Những khía cạnh của thoả thuận được 2 nước ký kết hồi tháng trước đã bị nông dân Mỹ phản đối khá gay gắt. Tuy nhiên, thoả thuận ấy đã giúp thay đổi một kịch bản vốn không thuận lợi về chính trị đối với ông Trump, khi những nông dân di cư đổ xô đến vùng biên giới trước thềm bầu cử năm 2020.
Thoả thuận được ký kết hôm 20/8 có khả năng sẽ là thoả thuận cuối cùng sau 1 tháng mức thuế tạm thời 17,6% đối với xuất khẩu cà chua từ Mexico sang Mỹ được dỡ bỏ. Động thái này sẽ chấm dứt cuộc điều tra chống bán phá giá của Bộ Thương mại Mỹ, có thể sẽ đẩy mức thuế lên 25% và được áp dụng mãi mãi.
Đối với "người đàn ông thuế quan", hiệp định đã ký kết với Mexico là động thái "rút lại chiến thuật" khi cuộc chiến thương mại với Trung Quốc leo thang. Rủi ro có thể rõ ràng sẽ là quá lớn đối với một vị tổng thống đang cố gắng bảo vệ cử tri trước những tác động của xung đột kinh tế và những người đã đặt cược rằng ông sẽ tái đắc cử với chính sách thắt chặt di cư.
Việc thoả hiệp, nhằm dỡ bỏ thuế quan để có thể kiểm soát vùng biên giới chặt chẽ hơn, vẫn là chưa đủ để xoa dịu một số nông dân trồng trọt ở Mỹ. Paul "Mr. Tomato" DiMare, của DiMare một trong những trang trại trồng trọt và nhà phân phối lớn nhất nước Mỹ, cho hay: "Tôi không hài lòng với điều đó và tôi sẽ nói rõ ngay lập tức." Ông DiMare, 78 tuổi, cho rằng những nông dân trồng trọt ở Mỹ lẽ ra đã thắng vụ kiện chống bán phá giá, dù Mexico không thừa nhận những hành vi sai trái và thoả thuận này cũng không thể giải quyết được những vấn đề chính gây bất bình.
Ngoại giao "cà chua" là vấn đề chứa đầy những vấn đề gây nhức nhối đến mức những yếu tố cốt lõi trong đó đã được thảo luận bên lề của thoả thuận NAFTA. Chưa dừng ở đó, thoả thuận "kế nhiệm" là USMCA còn đang bị trì hoãn thảo luận ở Quốc hội Mỹ. Tất cả những nguyên nhân trên đã gây cản trở cho một thoả thuận quy mô lớn hơn. Một hiệp ước "mỏng manh" đã có hiệu lực từ năm 1996, khi Mỹ hoãn lại tất cả các cuộc điều tra chống bán phá giá, để đổi lấy cam kết của nông dân trồng trọt Mexico, bao gồm bán với giá tham chiếu. Vào tháng 5, ông Trump đã rút khỏi thỏa thuận, đánh thuế tạm thời và tổ chức các cuộc đàm phán song phương kéo dài.
Hiệp định mới đã dỡ bỏ thuế với cà chua xuất khẩu từ Mexico và cũng đặt ra mức giá tham chiếu mới, bao gồm một yêu cầu rằng cà chua hữu cơ phải bán với giá cao hơn 40% loại phi hữu cơ, cùng với đó là tăng cường kiểm tra các lô hàng của Mexico.
Salvador García, 49 tuổi, cho hay: "Thoả thuận này đã mang lại sự ổn định cho thị trường." Gia đình ông bắt đầu kinh doanh cà chua từ hơn 75 năm trước, nuôi trồng trong các nhà kính trên khu đất rộng 300 ha tại thị trấn Camalú. Ngoài ra, gia đình García còn trồng măng tây và dâu tây. Là chủ tịch hội đồng nông nghiệp của Baja California, ông đã tham gia 10 ngày đàm phán liên tiếp tại Bộ Thương mại tại Washington. Ông chia sẻ: "Đó là một cuộc đàm phán đầy trắc trở và không hề dễ dàng để đáp ứng những điều khoản, bởi thoả thuận này sẽ đòi hỏi chúng tôi phải cải thiện chất lượng sản phẩm của mình."
