Nữ doanh nhân đưa quế, hồi Việt Nam ra thế giới: Từ khoản lỗ hàng năm 3-4 tỷ đồng khi khởi nghiệp đến thành công khi mang lại sinh kế cho phụ nữ vùng cao

08/03/2022 10:03
Có nhiều con đường dẫn một người đến với nghiệp kinh doanh và gắn bó với nó. Đối với Nguyễn Thị Huyền – CEO CTCP Quế hồi Việt Nam (Vinasamex), việc bén duyên với nông sản hữu cơ đến từ mong muốn được cho đi từ tận đáy con tim.

Mái tóc ngắn cá tính cùng bộ vest trắng thanh lịch, Nguyễn Thị Huyền mang đến cho chúng tôi nhiều ấn tượng và bất ngờ tại buổi phỏng vấn.

Hành trình của doanh nghiệp mà cô xây dựng từ tuổi đôi mươi cũng là hành trình đưa hương liệu Việt Nam ra thế giới, bồi đắp nên hình ảnh một doanh nhân tận hiến với nghề, một thủ lĩnh tận tâm với nông dân cùng khát khao tận lực bảo vệ những giá trị mà thiên nhiên đã ban tặng cho Việt Nam.

Nữ doanh nhân đưa quế, hồi Việt Nam ra thế giới: Từ khoản lỗ hàng năm 3-4 tỷ đồng khi khởi nghiệp đến thành công khi mang lại sinh kế cho phụ nữ vùng cao - Ảnh 1.

Xuất phát là một sinh viên ngoại ngữ, điều gì đã đưa chị đến với lĩnh vực sản xuất nông sản hữu cơ và gắn bó suốt hơn 10 năm nay?

Tôi đến với kinh doanh rất tình cờ và có lẽ đúng hơn là hữu duyên, giống như câu mà nhiều người vẫn hay nói: nghề chọn mình chứ mình không chọn được nghề.

Từ cấp 3, tôi bắt đầu thích và thử tập kinh doanh. Hồi đó tôi đã buôn sô-cô-la, bán hoa cho học sinh trong trường vào dịp Valentine… Lên đại học, tôi bán quần áo, tôi còn tự làm cả bánh khoai, bánh chuối, nem chua rán mang đi rao khắp nơi. Đó là những cơ hội đầu đời để tôi va vấp với những lĩnh vực khác nhau và cũng gặp rất nhiều đối tượng ở các nhóm tính cách khác nhau.

Chưa bao giờ tôi nghĩ rằng có một ngày mình sẽ kinh doanh sản phẩm nông sản Việt Nam, đặc biệt là quế và hoa hồi. Cho đến cái ngày đầu tiên tôi đi làm, lúc đó chỉ đơn thuần là một nhân viên xuất nhập khẩu đưa khách nước ngoài lên rừng hồi, tôi đã phải thốt lên "Trời ơi!" khi lần đầu tiên trong cuộc đời được đặt chân đến vùng rừng núi quá đẹp và kì vỹ của đất nước.

Tôi đi tìm hiểu về sản phẩm thì biết được Ấn Độ là nước tiêu thụ rất lớn sản lượng hoa hồi và quế của Việt Nam. Sau nhiều thời gian nghiên cứu, tôi thấy đây là sản phẩm rất tiềm năng bởi không chỉ có thể bán được sang Trung Quốc mà còn có thể mang đi Ấn Độ hay Bangladesh.

Thời điểm đó, vùng hồi Lạng Sơn có diện tích 40.000ha và chủ yếu người nông dân đang bán cho các tư thương mang ra cửa khẩu Trung Quốc, giữa họ nảy sinh rất nhiều cuộc xung đột và tranh chấp nhau về giá cả. Trước khi mang ra bán thì tư thương trả 20 ngàn chẳng hạn, nhưng khi mang đến cửa khẩu rồi thì người chỉ trả 15 ngàn thôi, tư thương thì vẫn phải bán vì họ đã gom hàng rồi, đành ngậm ngùi chấp nhận lỗ.

Chính vì vừa yêu thích sản phẩm bản địa, quan tâm đến người dân tộc thiểu số, say mê những tán rừng tự nhiên và đồng thời thấy được cơ hội và tiềm năng phát triển sản phẩm, tôi và chồng chính thức thành lập Vinasamex vào năm 2012 với định hướng tiến vào thị trường xuất khẩu, đặc biệt là thị trường xuất khẩu cao cấp.

