Nông dân Việt 'chế' máy bay, tàu ngầm, chuyên gia nước ngoài 'ngả mũ'

12/03/2018 08:01
Dù không hề qua một lớp đào tạo bài bản về cơ khí, chế tạo máy móc nhưng với niềm đam mê, yêu thích nhiều nông dân Việt đã tự mình nghiên cứu, sáng chế ra máy bay, tàu ngầm, rô bốt… khiến các chuyên gia nước ngoài “ngả mũ, bái phục”.

Dù không hề qua một lớp đào tạo bài bản về cơ khí, chế tạo máy móc nhưng với niềm đam mê, yêu thích nhiều nông dân Việt đã tự mình nghiên cứu, sáng chế ra máy bay, tàu ngầm, rô bốt… khiến các chuyên gia nước ngoài “ngả mũ, bái phục”.

Lão nông Tây Ninh chế xe bọc thép, máy bay trực thăng

Không qua chuyên ngành nào về công nghệ cơ khí, nhưng cha con ông Trần Quốc Hải (SN 1960), trú tại xã Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh lại chế tạo thành công nhiều loại máy về công nghệ khoa học, trong đó phải kể đến máy bay trực thăng, máy sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó ông đã sửa được nhiều xe bọc thép bị hư hỏng cho Campuchia và được nước bạn trao tặng huân chương Đại tướng quân.

nông dân sáng chế,sáng chế,tự chế
Hai cha con ông Trần Quốc Hải được công nhận là nhà khoa học quân sự và kỹ sư quân sự bởi kỳ tích nâng cấp, sữa chữa và chế xe bọc thép cho Campuchia

Ông Trần Quốc Hải từng tốt nghiệp chuyên ngành thể dục thể thao tại huyền Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh, sau đó ông đi dạy học được vài năm thấy không hợp với đam mê của mình nên từ bỏ. Năm 1996, vợ chồng ông quyết định mở xưởng cơ khí riêng tại nhà để chế tạo máy móc nông nghiệp.

Nhờ có vốn kiến thức về ngoại ngữ trong những lần giao tiếp với người nước ngoài, hơn nữa lại thành thạo máy vi tính, ông Trần Quốc Hải đã tìm kiếm được nhiều thông tin trong việc chế tạo máy bay và các loại máy khác.

Chiếc máy bay trực thăng đầu tiên được ông Hải hoàn thành vào năm 2003, nặng 900kg. Trong lần đầu thử nghiệm, chiếc máy bay này có thể bay ở độ cao 5m với thời gian 10 phút, hiện máy bay đã được bán cho một bảo tàng ở New York nước Mỹ để trưng bày.

nông dân sáng chế,sáng chế,tự chế
Xe bọc thép “Made by ông Hải” dẫn đầu đoàn xe bọc thép trong lễ kỷ niệm 25 năm thành lập lữ đoàn 70. 

Chưa thỏa mãn đam mê, ông Hải lại tiếp tục bắt tay sáng chế chiếc máy bay thứ hai và chỉ 6 tháng, chiếc máy bay này đã được ông chế tạo hoàn chỉnh. Theo đó, so với chiếc trực thăng đầu tiên, chiếc thứ 2 chỉ nặng 680kg, dài 11m, rộng 2,3m, cao 3,5m, động cơ mới có mức tiêu hao nhiên liệu 60 lít/8 giờ, vận tốc đạt 150km/giờ. Giá thành của chiếc máy bay trực thăng này chỉ bằng một chiếc xe hơi du lịch lắp ráp. Chiếc máy bay thứ hai này đã được Bảo tàng Busan (Hàn Quốc) mua khi đang triển lãm ở Singapore.

Doanh nhân hai lúa chế tạo tàu ngầm

Cách đây 5 năm, doanh nhân người Thái Bình Nguyễn Quốc Hòa từng gây xôn xao dư luận với các dự án chế tạo tàu ngầm táo bạo của mình. Theo đó, là một người yêu thích chế tạo máy, ông Hòa đã tự mình nghiên cứu, tìm đọc các tài liệu nước ngoài sau đó thiết kế bản vẽ và chế tạo tàu ngầm “Made in Việt Nam”. Năm 2013, chiếc tàu mang tên “Trường Sa 1” được ông Hòa ra mắt công chúng, tổng chi phí nghiên cứu, chế tạo con tàu này lên tới hơn 1 tỷ đồng.

nông dân sáng chế,sáng chế,tự chế
Doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa lái thử nghiệm tàu ngầm Hoàng Sa.

