Vượt lên khó khăn
Nhắc đến huyện Mường La, nhiều người vẫn còn bị ám ảnh trước sức tàn phá của trận lũ lịch sử (3.8), hàng trăm ngôi nhà, trường học, cây cối hoa màu, hàng trăm tuyến đường liên xã, bản bị xẻ lẻ, đất đá vùi lấp… cuộc sống nhân dân gặp muôn vàn khó khăn.
Với khẩu hiệu “lá lành đùm lá rách”, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Mường La đã đoàn kết, cùng san sẻ nỗi đau thương, mất mát. Tập trung khắc phục mưa lũ, khôi phục sản xuất, tu sửa, xây mới cơ sở hạ tầng… Chỉ sau một thời gian ngăn, sức sống mới nơi rốn lũ được phục hồi, ngày càng khởi sắc. Người người, nhà nhà tiếp tục hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM), xây dựng làng, bản ngày càng giàu đẹp.
Minh chúng cho thành quả đó, là ngày (23.12) Mường La đã công nhận xã Mường Bú là xã đầu tiên về đích NTM của huyện.
Lễ công bố xã Mường Bú đạt chuẩn xã nông thôn mới
Chia sẻ về những khó khăn trong xây dựng NTM, ông Nguyễn Đức Thành, Chủ tịch UBND huyện, cho biết: Do đặc thù của huyện miền núi, Mường Bú là xã vùng II của huyện, có 30 bản, tiểu khu, với 4 dân tộc. dân cư sống rải rác, cơ sở hạ tầng thấp kém, tỷ lệ hộ nghèo cao, thu nhập bình quân đầu người đạt thấp... ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM trên địa bàn.
Thêm vào đó là một bộ phận cán bộ bản, xã và người dân chưa hiểu mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của xây dựng NTM nên có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước... Trước những bộn bề khó khăn đó, Đảng bộ huyện Mường La đã đưa ra nhiều giải pháp, tập trung tháo gỡ từng nút thắt. Với quyết tâm tạo sự chuyển biến trong tam nông, lấy kinh tế làm điểm nhấn thúc đẩy các tiêu chí khác.
Huyện đã vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thay thế những cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như, táo, cam, bưởi… nhân rộng các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng hàng hóa.
Mô hinh phát triển cây ăn hất lượng cao được người dân xã Mường Bú ứng dụng rộn rãi đem lại nguồn thu nhập khá cho hàng trăm hộ ia đình.
Tiêu biểu phong trào phát triển kinh tế hộ gia đình, đó là anh Lò Văn Thương, tiểu khu 2 (Mường Bú), khởi nghiệm chỉ với 1.000 m2 vườn táo, anh đã tiến hành cải tạo, ghép mắt, lai tạo giống táo có giá trị kinh tế cao. Đồng thời, tích cực mày mò liên hệ với các lái buôn tìm nguồn ra cho sản phẩm. Sau 4 năm, từ những đồng vồn tính góp được anh đã mở rộng diện tích trồng táo lên 2ha, nâng sản lượng táo lên 40 – 50 tấn/năm. Trừ chi phí mỗi thu lãi trên 300 triệu đồng, đời sống vật chất, tinh thần của gia đình không ngừng được nâng lên.
Anh Thương chia sẻ: Có được kết quả này là sự nỗ lực, dám nghĩ dám làm, quyết định hướng đi trong phát triển kinh tế gia đình, và sự giúp đỡ của cán bộ xã, huyện trong việc truyền dạy cách làm, ứng dụng khoa học trong sản xuất.
Những vườn cây ăn quả phủ xanh các dãy núi. đồi
Cũng giống như anh Thương, nhiều hộ gia đình ở xã Mường Bú đã mạnh dạn đưa giống cây trồng có giá trị kinh tế cao vào thay thế cây ngô, cây sắn, để cao hiệu quả sản xuất nhiều hộ gia đình đã không ngần ngại đầu tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Diện mạo nông thôn mới
Nhờ nỗ lực vượt qua khó khăn của đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Mường Bú đã trở thành xã đầu tiên của huyện Mường La đạt chuẩn NTM.
Box: Xã Mường Bú đã huy động trên 92 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp trên 13,5 tỷ đồng để thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu và hoàn thiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Nhân dân hiến trên 5.600m2 đất, góp hàng nghìn ngày công, bê tông hóa 86 tuyến đường nội bản, tổng chiều dài hơn 17km.
Ông Thành, cho hay: Quả thật nhìn sức tàn phá của trân lũ quét (3.8) thì không nghĩ sẽ có được kết quả như hôm nay. Thành quả này chính là minh chứng cho tinh thần đoàn kết giữa cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn, đặc biệt là sự đóng góp của người dân trong phong trào. Tinh thần tự nguyện hiến đất, góp sức người, sức của xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, nhờ vậy đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên.