ky luc hinh anh 1

Nhiều nông dân trồng mía ở Phú Yên đang lâm cảnh khốn đốn vì giá mía giảm sâu, nhà máy chưa thu mua. 

“Đây là khu vực 2ha mía của tôi tại buôn Dô, xã Ealy, trước đó đã đăng ký bán cho Nhà máy đường Tuy Hòa (Phú Yên). Cách đây 1 tuần, tôi thuê người thu hoạch mía để xuất bán. Thế nhưng nhà máy trên chỉ mua vài xe, rồi nói trục trặc máy móc nên không mua mía để ép nữa. Trong khi đó mía đã chặt xong, chất đống dài ngày giờ khô như củi. Mía đã khô mà có chở đi bán trong lúc giảm giá này thì chỉ có lỗ thêm tiền xe. Vậy là tôi cho đốt để dọn dẹp đất, rồi tính trồng thứ khác. Mía vụ này rớt giá thê thảm, chỉ còn bằng nửa giá năm ngoái, mà lại bí rị đầu ra. Chúng tôi chẳng biết làm sao để vớt vát vốn đầu tư…” - ông Hiền nói.     

Cũng tại xã Ealy, ông Nguyễn Thanh Lưu đang “khóc đứng, khóc ngồi” khi gần 5ha mía vào kỳ thu hoạch. Ông nói: “Tôi đã chạy vạy chào hàng khắp nơi nhưng chỉ bán được vài xe, còn mấy ha mía đang chết khô dần. Bí đầu ra, nhắm không có ăn nên tư thương cũng quay lưng “bỏ chạy mất dép”. Bà con trồng mía diện tích ít thì còn có đường thoát. Nói chung, kỳ này mà ai có diện tích mía càng nhiều thì càng khóc!”.

Trong lúc đó, bà Lê Thị Gắng - một tư thương mua mía tại Phú Yên giải thích: "Các nhà máy đang lắc đầu mua mía thì chúng tôi thu gom rồi biết bán cho ai. Cũng thấy xót cho bà con nhưng đành... bó tay”..

nong dan “can rang” dot bo mia vi gia rot tham ky luc hinh anh 2

Ông Mai Thanh Hiền (xã Ealy, Sông Hinh, Phú Yên) đã đốt lượng mía trồng trên 1ha vì không thể bán được. Ảnh: H.P

"Hợp đồng bao tiêu nông sản chỉ là một vấn đề, điều quan trọng hơn là thực hiện hết trách nhiệm đã cam kết với nông dân. Doanh nghiệp phải chung sống lâu dài, chia sẻ lợi ích với người nông dân, không để tình trạng nông dân phải để mía khô do bế tắc đầu ra”.

ÔngTrần Hữu Thế -
Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban điều hành
Chương trình Mía đường, sắn Phú Yên

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Đình Chiến - Trưởng phòng Nguyên liệu Nhà máy đường Tuy Hòa cho biết, cách đây khoảng 10 ngày, hệ thống máy móc của đơn vị đã nhiều lần bị hỏng. Vì vậy, nhà máy chỉ ép được khoảng 1.700 tấn mía cây/ngày.

“Chúng tôi ưu tiên mua mía của những hộ dân có nhận hợp đồng đầu tư với nhà máy. Tiếp đó là mua của những hộ có hợp đồng đăng ký bán mía cho nhà máy. Còn với những hộ không có hợp đồng với nhà máy thì chúng tôi không mua. Tại xã Ealy, có 6 hộ nhất quyết không ký hợp đồng bán mía cho Nhà máy đường Tuy Hòa. Chúng tôi cũng đã báo cáo việc này với chính quyền địa phương” - ông Chiến cho hay.

Theo ông “giá mía cây đang rớt thê thảm. Nhà máy đường Tuy Hòa thì trục tặc kỹ thuật suốt, chỉ ưu tiên mua mía trên diện tích đã đầu tư vốn. Nông dân trồng mía tại địa phương đang rất khó khăn. Xã có đến 1.800ha mía; năm trước giá mía cây 60 triệu đồng/ha, năm nay rớt còn 10 triệu đồng/ha, bà con thua lỗ rất nặng nề” - ông Nguyễn Minh Gia Nho - Chủ tịch UBND xã Ealy nói.

Lãnh đạo tỉnh họp khẩn

Trước tình trạng trên, chiều 30.3, Ban điều hành Chương trình Mía đường, sắn Phú Yên đã tổ chức cuộc họp để giải quyết các vấn đề “nóng” xung quanh sản xuất, tiêu thụ các loại cây trồng này. Ông Đinh Ngọc Dạn - Phó Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh cho biết, chính quyền địa phương đã tích cực vào cuộc hỗ trợ, giải quyết những khó khăn trong tiêu thụ mía của nông dân.

Theo ông Dạn, chính quyền địa phương cũng đã vào cuộc hỗ trợ gia đình ông Mai Thanh Hiền (xã Ealy, Sông Hinh), sau khi ông Hiền đốt số mía đã chặt nhưng không bán được. Thực chất, đây là số mía trên diện tích mà ông Hiền không ký hợp đồng với Công ty Mía đường Tuy Hòa.