Nữ doanh nhân đưa quế, hồi Việt Nam ra thế giới: Từ khoản lỗ hàng năm 3-4 tỷ đồng khi khởi nghiệp đến thành công khi mang lại sinh kế cho phụ nữ vùng cao - Ảnh 2.

10 năm trước, chắc nhiều người thắc mắc khi thấy một cô sinh viên ngoại ngữ mới ra trường như chị lại chọn nghề trồng rừng?

Bắt đầu vào nghề là tôi phải đi đồi núi nhiều lắm, cứ đi giữa 30km đường rừng, qua rất nhiều ổ gà, ổ voi sâu hoắm và trơn trượt nhưng cuối cùng vẫn phải quay lại vì xe gầm thấp không thể đi qua được, đành đi đường vòng. Rồi tôi đi công tác liên tục, đường nào cũng khó đi. Lúc ấy bố mẹ tôi mới bảo: "Con ơi, con gái làm nghề gì không làm, tại sao lại chọn nghề này?".

Chưa hết, giai đoạn đầu cũng phải trả học phí rất cao bởi vì kinh nghiệm, kiến thức mình đều chưa vững. Chẳng hạn như thời điểm nào thích hợp để gom hàng, khi nào nên mua hàng vào tích trữ để bán dần cho khách hàng tôi đều không nắm được.

Tôi nhớ mãi bài học rất đau thương đầu đời, đó là cái lần đầu tiên tôi mang tiền đi mua hàng ở thời điểm giá cao nhất năm 2011. Tôi mua để tích trữ hàng ở trong kho, sau đó chỉ bán đâu đó được 3 công hàng là có lãi một chút, còn toàn bộ sản lượng tồn trong kho 1 năm trời không bán đi đâu được bởi vì thời điểm đó Ấn Độ lockdown và họ không mua bất kì sản lượng nào ở Việt Nam. 1 năm sau họ mua trở lại thì giá bán ra chỉ được 1/3 so với giá nhập.

Nữ doanh nhân đưa quế, hồi Việt Nam ra thế giới: Từ khoản lỗ hàng năm 3-4 tỷ đồng khi khởi nghiệp đến thành công khi mang lại sinh kế cho phụ nữ vùng cao - Ảnh 3.

Chị lấy vốn từ đâu để trả cho những bài học xương máu đó?

Tôi thấy mình thực sự may mắn vì đằng sau luôn có một người chồng hậu thuẫn. Chồng tôi trước đây đã kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau như bất động sản, nhập khẩu ô tô, nhập khẩu linh kiện điện thoại từ Trung Quốc về Việt Nam. Lúc đấy, hai vợ chồng dùng toàn bộ vốn tự có trong suốt thời gian kinh doanh trước đó là khoảng 10 tỷ để khởi nghiệp.

Nhưng mọi chuyện không giống như mơ, bỏ ra toàn bộ 10 tỷ để mua hàng ở giai đoạn giá cao đỉnh điểm là 120 ngàn/kg, chúng tôi lỗ rất nhiều, nhớ năm đầu tiên hạch toán về tài chính là đâu đó khoảng 3, 4 tỷ và đến năm tiếp theo cũng lại lỗ tiếp 3, 4 tỷ, tức là những năm đầu lỗ liên hoàn, không thấy điểm dừng.

Thứ nhất là do giá thành đi xuống và do kinh nghiệm sản xuất. Với sản phẩm quế người nông dân phơi khô độ ẩm còn 30% nhưng mình xuất khẩu tiêu chuẩn chỉ được phép độ ẩm 13%. Mình mua của dân thì chưa có máy móc nào kiểm soát về độ ẩm, cán bộ thu mua kiểm tra hàng hoàn toàn bằng cảm quan và họ không biết sản phẩm có độ khô hay không đã mua về nên tỷ lệ hao hụt rất lớn. Đó cũng là bài học rất thương đau.

Nữ doanh nhân đưa quế, hồi Việt Nam ra thế giới: Từ khoản lỗ hàng năm 3-4 tỷ đồng khi khởi nghiệp đến thành công khi mang lại sinh kế cho phụ nữ vùng cao - Ảnh 4.