Chưa dừng lại đam mê, năm 2015, doanh nhân Thái Bình tiếp tục công bố chiếc tàu ngầm thứ 2, với tên gọi Hoàng Sa. So với tàu ngầm Trường Sa 1 thì tàu ngầm mới này có nhiều tính năng vượt trội hơn. Tàu có trọng lượng khoảng 9 tấn, vỏ ngoài được chế tạo bằng thép cường lực cao. Bên trong sử dụng động cơ hiện đại hơn. Đặc biệt, toàn bộ hệ thống lái tập trung trước mặt người lái tàu, giúp việc điều khiển thuận tiện, dễ dàng hơn.

nông dân sáng chế,sáng chế,tự chế
Trong vòng 2 năm, doanh nhân Thái Bình đã chế tạo hai chiếc tàu ngầm với các tính năng ngày càng được hoàn chỉnh, hiện đại hơn.

Ngoài ra, theo thiết kế, tàu ngầm mini Hoàng Sa có thể vượt qua bùn, bãi cạn nhờ hệ thống vít và trục xoắn ở dưới bụng con tàu.

Vào đầu năm 2016, ông Hòa đã mang con tàu ra thử nghiệm tại khu công nghiệp Vĩnh Trà – Thái Bình. Buổi thử nghiệm kéo dài gần 3 giờ và doanh nhân người Thái Bình trực tiếp điều khiển.

Trong buổi thử nghiệm, tàu di chuyển với vận tốc 5 hải lý/giờ. Con tàu lặn, nổi khá nhịp nhàng, có thể đứng yên, lập lờ giữa mặt nước hồ, thậm chí chạy sát xuống tận đáy bùn. Đặc biệt, tàu có hình thoi dẹt giúp phân tán sóng âm của những máy dò mục tiêu dưới nước, ít bị sóng đánh nên di chuyển dưới nước tốt.

Nông dân “hai lúa” chế tạo máy cày “8 trong 1”

Nếu như trước đây để thực hiện xong các công đoạn, cày, bừa, lên luống, làm cỏ…. cho một sào lúa người nông dân phải mất ít nhất là 4 ngày, thì nay với sáng chế của anh nông dân Tạ Đình Huy (xã Thượng Vực, Chương Mỹ, Hà Nội) các công đoạn này được rút ngắn chỉ trong một buổi sáng.

nông dân sáng chế,sáng chế,tự chế
Anh Huy bên chiếc máy nông nghiệp tự chế của mình.

Chiếc máy của anh Huy được thiết kế nhỏ gọn và cấu tạo đơn giản nên có thể dễ dàng luồn lách đối với mọi địa hình. Máy được chế từ động cơ xe máy, phía sau máy được tích hợp thêm nhiều bộ phận để phục vụ canh tác nông nghiệp từ khâu làm đất, cuốc xới cỏ, lên luống cho hoa màu, đến cày, bừa, phun thuốc và kéo đồ. Ưu điểm của máy là tận dụng được các máy móc, sắt thép đã bỏ đi lại tốn khá ít ngyên liệu.

Chiếc máy đa chức năng phục vụ hầu hết các công đoạn từ đơn giản đến phức tạp trong sản xuất nông nghiệp nhưng lại có giá thành khá rẻ chỉ từ 7 đến 13 triệu đồng tùy theo nhu cầu lắp đặt. Nếu so với các loại máy khác hiện nay trên thị trường như máy Nhật, Hàn… thì chiếc máy tự chế này có giá chỉ bằng một nửa.

Bắt đầu thực hiện ý tưởng từ năm 2009, cho đến nay anh Huy đã cho ra đời hơn 800 chiếc máy cày “8 trong 1”, phân phối khắp các tỉnh thành trong nước. Nhờ đó đã giúp cho quá trình lao động của bà con nông dân được rút ngắn, năng suất lao động cũng tăng đáng kể. Sáng chế của anh Huy đã đạt giải nhất chương trình “Nhà sáng chế” và được chủ tịch UBND thành phố Hà Nội tặng bằng khen Gương điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước.

Nông dân Việt "siêu" sáng chế khiến chuyên gia nước ngoài "ngả mũ bái phục"

Dù mới chỉ học hết lớp 7 và chưa hề qua một trường lớp đào tạo nào về cơ khí thế nhưng anh nông dân Phạm Văn Hát (SN1972, xã Ngọc Kỳ, Tứ Kỳ, Hải Dương) đã chế tạo thành công hàng loạt máy đa năng, rô bốt lao động tiện ích, hiệu quả cho người nông dân.

Không chỉ “đánh bại” các loại máy móc của Trung Quốc, Nhật Bản tại thị trường trong nước, một số loại máy do anh Hát sáng chế còn xuất khấu sang các nước như: Lào, Campuchia, Malaysia, Nga… Đáng chú ý, sản phẩm rô bốt đặt hạt của anh Hát từng giành được nhiều giải cao trong các cuộc thi sáng chế, được xuất khẩu sang 14 nước, trong đó có cả Đức và Mỹ.

nông dân sáng chế,sáng chế,tự chế
Nhà sáng chế Phạm Văn Hát dù chỉ học hết lớp 7 những đã có hàng loạt những sản phẩm máy móc cải tiến hiệu quả được bà con nông dân ưa chuộng, sử dụng.