“Dù có ký hợp đồng tiêu thụ hay không, nhà máy đường cũng phải có trách nhiệm với nông dân trong vùng nguyên liệu đã được quy hoạch. Đề nghị Công ty Mía đường Tuy Hòa phải thể hiện trách nhiệm cộng đồng, quan tâm mua hết mía cho nông trên địa bàn hoạt động. Không thể khi đường cao giá thì o bế nông dân, còn ngược lại thì bỏ rơi” - ông Dạn nói. 

Trong khi đó, ông Đặng Việt Anh - Tổng Giám đốc Công ty Mía đường Tuy Hòa cho hay, thời gian qua, đơn vị liên tục gặp sự cố máy móc nên giảm năng suất ép, chậm tiêu thụ mía của nông dân trong vùng nguyên liệu. Đến hiện tại, nhà máy đã ổn định hoạt động, với công suất ép 3.000 tấn mía cây/ngày.

“Công ty cam kết sẽ mua hết mía của nông dân trong vùng nguyên liệu. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ mua trước cho các hộ đã có hợp đồng với nhà máy, tiếp đó là các diện tích còn lại” - ông Việt Anh nói.

Tương tự, ông Subbaiah - Tổng Giám đốc Công ty TNHH công nghiệp KCP Việt Nam (huyện Sơn Hòa, Phú Yên) cũng cam kết thu mua hết mía của nông dân trong vùng nguyên liệu.

“Việc hợp đồng giữa nông dân và nhà máy là để đảm bảo bao tiêu sản phẩm, giảm thiểu khó khăn khi thị trường bất ổn. Một số nhà máy tỉnh khác chỉ vào Phú Yên mua mía sản xuất khi có lãi. Rất mong bà con nông dân đừng “đứng núi này trông núi nọ”. Riêng chúng tôi cam kết cộng đồng, chia sẻ trách nhiệm với nông dân trên địa bàn nhà máy đứng chân” - ông Subbaiah khẳng định.

Tin mới

Một mặt hàng của Việt Nam "đại thắng", Trung Quốc, EU, Nhật Bản đua nhau mua
2 giờ trước
Trong 2 tháng đầu năm, một sản phẩm trong nhóm hàng này có mức tăng trưởng lên đến gần 700%.
Quả mọc đầy đường ở Việt Nam, sang nước ngoài đắt phát sốc
3 giờ trước
Tại Việt Nam, bạn có thể hái quả này ngoài đường mà không tốn tiền.
Đây là hãng xe điện nhiều người mua nhất thế giới: Việt Nam còn bán mà tại sao ở Mỹ lại "mất tích" kỳ lạ?
3 giờ trước
Không giống như Tesla, vốn định vị là thương hiệu cao cấp, công ty này xây dựng thành công dựa trên khả năng tiếp cận giá cả và đang trở thành thế lực không thể ngăn cản.
Thức ăn cho lợn bỗng hóa “vàng xanh”, giá gần 1 triệu/kg vẫn bán “cháy hàng”
3 giờ trước
Loại rau đắt đỏ ở nước ngoài này không ngờ ở Việt Nam lại là thực phẩm bình dân và vô cùng quen thuộc.
Giá iPhone có thể tăng thêm 18 triệu vì thuế, nếu đưa về Mỹ sản xuất thì chi phí "khổng lồ" tới mức nào?
4 giờ trước
Nếu sản xuất mọi thành phần riêng lẻ của iPhone, từ màn hình cảm ứng đến bộ nhớ trong ở Mỹ thì sẽ mất... một số tiền khổng lồ, WSJ nhận định.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.618.596 VNĐ / tấn

171.90 JPY / kg

5.24 %

- 9.50

Đường

SUGAR

10.718.142 VNĐ / tấn

18.84 UScents / lb

1.41 %

- 0.27

Cacao

COCOA

219.652.409 VNĐ / tấn

8,512.00 USD / mt

8.38 %

- 779.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

209.373.559 VNĐ / tấn

368.03 UScents / lb

0.38 %

+ 1.40

Gạo

RICE

15.352 VNĐ / tấn

13.08 USD / CWT

0.00 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

9.309.534 VNĐ / tấn

981.84 UScents / bu

0.50 %

+ 4.84

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.166.610 VNĐ / tấn

287.10 USD / ust

1.41 %

+ 4.00

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Áp thuế mạnh tay với nhiều quốc gia, Mỹ sắp đánh rơi một ‘mỏ vàng tỷ đô’ vào tay Brazil
4 giờ trước
Brazil sắp hưởng lợi lớn khi "cá mập" Trung Quốc chuyển hướng nhập khẩu nông sản từ quốc gia này.
Hàng trăm nghìn tấn ‘hạt vàng’ từ Mỹ vừa đổ bộ Việt Nam giá siêu rẻ: Thuế nhập khẩu 0%, nước ta tiêu thụ đứng thứ 3 thế giới
5 giờ trước
Mỹ là nhà cung cấp chiếm đến 86% trong tổng lượng nhập khẩu của Việt Nam.
Sầu riêng xuất khẩu còn ít hơn chuối
6 giờ trước
Sầu riêng là trái cây vua nhưng xuất khẩu vẫn còn ngập trong khó khăn, giá giảm mạnh giữa lúc mùa sầu riêng đang bắt đầu
Tôi dùng OPPO Find N5 làm việc thay laptop và hoàn toàn bất ngờ
1 ngày trước
Đây đúng là cách rất hay mà OPPO tận dụng màn hình siêu lớn của Find N5, kết hợp nhiều tính năng phần mềm tiện dụng để làm việc on-the-go dễ dàng.