Chị xử lý khủng hoảng bằng cách nào để thúc đẩy bản thân tiếp tục kinh doanh?

Sau một thời gian lỗ như vậy thì tôi có cơ duyên tham gia vào những hội chợ quốc tế và nhờ đó được gặp các khách hàng từ châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và họ hỏi rất nhiều các chỉ tiêu về sản phẩm, thậm chí hỏi nhiều đến mức mình phát cáu vì rõ ràng làm trong nghề mà lại không hề biết. Quay về Việt Nam, tôi mới ngộ ra là đã đến lúc mình phải thay đổi.

Lúc đó có một vài tổ chức phi Chính phủ họ tìm hiểu về lĩnh vực nông sản và họ cũng đặt vấn đề hỗ trợ vùng nguyên liệu. Khi đó Vinasamex quyết tâm lên làm việc với chính quyền địa phương.

Tôi bắt đầu lên phỏng vấn chính quyền địa phương vùng trồng quế, hồi, phỏng vấn người nông dân, thì thấy họ có quá nhiều vấn đề. Họ chỉ bán cho tư thương nhưng không biết tư thương mang đi đâu. Họ trồng ra sản phẩm nhưng mà không biết sản phẩm này dùng để làm gì. Họ cứ nói rằng thấy tư thương đến ngày hôm nay mua với giá 15 ngàn, ngày hôm sau có thể xuống 10 ngàn, ngày kia có thể không mua nữa, tức là không hề có sự ổn định.

95% họ là người dân tộc thiểu số, ở vùng Lạng Sơn thì là người Tày, Nùng; Lào Cai là Mường, Dao, Thái. Họ không bán được hàng đồng nghĩa với việc không có tiền cho con đi học, cũng không mua được thứ gì để đảm bảo cuộc sống. Thấy họ nghèo như thế, trong tâm tôi rất thương, tôi nghĩ nếu doanh nghiệp của mình cứ làm hoài, phụ thuộc vào Ấn Độ mà không bán được hàng, bán với giá rẻ bèo như thế nó không có giá trị gì cả. Mà trong khi đó thị trường ngoài kia có nhu cầu rất lớn, dân mình thì cứ mãi nghèo, mình phải làm cái gì khác đi. Đó là bước ngoặt để tôi quyết định thay đổi.

Đến năm 2013, Vinasamex bắt đầu xây dựng chuỗi giá trị với người nông dân. Tức là tôi không mua qua tư thương nữa và cũng không phải bán đi thị trường Ấn Độ nữa mà làm việc với từng hộ nông dân một để tạo ra chuỗi giá trị, gọi là các nhóm nông dân sở thích và chúng tôi tiến hành đào tạo cho họ về những tiêu chuẩn quốc tế.

Nữ doanh nhân đưa quế, hồi Việt Nam ra thế giới: Từ khoản lỗ hàng năm 3-4 tỷ đồng khi khởi nghiệp đến thành công khi mang lại sinh kế cho phụ nữ vùng cao - Ảnh 5.

Quá trình chị thuyết phục và định hướng họ diễn ra như thế nào?

Lúc ban đầu làm với các hộ nông dân thì muôn vàn khó khăn. Tôi và cả Vinasamex nhận rất nhiều "gạch đá" từ các hộ nông dân, chính quyền và các doanh nghiệp khác. Họ bảo mình "bị khùng", "tại sao đang xuất đi thị trường Ấn Độ như vậy, tiêu thụ được nhiều như vậy mà lại thay đổi, lại đi làm việc với người nông dân ư? Nào thì đào tạo ư, làm việc với chính quyền ư!".

Rất nhiều sự hoài nghi đòi hỏi mình phải vượt lên, phải kiên định và tạo niềm tin cho họ.

Vinasamex vẫn làm và không bỏ cuộc. Bằng cách chúng tôi bắt đầu với vài hộ nông dân thôi, sau 1 năm vài hợp tác với công ty có kết quả thì các hộ nông dân khác dần tin tưởng. Chúng tôi cứ thế đi từng bước nhỏ và từ đầu luôn cam kết mua cho bà con với giá cao hơn 5-10% của thị trường để 5-10% đó giúp họ cải thiện sinh kế.

Đến hiện tại, Vinasamex đang ký trực tiếp với 3.000 hộ nông dân hợp đồng bao tiêu trực tiếp trong chuỗi giá trị hữu cơ. Còn tác động lên họ thông qua truyền thông về ngành nghề thì phải lên tới 15.000 hộ.

Cuộc sống của họ được cải thiện như thế nào từ khi tham gia vào chuỗi giá trị của Vinasamex?

Điều quan trọng nhất là họ biết hữu cơ thực sự là gì. Họ biết thế nào là sạch, sạch từ nguồn đất, nguồn nước… Còn về thu nhập, càng lúc dân vùng quế, hồi càng giàu. Cách đây 5-6 năm thì thu nhập của họ là 7-10 triệu/ha/hộ, nhưng bây giờ thu nhập của một hộ là 150 triệu/ha. Đường ngày xưa đi toàn là đường đất, ổ gà, quanh co, từ ngày có nhà máy của Vinasamex thì đường bê tông lên tận đỉnh đồi để thu quế.

Có một điều tôi thấy mãn nguyện nhất là ở vùng đó, chị em phụ nữ là người lao động chính, chồng ở nhà uống rượu thôi nhưng mọi vấn đề chồng vẫn là người quyết, phụ nữ không có tiếng nói trong gia đình. Vinasamex đã đến xây dựng một dự án thúc đẩy bình đẳng giới cho chị em ở đó, để họ tự tin hơn, tự chủ hơn, tiếp cận được nguồn tài chính và có thể đưa ra quyết định.

Nữ doanh nhân đưa quế, hồi Việt Nam ra thế giới: Từ khoản lỗ hàng năm 3-4 tỷ đồng khi khởi nghiệp đến thành công khi mang lại sinh kế cho phụ nữ vùng cao - Ảnh 6.

Sản phẩm của Vinasamex hiện xây dựng được những lợi thế cạnh tranh như thế nào? 2 năm Covid vừa qua doanh thu công ty có bị ảnh hưởng nhiều không? Chị đặt ra mục tiêu gì trong thời gian tới?

Kết quả kinh doanh của Vinasamex đang rất tốt, đặc biệt là 2 năm Covid vừa rồi nhiều doanh nghiệp lao đao nhưng doanh thu của chúng tôi vẫn tiếp tục tăng. Như năm 2021 tăng gần 60%, bởi quế, hồi có rất nhiều công dụng cho sức khỏe, mà trong đại dịch thì sức khỏe là mối quan tâm gần như hàng đầu.

Hiện Vinasamex đang có 4 vùng nguyên liệu chính là Yên Bái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn và vừa rồi, chúng tôi mới ký kết MoU với huyện Cam Lộ, Quảng Trị để phát triển 20000ha quế ở đó.

Năm 2016, chúng tôi cũng đã đạt 4 chứng nhận hữu cơ quốc tế cao nhất của thị trường châu Âu, Mỹ, Nhận Bản, Hàn Quốc, khẳng định chất lượng của Vinasamex có thể đáp ứng được cho toàn thế giới ở chất lượng cao nhất.

Còn về mục tiêu, trước mắt Vinasamex muốn tiến đến IPO vào năm 2026, trở thành công ty niêm yết để có thể kêu gọi vốn và khẳng định được thương hiệu. Để khởi động việc này, dự kiến vào tháng 4 tới, Vinasamex sẽ có một buổi pitching cá nhân cho các nhà đầu tư cả trong nước và nước ngoài. Các nhà đầu tư quan tâm có thể đến tham dự và đầu tư cho Vinasamex ở vòng gọi vốn đầu tiên.

Về đường dài, chúng tôi cũng mong muốn trở thành công ty nông sản sản xuất gia vị organic đầu tiên ở Việt Nam để truyền cảm hứng cho các doanh nghiệp khác thay đổi tư duy cũng như mục tiêu kinh doanh.

Tôi hi vọng họ sẽ không phóng ra thị trường để chạy theo guồng quay lợi nhuận, họ cần phải suy nghĩ làm sao để bên cạnh thu về lợi nhuận, họ nên trả lại cho cộng đồng, nên tác động điều gì đó đến cộng đồng để có một xã hội tốt đẹp hơn.

