Nộp tiền hàng trăm tỉ đồng, nhiều cựu lãnh đạo ngân hàng vẫn bị kiến nghị xử lý

17/03/2023 07:02
Dù đóng tiền khắc phục hậu quả hành vi của mình, một số cựu lãnh đạo SHB và Habubank (hiện thuộc SHB) vẫn bị Hội đồng xét xử TAND TP Hà Nội kiến nghị tiếp tục xử lý trong vụ vi phạm quy định về cho vay khi thẩm định dự án Việt Hòa - Kenmark

Chiều ngày 16-3, TAND TP Hà Nội đã tuyên án vụ 7 bị cáo là cựu cán bộ ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) các chi nhánh Thành Đô và Tây Nam Quảng Ninh trong vụ vi phạm quy định về cho vay khi thẩm định dự án Việt Hòa - Kenmark.

Nộp tiền hàng trăm tỉ đồng, nhiều cựu lãnh đạo ngân hàng vẫn bị kiến nghị xử lý - Ảnh 1.

Các bị cáo tại phiên toà sơ thẩm

Trong các bị cáo, 5 người thuộc BIDV chi nhánh Thành Đô bị phạt tù gồm: Đỗ Quốc Hùng, cựu giám đốc, lĩnh án 7 năm; Lưu Thị Bích Thủy, cựu phó giám đốc, án 5 năm 6 tháng tù; Nguyễn Văn Hà, cựu phó phòng Tín dụng, lĩnh 4 năm tù; Phạm Anh Tài, cựu trưởng phòng Tín dụng, và Lại Minh Ngọc, cựu trưởng phòng Thẩm định, cùng mức 3 năm tù.

Hai người còn lại thuộc BIDV chi nhánh Tây Nam Quảng Ninh cũng lĩnh án gồm Lê Vũ Thanh, cựu giám đốc, và Đỗ Xuân Khoan, cựu phó trưởng phòng Tín dụng, cùng mức 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.

Về trách nhiệm dân sự, tòa cấp sơ thẩm buộc các bị cáo cùng Công ty TNHH đầu tư và phát triển Kenmark và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải bồi thường hơn 181 tỉ đồng. Trong đó, Công ty Kenmark phải bồi thường hơn 160 tỉ đồng; bị cáo Hùng 10 tỉ; bị cáo Thủy 3 tỉ đồng...

Liên quan việc cho Kenmark vay tiền, Hội đồng xét xử kiến nghị tiếp tục xem xét, xử lý một số cựu lãnh đạo SHB và Habubank (hiện thuộc SHB). Những người này hiện chưa bị xem xét trách nhiệm vì đã nộp tiền khắc phục hậu quả hành vi của mình.

Theo bản án sơ thẩm, Công ty Kenmark là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, do một doanh nghiệp từ nước Samao (thuộc Châu Đại Dương) thành lập ở Hải Dương để thực hiện dự án Khu công nghiệp Việt Hòa - Kenmark trên khu đất 46ha. Công ty Kenmark có người đại diện theo pháp luật kiêm Giám đốc là Hwang Jonathan Cheng Yu (quốc tịch Mỹ). Năm 2007, vị giám đốc này gửi đề nghị vay vốn tới BIDV Thành Đô với số tiền 69 triệu USD thời hạn 84 tháng. Theo đó, BIDV Thành Đô đã mời BIDV Tây Nam Quảng Ninh, BIDV Đông Hà Nội và ngân hàng SHB chi nhánh Quảng Ninh, Habubank chi nhánh Bắc Ninh làm đồng tài trợ, thành lập Tổ thẩm định chung.

Cơ quan tố tụng cáo buộc hồ sơ vay vốn của Kenmark không đủ điều kiện. Các yếu tố thiếu sót gồm không có tài liệu phê duyệt thiết kế cơ sở các hạng mục nhà xưởng theo Luật Xây dựng năm 2003; vốn chủ sở hữu không đủ 20% tổng đầu tư dự án. Dù Kenmark không đủ điều kiện vay vốn, năng lực trả nợ trong hạn không có nhưng Tổ thẩm định vẫn đề xuất cho doanh nghiệp này vay tối đa hơn 67 triệu USD. Từ đó, Tổng giám đốc BIDV đồng ý cho Kenmark vay tối đa 68 triệu USD; lãnh đạo SHB đồng ý cho vay 18 triệu USD còn lãnh đạo Habubank đồng ý cho vay 10 triệu USD.

Giai đoạn 2008 – 2010, các ngân hàng đồng tài trợ đã cho Kenmark vay gần 53 triệu USD và 57 tỉ đồng, đạt trên 80% giá trị hợp đồng tín dụng. Năm 2009, Công ty Kenmark dừng hoạt động và các ngân hàng sau đó chỉ thu được hơn 33 triệu USD tiền nợ, lãi.

Tính đến ngày khởi tố vụ án, dư nợ không có khả năng thu hồi của Công ty Kenmark tại ngân hàng BIDV, SHB, HHB là 15,5 triệu USD, tương đương hơn 360 tỉ đồng. Trong đó, BIDV mất hơn 9,4 triệu USD và SHB mất hơn 6 triệu USD.

Theo cáo trạng, trong quá trình điều tra, ông Nguyễn Văn Thắng, cựu giám đốc SHB Quảng Ninh, đã đại diện các cán bộ thuộc SHB, HBB đã nộp gần 140 tỉ đồng (khoảng hơn 6 triệu USD) vào tài khoản của SHB. Do đó, cơ quan tố tụng đã không xử lý trách nhiệm hình sự 4 cá nhân của các ngân hàng này. Đến nay, số dư nợ không thu hồi được tại BIDV là hơn 181 tỉ đồng.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
2 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
42 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
29 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
54 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
46 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
13 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.