Nông nghiệp tăng trưởng kỷ lục trong quý I đạt 4,05%

30/03/2018 11:01
(Dân Việt) Theo Tổng cục Thống kê: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Quý I ước tính đạt khoảng 189.500 tỷ đồng, tăng 4,05% so với quý I năm 2017. Đây là mức tăng trưởng kỷ lục của ngành nông nghiệp sau một số năm gặp khó khăn, thậm chí có thời điểm còn rơi vào tăng trưởng âm.

Trong đó, nông nghiệp đạt 143.860 tỷ đồng, tăng 3,92% (trồng trọt đạt 90.625,8 tỷ đồng, tăng 5,16%, chăn nuôi đạt 50.466,1 tỷ đồng, tăng 1,85%); lâm nghiệp đạt trên 7.065 tỷ đồng, tăng 5,15%; thuỷ sản đạt 38.569,9 tỷ đồng, tăng 4,96%.

Trong khi đó, theo báo cáo của Bộ NNPTNT, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 3 năm 2018 ước đạt 3,1 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2018 đạt 8,7 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 4,6 tỷ USD, tăng 9%;

Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 1,7 tỷ USD, tăng 11,5%; Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt gần 2 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2017.

nong nghiep tang truong ky luc trong quy i dat 4,05% hinh anh 1

Chế biến hạt điều xuất khẩu

Cụ thể, 9 mặt hàng xuất khẩu chính như sau:

Gạo: Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 3 năm 2018 ước đạt 524 nghìn tấn, giá trị đạt 261 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 3 tháng đầu năm 2018 ước đạt 1,36 triệu tấn và 669 triệu USD, tăng 9,4% về khối lượng và tăng 24% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Giá gạo xuất khẩu bình quân 2 tháng đầu năm 2018 đạt 491 USD/tấn, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2017. Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2018 với 24,4% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này trong 2 tháng đầu năm 2018 đạt 196,2 nghìn tấn và 99,7 triệu USD, giảm 18,7% về khối lượng và giảm 11,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Hai tháng đầu năm 2018, các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh là Irắc (gấp 5,7 lần), Malaysia (gấp 2,7 lần), Gana (gấp 2,05 lần), Hồng Kông (73,5%) và Singapore (33,9%).

Cà phê: Xuất khẩu cà phê tháng 3 năm 2018 ước đạt 190 nghìn tấn với giá trị đạt 367 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 3 tháng đầu năm 2018 ước đạt 520 nghìn tấn và 1 tỷ USD, tăng 15,1% về khối lượng nhưng giảm 1,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Giá cà phê xuất khẩu bình quân 2 tháng đầu năm 2018 đạt 1.945 USD/tấn, giảm 14,2% so với cùng kỳ năm 2017. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2018 với thị phần lần lượt là 14,1% và 11,3%. Các thị trường có giá trị xuất khẩu cà phê trong 2 tháng đầu năm 2018 tăng mạnh là: Indonesia (gấp 15,4 lần), Nga (73,6%), Italy (72,6%), Philippin (67,8%), Angieri (36,7%) và Nhật Bản (26,3%).

Cao su: Ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 3 năm 2017 đạt 86 nghìn tấn với giá trị đạt 130 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cao su 3 tháng đầu năm 2018 ước đạt 272 nghìn tấn và 403 triệu USD, tăng 8,9% về khối lượng nhưng giảm 20,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Giá cao su xuất khẩu bình quân 2 tháng đầu năm 2018 đạt 1.471 USD/tấn, giảm 27,3% so với cùng kỳ năm 2017. Trung Quốc, Ấn Độ, và Malaysia là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2018, chiếm thị phần lần lượt 53,4%, 8,4% và 6,9%. Các thị trường có giá trị xuất khẩu cao su trong 2 tháng đầu năm 2018 tăng mạnh là Ấn Độ (gấp 3,8 lần), Malaysia (29%) và Indonesia (18,1%).

