Nông nghiệp Indonesia cần gì từ TTC AgriS?

5 giờ trước
Hiện thực hóa ngay các đồng thuận tại Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ 4, hai tập đoàn nông nghiệp hàng đầu quốc gia TTC AgriS (Việt Nam) và Sungai Budi Group (Indonesia) đã ký kết hợp tác dưới chứng kiến của Bộ trưởng Kế hoạch Phát triển Quốc gia Indonesia cùng lãnh đạo cấp cao hai nước.

Chủ tịch TTC AgriS - bà Đặng Huỳnh Ức My khẳng định, "đây là bước tiến nâng tầm nông nghiệp bền vững Việt Nam - Indonesia, hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD vào năm 2028".

Trước đó, hai tập đoàn đã ký bản ghi nhớ về chuyển giao công nghệ và phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp toàn diện tại nước này. Theo thỏa thuận, hai bên sẽ thành lập trung tâm R&D, triển khai mô hình vùng nguyên liệu mía kiểu mẫu 2.000ha với công nghệ canh tác hiện đại và từng bước xây dựng vùng nguyên liệu 20.000ha dừa hữu cơ, mục tiêu đạt 300 triệu lít/kg sản phẩm từ dừa tại Indonesia.

Nông nghiệp Indonesia cần gì từ TTC AgriS? - Ảnh 1

Lãnh đạo hai tập đoàn nông nghiệp hàng đầu TTC AgriS (Việt Nam) và Sungai Budi (Indonesia) thực hiện ký kết

Cơ hội rộng mở cho Indonesia

Indonesia là nền kinh tế lớn trong khối ASEAN (chiếm 35% GDP khu vực), có nền nông nghiệp giàu triển vọng với 57 triệu ha diện tích đất, chiếm 32% diện tích quốc gia - đứng đầu về quy mô và khả năng phát triển vùng nguyên liệu.

Theo khảo sát năm 2023 (CA2023), 68,1% nông dân đang canh tác ở quy mô hộ nhỏ và mới chỉ cơ giới hóa 30% khâu thu hoạch lúa, cho thấy dư địa lớn để ứng dụng công nghệ và tối ưu hóa quy trình sản xuất. Báo cáo của BPS năm 2021 cũng chỉ ra gần 90% đất nông nghiệp có thể cải thiện tính bền vững, nâng cao năng suất và hiệu quả sử dụng đất. 

Indonesia đang nhập khẩu lương thực khá nhiều để đáp ứng cho hơn 270 triệu dân. Trong bối cảnh đó, việc đẩy mạnh cơ giới hóa và ứng dụng công nghệ là chìa khóa nâng cao năng suất và chất lượng nông sản. Quốc gia này đang nỗ lực phát triển các giải pháp cải thiện năng suất một cách bền vững và giảm phụ thuộc vào nhập khẩu.

Giải pháp từ nông nghiệp Việt Nam

Theo bà My, Việt Nam tuy có diện tích canh tác thấp hơn nhưng đạt năng suất cao nhờ công nghệ hiện đại và quản lý đất hiệu quả. Do đó, công nghệ và kinh nghiệm xây dựng vùng nguyên liệu, quản lý canh tác và sản xuất là những giải pháp TTC AgriS sẽ chia sẻ cùng Indonesia.

Nông nghiệp Indonesia cần gì từ TTC AgriS? - Ảnh 2

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Phát triển Quốc gia Indonesia - ông Rachmat Pambudy, các lãnh đạo cấp cao và đại diện hai tập đoàn TTC AgriS, Sungai Budi

Việt Nam hiện đạt tỷ lệ cơ giới hóa 94% trong khâu làm đất và 50% trong thu hoạch lúa, vượt mức 30% tại Indonesia. Qua hợp tác với Sungai Budi, TTC AgriS sẽ thúc đẩy nông nghiệp Indonesia cơ giới hóa, ứng dụng canh tác chính xác và quản lý chuỗi cung ứng toàn diện - các yếu tố giúp TTC AgriS duy trì tốc độ tăng trưởng kép hàng năm lên đến 22% suốt 5 năm qua.

Cũng trong thỏa thuận hợp tác, TTC AgriS sẽ xây dựng Trung tâm R&D tại Indonesia, kết nối với hệ thống R&D toàn cầu, giúp tối ưu hóa sản xuất và đẩy mạnh chế biến sâu - lĩnh vực còn nhiều dư địa khai thác tại quốc gia vạn đảo.

Mạng lưới xuất khẩu rộng khắp 69 quốc gia cũng là lợi thế giúp TTC AgriS hỗ trợ nông nghiệp Indonesia phát triển thương hiệu nông sản đạt chuẩn quốc tế, mở rộng thị trường trên thế giới.

Khai mở tương lai mới

Sở hữu chuỗi giá trị nông nghiệp toàn diện từ canh tác, sản xuất, đến khai thác, chế biến và phân phối trên nền tảng công nghệ cao, TTC AgriS sẽ triển khai chuỗi giá trị thương mại tuần hoàn AgriS Circular Commercial Value Chain ở Indonesia, đẩy mạnh hợp tác đa chiều trong chuỗi cung ứng để chia sẻ giá trị và thúc đẩy nông nghiệp bền vững. 

Nông nghiệp Indonesia cần gì từ TTC AgriS? - Ảnh 3

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Phát triển Quốc gia Indonesia Rachmat Pambudy và Chủ tịch TTC AgriS Đặng Huỳnh Ức My bắt tay hợp tác tại lễ ký kết

Với lợi thế của tập đoàn nông nghiệp "trụ cột", có diện tích vùng nguyên liệu lớn tại Indonesia, Giám đốc Tập đoàn Sungai Budi Oey Alfred khẳng định, hợp tác thể hiện sự đồng hành chiến lược của các doanh nghiệp hàng đầu khu vực, cùng hiện thực hóa tầm nhìn về chuỗi cung ứng nông nghiệp bền vững giữa Việt Nam và Indonesia. 

Ông cho rằng, bằng cách kết hợp nguồn lực, kinh nghiệm và uy tín thương hiệu, TTC AgriS và Sungai Budi không chỉ tạo ra giá trị vượt bậc cho cả hai tập đoàn mà còn góp phần nâng tầm nông nghiệp hai quốc gia, hướng tới thịnh vượng chung của khu vực.

Bà My nhấn mạnh, "nông nghiệp Indonesia đã vượt ra khỏi câu chuyện riêng họ khi đóng vai trò đóng góp to lớn cho an ninh lương thực ASEAN và thế giới. TTC AgriS tự hào mang đến các giải pháp công nghệ và mô hình phát triển bền vững, hướng tới xây dựng một tương lai nông nghiệp vững mạnh và dinh dưỡng hơn."

Trong bối cảnh dân số toàn cầu gia tăng và khí hậu diễn biến phức tạp, hợp tác này mở ra cơ chế giao thương linh hoạt, đa dạng hóa sản phẩm, đồng thời tạo nền tảng cho một hệ thống cung ứng lương thực ổn định và bền vững cho an ninh lương thực khu vực và trên toàn cầu.

Tin mới

Trung Quốc siết nhập khẩu từ Mỹ: Nhiều mặt hàng chủ lực giảm tới 90%, có sản phẩm về 0
4 giờ trước
Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang đang tác động trực tiếp lên dòng chảy hàng hóa giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Thậm chí có một số mặt hàng còn giảm xuống mức 0.
"Cái giá phải trả" khi tò mò ăn thử món burger mì tôm độc lạ: 50k có phải quá đắt?
4 giờ trước
Sự kết hợp gây tò mò giữa mì gói và burger đang khiến dân mạng rần rần, nhưng liệu hương vị sẽ thế nào?
Mỹ áp mức thuế 271% chống bán phá giá thiết bị năng lượng mặt trời từ Đông Nam Á
4 giờ trước
Bộ Thương mại Mỹ chính thức hoàn tất mức thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với pin và tấm pin mặt trời nhập khẩu từ bốn quốc gia Đông Nam Á.
Ford Everest bản đặc biệt chính thức ra mắt thị trường Việt Nam, giá gần 1,2 tỷ đồng có gì đặc biệt?
5 giờ trước
Phiên bản đặc biệt Ford Everest Sport gây ấn tượng mạnh mẽ với gói trang bị ngoại thất màu đen thể thao cùng logo EVEREST trên nắp capo.
Tiki gần như biến mất khỏi miếng bánh thị phần của các sàn thương mại điện tử
5 giờ trước
Tiki gần như mất hút khỏi bản đồ TMĐT quý I/2025 khi thị phần tụt xuống mức không thể hiển thị, Lazada cũng ghi nhận sự sụt giảm chóng mặt trong khi TikTok Shop tăng mạnh, Shopee vẫn dẫn đầu.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.239.904 VNĐ / tấn

165.60 JPY / kg

2.07 %

- 3.50

Đường

SUGAR

10.176.175 VNĐ / tấn

17.81 UScents / lb

0.67 %

- 0.12

Cacao

COCOA

225.504.687 VNĐ / tấn

8,701.00 USD / mt

4.89 %

+ 406.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

209.568.647 VNĐ / tấn

366.78 UScents / lb

0.03 %

- 0.10

Gạo

RICE

15.973 VNĐ / tấn

13.55 USD / CWT

0.44 %

+ 0.06

Đậu nành

SOYBEANS

9.880.010 VNĐ / tấn

1,037.50 UScents / bu

0.78 %

+ 8.00

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.626.323 VNĐ / tấn

301.95 USD / ust

0.52 %

+ 1.55

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu “không cho hết trứng vào một giỏ” ứng phó rủi ro thuế quan
7 giờ trước
Các chuyên gia cho rằng, xuất khẩu Việt Nam muốn phát triển bền vững, tránh những rủi ro thì cần quán triệt nguyên tắc “không cho hết trứng vào một giỏ”
Loại quả phải “giải cứu” nhiều năm, nay giá còn cao hơn sầu riêng
10 giờ trước
Từng bị chặt bỏ để trồng sầu riêng nhưng một số nhà vườn cho hay giá bơ hiện nay còn cao hơn cả "vua" trái cây.
Dưa hấu mất mùa, rớt giá, nông dân Quảng Nam 'đứng ngồi không yên'
1 ngày trước
Năng suất thấp cộng với giá rớt thê thảm khiến nông dân thủ phủ dưa hấu ở Quảng Nam lỗ nặng.
Việt Nam sở hữu loại cây lấy hoa quý hiếm trên thế giới, thu về hơn 300 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm
1 ngày trước
Xuất khẩu mặt hàng này đã tăng mạnh hơn 102% trong tháng 3.