Mỗi năm cơ sở sản xuất của “kỹ sư hai lúa” này cung ứng ra thị trường gần trăm máy móc các loại, thu lợi nhuận trên 1 tỷ đồng. Câu chuyện về cuộc đời và những sáng chế tiện ích, thông minh của người nông dân này từng khiến nhiều chuyên gia phải “ngả mũ, bái phục”.

nông dân sáng chế,sáng chế,tự chế
Sản phẩm rô bốt đặt hạt được xuất khẩu sang 14 nước do anh Hát sáng chế.

Năm 2010, khi đi xuất khẩu lao động tại Israel, khi được ông chủ giao nhiệm vụ rải phân trên cánh đồng. Dù đã có sự hỗ trợ của máy móc nhưng công việc chủ yếu vẫn phải làm thủ công. Làm đến ngày thứ 3, thấy quá vất vả mà hiệu quả không cao nên anh Hát nằng nặc xin gặp ông chủ và đề xuất việc cải tiến máy rải phân. Nhờ kiến thức đã tích lũy và kinh nghiệm làm nông của mình, chỉ trong ít ngày anh Hát đã cải tiến chiếc máy rải phân mới dựa trên động cơ của chiếc máy cày, có thể thay thế cho 25 lao động.

Nhà sáng chế “hai lúa” này cho biết, ngay ngày hôm sau ông chủ quyết định tăng mức lương cho anh từ 1.000 USD lên 3.000USD, đồng thời cho anh nghỉ làm việc để tập trung cho việc sáng chế, nghiên cứu cải tiến các loại máy móc.

Điều bất ngờ là chiếc máy rải phân của anh Hát ngay sau đó được đích thân Hội đồng thẩm định của nhà nước Israel đến tìm hiểu và mua bản quyền. Thấy hiệu quả, họ quyết định chi khoảng 5 tỷ VNĐ để “mua đứt”, riêng anh Hát được ông chủ người Do Thái trích 200 triệu đồng để trả công.

Năm 2012, khi đặt chân về quê nhà, anh Hát mở xưởng cơ khí và chuyên tâm cải tiến, chế tạo các loại máy móc nông nghiệp phục vụ cho bà con nông dân trong vùng.

Chiếc máy đầu tiên mà anh Hát cải tiến, chế tạo là chiếc rô bốt đặt hạt. Chiếc máy có trọng lượng khoảng 20kg, thiết kế đơn giản không cần người điều khiển mà có thể tự động san đều, đặt hạt thẳng hàng tăm tắp. Điều đặc biệt, rô bốt có hiệu suất công việc bằng 30 – 40 lao động thủ công và có thể gieo hạt trên mọi loại địa hình.

Sáng chế này của anh Hát ngay sau đó đã giành được giải nhất Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hải Dương 2012-2013 và cuộc thi Nhà sáng chế số 9 năm 2014. Sản phẩm này đã được xuất khẩu đi 14 nước trên thế giới như: Nga, Mỹ, Đức, Israel, Lào, Thái Lan… và phân phối khắp 63 tỉnh thành của cả nước. Riêng năm 2016, anh Hát bán được 40 chiếc rô bốt gieo hạt ra thị trường, trong đó mỗi chiếc có giá vào khoảng 30 triệu đồng.

Ngoài ra, anh Hát còn thiết kế hàng loạt các loại máy móc khác như: máy phun thuốc trừ sâu có độ sải cánh 20m, có thể đi trên mọi loại địa hình, thay thế cho 50 lao động thủ công; máy cày ruộng, máy thu hoạch khoai tây, cà rốt…

(Theo Dân trí)

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
48 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
31 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
44 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
2 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Volkswagen hỗ trợ 100% phí trước bạ cho Tiguan và Touareg duy nhất trong tháng 11
12/11/2024 08:00
Cơ hội cuối cùng trong năm để khách hàng được nhận ưu đãi 100% phí trước bạ từ các dòng xe nhập khẩu đến từ thương hiệu Đức.
[Trên Ghế 32] ‘Thay đổi gây tranh cãi nhưng Toyota Camry vẫn làm chủ cuộc chơi phân khúc sedan D tại Việt Nam’
27/10/2024 08:32
Theo chuyên gia Nguyễn Mạnh Thắng, Toyota Camry dù có thiết kế trẻ trung hơn nhưng vẫn sẽ được các khách hàng trung thành lựa chọn vì những giá trị mà các đối thủ khác không có.
VinFast chính thức mở bán VF 7 tại Philippines, giá bán từ 644 triệu đồng
25/10/2024 02:52
VinFast VF 7 chính thức mở bán và nhận đặt cọc tại Philippines.
Đột kích kho hàng của hot Tiktoker nổi tiếng, thu giữ hơn 10 ngàn chai nước hoa nhập lậu: ZENPALI kinh doanh ra sao?
04/10/2024 09:46
Trên website của công ty, Zenpali giới thiệu là công ty hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.