Chè: Khối lượng xuất khẩu chè tháng 3 năm 2018 ước đạt 9 nghìn tấn với giá trị đạt 13 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu chè 3 tháng đầu năm 2018 ước đạt 25 nghìn tấn và 39 triệu USD, giảm 9,7% về khối lượng và giảm 4,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Giá chè xuất khẩu bình quân 2 tháng đầu năm 2018 đạt 1.559 USD/tấn, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2017. Trong 2 tháng đầu năm 2018, khối lượng chè xuất khẩu sang Pakistan – thị trường lớn nhất của Việt Nam với 22,9% thị phần – giảm 40,9% về khối lượng và giảm 32% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Các thị trường có giá trị xuất khẩu chè trong 2 tháng đầu năm 2018 tăng mạnh là Hoa Kỳ (93,5%), Malaysia (79,2%), Ba Lan (50,6%), Indonesia (41,7%) và Trung Quốc (40,3%).

Hạt điều: Khối lượng hạt điều xuất khẩu tháng 3 năm 2018 ước đạt 26 nghìn tấn với giá trị 265 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu hạt điều 3 tháng đầu năm 2018 ước đạt 73 nghìn tấn và 739 triệu USD, tăng 30,9% về khối lượng và tăng 43,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Giá hạt điều xuất khẩu bình quân 2 tháng 10 đầu năm 2018 đạt 10.261 USD/tấn, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2017. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hà Lan vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam chiếm thị phần lần lượt là 30,5%, 16,8% và 14,3% tổng giá trị xuất khẩu hạt điều. Hai tháng đầu năm 2018, ngoại trừ thị trường Australia có giá trị xuất khẩu hạt điều giảm (giảm 13,9% về khối lượng và giảm 7,1% về giá trị), các thị còn lại đều tăng mạnh.

Tiêu: Khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 3 năm 2018 ước đạt 24 nghìn tấn, với giá trị đạt 88 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 3 tháng đầu năm 2018 ước đạt 54 nghìn tấn và 203 triệu USD, tăng 5,5% về khối lượng nhưng giảm 37,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Giá tiêu xuất khẩu bình quân 2 tháng đầu năm 2018 đạt 3.822 USD/tấn, giảm 44,7% so với cùng kỳ năm 2017. Các thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2018 là Hoa Kỳ, Ấn Độ, Pakistan và Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất với 43,5% thị phần.

Gỗ và sản phẩm gỗ: Ước giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tháng 3 năm 2018 đạt 661 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 3 tháng đầu năm 2018 ước đạt 1,87 tỷ USD, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2017. Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - 4 thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2018 - chiếm 77,6% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Các thị trường có giá trị xuất khẩu gỗ tăng mạnh là Hàn Quốc (51,3%), Pháp (29,5%), Hoa Kỳ (14,8%), Hà Lan (11,6%) và Canada (10,1%).

Thuỷ sản: Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 3 năm 2018 ước đạt 604 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu thủy sản 3 tháng đầu năm 2018 ước đạt 1,7 tỷ USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2017. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2018, chiếm tới 50,5% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Trong 2 tháng đầu năm 2018, các thị trường có giá trị xuất khẩu thủy sản tăng mạnh là Hà Lan (49,7%); Thái Lan (35,3%); Trung Quốc (34,9%); Hàn Quốc (29,2%); Đức, Hồng Kông, Anh và Canada (tăng hơn 20%).

Sắn và các sản phẩm từ sắn: Khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 3 năm 2018 ước đạt 304 nghìn tấn với giá trị đạt 103 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn 3 tháng đầu năm 2018 ước đạt 883 nghìn tấn và 280 triệu USD, giảm 27,3% về khối lượng và giảm 4,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Trong 2 tháng đầu năm 2018, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chính, chiếm tới 90,8% thị phần, giảm 12,7% về khối lượng nhưng tăng 9,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.

Tin mới

Còn chưa ra mắt, một doanh nghiệp vận tải đã 'chốt đơn' 10 chiếc xe hybrid đầu tiên của BYD để chạy taxi
4 giờ trước
Mẫu xe hybrid đầu tiên của BYD có khả năng tiết kiệm nhiên liệu ấn tượng cùng phạm vi di chuyển 1.200 km.
Khám xét, thu hơn 24.000 hộp kẹo Kera vụ Hằng Du mục, Quang Linh Vlogs
3 giờ trước
Khám xét tại trụ sở Công ty CP Asia Life ở phường An Phú (TP.Thủ Đức, TP.HCM), công an thu hơn 24.000 hộp kẹo Kera và nhiều tang vật có liên quan.
Giá bạc miếng trong nước lao dốc sau khi lập đỉnh, mất hơn 10% chỉ trong 1 tuần
11 giờ trước
Giá bạc thỏi loại 1 lượng đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 1 tháng qua.
Giá cà phê hôm nay 5/4: Giảm mạnh ở cả trong nước và trên thế giới
11 giờ trước
Giá cà phê hôm nay 5/4 ghi nhận xu hướng giảm mạnh ở cả thị trường trong nước và trên thế giới, giá nội địa giao dịch cao nhất ở mức 131.200 đồng/kg.
Sáu mặt hàng xuất khẩu chịu tác động mạnh nhất
11 giờ trước
Việc Mỹ áp thuế đối ứng 46% với hàng hóa Việt Nam sẽ tác động tiêu cực tới 15 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, trong đó có 6 nhóm sản phẩm chịu ảnh hưởng mạnh nhất, Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (MBS) nhận định.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

39.697.576 VNĐ / tấn

181.40 JPY / kg

2.21 %

- 4.10

Đường

SUGAR

10.718.433 VNĐ / tấn

18.84 UScents / lb

1.41 %

- 0.27

Cacao

COCOA

219.658.367 VNĐ / tấn

8,512.00 USD / mt

8.38 %

- 779.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

208.582.752 VNĐ / tấn

366.63 UScents / lb

5.10 %

- 19.70

Gạo

RICE

15.393 VNĐ / tấn

13.11 USD / CWT

0.27 %

+ 0.04

Đậu nành

SOYBEANS

9.263.894 VNĐ / tấn

977.00 UScents / bu

3.41 %

- 34.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.053.048 VNĐ / tấn

283.10 USD / ust

1.70 %

- 4.90

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Thị trường ngày 05/04: Giá dầu thấp nhất trong hơn 3 năm, vàng giảm 3%, đồng giảm mạnh nhất kể từ khi bùng phát Covid-19
15 giờ trước
Phiên 04/4 lo ngại cuộc chiến thương mại toàn cầu leo thang có thể khiến kinh tế suy thoái đẩy giá dầu giảm khoảng 7% xuống mức thấp nhất trong hơn 3 năm, vàng giảm khoảng 3%, đồng có ngày giảm mạnh nhất kể từ khi bùng phát đại dịch Covid-19.
Bất ổn thị trường thịt heo
15 giờ trước
Chỉ trong tháng 3, giá thịt heo (lợn) bình ổn ở TPHCM hai lần được điều chỉnh tăng. Trong khi đó, tại "thủ phủ" chăn nuôi heo Đồng Nai, nhiều trang trại phải dừng hoạt động do chưa đáp ứng được quy định về bảo vệ môi trường khiến tỷ lệ đàn heo giảm, góp phần đẩy giá thịt tăng thêm.
Tổng thống Donald Trump áp thuế đối ứng, người Mỹ sắp phải trả thêm tiền cho một thức uống quen thuộc - Là sản phẩm Việt Nam được ưu đãi thuế nhập khẩu 0%
21 giờ trước
Mỹ đang là nước nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới và tiêu thụ cà phê nhiều nhất thế giới.
Lý do Thái Lan vội thúc Trung Quốc việc kiểm tra sầu riêng
1 ngày trước
Bộ Thương mại Thái Lan đã yêu cầu các quan chức hải quan Trung Quốc kéo dài giờ hoạt động và tăng cường nguồn lực để kiểm tra sầu riêng tại các trạm kiểm soát để kịp thời đẩy nhanh tiến độ xuất khẩu sầu riêng vào quốc gia tỷ dân này.