Với nỗ lực hạn chế người nhập cư, chính quyền ông Trump đã đẩy mạnh việc đi đến một thoả thuận về nhập khẩu cà chua. Số lượng người nhập cư Mexico không có giấy tờ ở Mỹ đã giảm trong thập kỷ qua, một phần vì các công nhân đã quay trở lại Mexico để tận dụng những cơ hội lớn hơn ở quê nhà. Cuộc chiến cà chua có thể đã khiến số lượng người Mexico vượt biên ngày một lớn, nguyên nhân khác là sự suy tàn của ngành công nghiệp ngô sau khi nước này ký kết NAFTA và khủng hoảng kinh tế khiến đồng peso sụt giá.
Ngành công nghiệp thâm dụng lao động ở Mexico hỗ trợ khoảng 1,5 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp, bao gồm người thu hoạch, lái xe, môi giới hải quan, chủ nhà hàng và những người khác.
Lorenzo Juárez.
Lorenzo Juárez, 28 tuổi, đã trở lại Mexico từ 6 năm trước, sau 2 năm hái dâu ở California mà không có giấy tờ. Anh chia sẻ: "Tôi cần phải đi bất kỳ nơi nào có việc". Giống như nhiều công nhân trong các nhà kính trồng cà chua ở miền bắc Mexico, Juárez đến từ Oaxaca - một trong những bang nghèo nhất nước này. Cha mẹ và gia đình anh đều làm nôgn ở khu vực đó. Làm việc tại Baja California, anh tiết kiệm được 1.000 USD trong 8 tháng để mua một chiếc ô tô. Giờ đây, anh sử dụng số tiền đó để mua một mảnh đất.
Những yếu tố liên quan đến kinh tế tương tự khiến người dân Mexico di cư lên phía bắc để tìm việc có thể sẽ thúc đẩy ý định sang bên kia biên giới Mỹ. Juárez cho biết vào mùa cao điểm ở California, anh kiếm được số tiền cao gấp 10 lần lương hiện tại. Anh tự truyện trở về Mexico vì nhớ gia đình và lo lắng về khả năng bị trục xuất.
García chia sẻ: "Nếu không bán cà chua cho Mỹ, thì mọi người cần phải di cư sang Mỹ để tìm kiếm những lựa chọn khác, bởi ở đây chúng tôi không có." Những nông dân trồng cà chua ở Mỹ, bang đóng vai trò quan trọng trong cuộc bầu cử tổng thống, và phái đoàn quốc hội của bang là những người ủng hộ mạnh mẽ nhất cho cuộc điều tra chống bán phá giá. Dù California sản xuất nhiều cà chua hơn, nhưng Florida mới dẫn đầu thị trường với cà chua tươi.
2 năm trước, chỉ riêng Florida đã sản xuất nhiều cà chua hơn cả số lượng Mexico hiện tại xuất khẩu sang Mỹ và chiếm hơn 1 nửa thị trường cà chua Mỹ. Tuy nhiên, số lượng nhà sản xuất tại Florida đã sụt giảm mạnh trong những thập kỷ gần đây.
Dẫu vậy, hiệp định mới lại cho phép Mỹ tuyên bố chiến thắng một phần. Một tuyên bố từ Florida Tomato Exchange cho hay: "Ngành công nghiệp của Mexico chấp nhận những điều khoản cốt lõi như tăng cường kiểm tra ở vùng biên giới." Hầu hết các mặt hàng sẽ được kiểm định chất lượng tại biên giới Mỹ. các nhà sản xuất Mỹ cho rằng việc này là rất quan trọng để loại bỏ các sản phẩm chất lượng thấp.
Đối với chính quyền ông Trump, các điều khoản mới có thể sẽ giúp ngăn chặn cuộc khủng hoảng di cư. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ rằng liệu thoả thuận này có thể tiếp tục "giữ chân" những nông dân ở Florida tiếp tục gắn bó với nghề hay không.