Nữ doanh nhân đưa quế, hồi Việt Nam ra thế giới: Từ khoản lỗ hàng năm 3-4 tỷ đồng khi khởi nghiệp đến thành công khi mang lại sinh kế cho phụ nữ vùng cao - Ảnh 7.

Nhìn lại những năm tháng kinh doanh vừa qua, đâu là điều chị thấy mình "được" nhiều nhất xét về góc độ sự nghiệp?

Nữ doanh nhân đưa quế, hồi Việt Nam ra thế giới: Từ khoản lỗ hàng năm 3-4 tỷ đồng khi khởi nghiệp đến thành công khi mang lại sinh kế cho phụ nữ vùng cao - Ảnh 8.

Sau 10 năm làm việc với Vinasamex, tôi nghĩ thành quả lớn lao nhất là niềm vui và hạnh phúc bên trong khi mình được ghi nhận. Không phải là ghi nhận theo cách mà mọi người đang hiểu là tôi đang làm được cái gì, mà ở đây là ghi nhận bằng sự cảm mến và tình cảm giữa mình và những người nông dân, giữa nhân viên, công nhân với mình. Tôi sẽ không bao giờ quên câu nói của một người nông dân rằng, họ biết ơn công ty rất nhiều vì đã cho họ được biết thế nào là ăn sạch và sống sạch.

Tự do tài chính không phải là cái đích cuối cùng mà chúng ta hướng đến. Tôi nghĩ đích cuối cùng của con người là tìm được sự bình an. Mà để có bình an thì mình phải biết cho đi để giúp đỡ người khác. Đó là giá trị không thể nào đong đếm được bằng tiền mà tôi đã nhận được và biết ơn vô tận.

Bước đi vững chắc trong sự nghiệp, chị nghĩ mình có phải là mẫu phụ nữ mạnh mẽ? Hay ngược lại, chị đã đối diện với những khoảnh khắc yếu đuối thế nào trong cuộc đời?

Tôi đúng là một người mạnh mẽ, nhưng đó chỉ là bề nổi, còn bên trong tôi cảm thấy mình khá phong phú. Tôi vẫn có sự nhẹ nhàng, vẫn mong muốn được yêu thương, che chở, được đồng cảm giống bao người phụ nữ khác nên nếu bảo tôi giống một người đàn ông thì không phải. Tôi dung hòa vừa đủ cả hai thứ.

Khi tôi gặp chồng mình thì anh đã một lần lập gia đình và 3 cậu con trai. Còn trẻ mà, nên tôi chỉ nghĩ rất đơn giản là không còn tình cảm, không còn hạnh phúc thì mọi người có thể chia tay nhau, tôi chưa hình dung ra được khi kết hôn với một người đàn ông đã có con sẽ phức tạp như thế nào. Khoảng thời gian bước vào cuộc sống hôn nhân chính là lúc mà tôi bắt đầu chông chênh nhất, bởi ngoài cuộc sống gia đình, tôi còn phải hòa nhập với công việc.

Tôi rơi vào trạng thái stress, mất cân bằng, gần như là bị trầm cảm. Tôi lao đầu vào công việc và quên đi, không yêu thương bản thân, thức rất khuya, phải suy nghĩ rất nhiều về cả công việc và gia đình, con cái.

Nhưng đúng là mọi biến cố và thử thách chỉ làm cho mình trưởng thành và mạnh mẽ hơn. Tôi có cơ duyên với một vài người thầy và biết đến Phật pháp, đó cũng là lúc tôi biết mình đang mất kết nối với bản thân mình. Tôi cân bằng lại bằng cách tập khí công, yoga, cứ như vậy tôi phấn chấn hơn và nhận ra phải quay về bên trong bản thể.

Chị nghĩ mình đã là một doanh nhân thành công? Từ kinh nghiệm và bài học kinh doanh của chính mình, chị mong đợi có thể truyền những cảm hứng gì cho thế hệ trẻ khởi nghiệp?

Thực ra thành công có rất nhiều định nghĩa. Có những người nghĩ thành công là tôi phải tạo ra được khối tài sản rất lớn, kiếm được rất nhiều tiền. Nhưng có nhiều người chỉ nghĩ sự thành công đơn giản là vượt qua được khó khăn, thử thách và luôn sẵn sàng hoan hỉ đón nhận mọi thứ dù tốt, dù xấu ở ngay thời khắc hiện tại và trong tương lai. Nếu xét về góc độ đó thì tôi nghĩ mình là người thành công rồi.

Tôi có rất nhiều từ khóa muốn chia sẻ với các bạn trẻ khởi nghiệp. Nhưng điều đầu tiên là phải có niềm tin, niềm tin rất quan trọng, tin vào chính bản thân mình. Nếu ngay từ lúc bắt đầu các bạn không tin mình làm được thì sẽ rất khó để thành công. Đồng thời dành niềm tin dành cho cả những cộng sự, bởi nếu như không tin vào những người cộng sự và cho họ cơ hội để cùng trải nghiệm, đồng hành với mình thì mình cũng sẽ khó để thành công và đi xa.

Nữ doanh nhân đưa quế, hồi Việt Nam ra thế giới: Từ khoản lỗ hàng năm 3-4 tỷ đồng khi khởi nghiệp đến thành công khi mang lại sinh kế cho phụ nữ vùng cao - Ảnh 9.

Tiếp đó, hãy dám thay đổi. Có thể là sự sáng tạo, đột phá, hơi điên rồ một chút. Trong kinh doanh, nếu không dám đón nhận và quản trị được sự thay đổi, bước ra vùng an toàn thì rất khó để phát triển.

Cuối cùng là hãy biết cho đi và phụng sự. Chỉ khi chúng ta làm vì một ai đó, vì một nhóm đối tượng nào đó thì đấy mới là lí do đủ mạnh để ta kiên định với sự lựa chọn của mình. Khi bạn thấy ngoài kia có bao nhiêu con người đang đi theo bạn, muốn bạn tạo ra giá trị, chỉ cần nhìn vào đó thôi bạn cũng đã tràn đầy động lực.

Xin cảm ơn chị.

"Tôi đã kiếm 1 tỷ đầu tiên như thế nào?", bạn đã trả lời được câu hỏi này chưa - hay vẫn còn đang trong quá trình tìm kiếm "kịch bản" riêng cho mình? Đó cũng chính là chủ đề 1 của Làm giàu tuổi 20 - cuộc thi sáng tạo nội dung đầu tiên khai thác về chủ đề Tài chính Giới trẻ.

Hãy chia sẻ câu chuyện của bạn lên trang cá nhân ở chế độ công khai kèm hashtag #LamGiauTuoi20 #CafeF #Kenh14 hoặc gửi bài dự thi về BTC qua: email lamgiautuoi20@vccorp.vn hoặc fanpage Kenh14.vn

và CafeF . Chủ đề "Tôi đã kiếm 1 tỷ đầu tiên như thế nào" sẽ diễn ra từ 17/2/2022 đến 9/3/2022 với nhiều giải thưởng hấp dẫn:

Giải nhất: Kỷ niệm chương và 20.000.000 VND

Giải Yêu thích do độc giả chọn: Kỷ niệm chương và 2.000.000 VND

Giải yêu thích do BGK lựa chọn: Kỷ niệm chương và 3.000.000 VND

Các bài dự thi chất lượng sẽ được đăng tải trên 2 trang tin CafeF và Kenh14.vn

Cuộc thi Làm giàu tuổi 20 được đầu tư thực hiện, phối hợp tổ chức bởi Kenh14.vn, CafeF cùng sự góp mặt đặc biệt bởi các khách mời là Chuyên gia tài chính uy tín, những người có tầm ảnh hưởng và đam mê về lĩnh vực tài chính. Mọi thông tin chi tiết xem tại đây .

Nữ doanh nhân đưa quế, hồi Việt Nam ra thế giới: Từ khoản lỗ hàng năm 3-4 tỷ đồng khi khởi nghiệp đến thành công khi mang lại sinh kế cho phụ nữ vùng cao - Ảnh 11.
https://cafef.vn/nu-doanh-nhan-dua-que-hoi-viet-nam-ra-the-gioi-tu-khoan-lo-hang-nam-3-4-ty-dong-khi-khoi-nghiep-den-thanh-cong-khi-mang-lai-sinh-ke-cho-phu-nu-vung-cao-20220308100328173.chn

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
7 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
6 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
6 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
6 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
6 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.