Nước Mỹ 'căng như dây đàn': Siêu thị không còn đồ để bán, người mua chỉ nhìn thấy những kệ hàng trống trơn

25/01/2022 20:08
Hệ thống thực phẩm của Mỹ đang ở trong tình trạng "căng như dây đàn" khi biến thể Omicron ảnh hưởng đến lực lượng lao động từ các nhà máy chế biến cho đến cửa hàng tạp hoá. Hậu quả là, kệ hàng ở các siêu thị đều trống trơn.

Ở Arizona, 1/10 công nhân nhà máy chế biến và phân phối tại một công ty sản xuất lớn gần đây đều bị ốm. Tại Massachusetts, nhân viên mắc Covid-19 đã khiến quá trình vận chuyển cá đến các siêu thị và nhà hàng bị gián đoạn. Trong khi đó, chuỗi cửa hàng tạp hóa ở đông nam Mỹ phải thuê nhân viên tạm thời sau khi khoảng 1/3 nhân sự nghỉ ốm.

Các nhà phân tích và giám đốc điều hành của ngành cảnh báo rằng tình hình có thể kéo dài trong nhiều tuần hoặc vài tháng, ngay cả khi dịch bệnh bớt căng thẳng. Việc thiếu hụt nhân sự do ảnh hưởng của Covid-19 làm trầm trọng thêm tình trạng gián đoạn trong quá trình cung cấp và vận chuyển, khiến 1 số loại thực phẩm trở nên khan hiếm.

Sau thời gian gián đoạn vì dịch bệnh, một số giám đốc điều hành cho biết những thách thức về nguồn cung hiện thậm chí còn tồi tệ hơn. Họ phải đối mặt với cả tình trạng thiếu nhân công, hàng hóa liên tục thiếu hụt dù nguồn cung khá dồi dào.

Eddie Quezada - giám đốc sản xuất tại 1 cửa hàng Stop & Shop ở Northport (New York) cho biết Omicron đã khiến ông mất 1/5 nhân sự kể từ đầu tháng 1. Ông cho biết, đầu tháng 1, ông chỉ nhận được 17 trong số 48 thùng dâu đã đặt.

Keith Milligan - kiểm soát viên của cửa hàng Piggly Wiggly tại Alabama, cho biết khoảng 1/3 nhân viên sắp xếp hàng hóa tại các trung tâm phân phối của chuỗi này đều nghỉ ốm trong tuần đầu tiên của tháng 1. Công ty này gặp nhiều khó khăn để đưa thực phẩm đến các cửa hàng do thiếu tài xế và vấn đề nhân sự không được cải thiện.

Nước Mỹ căng như dây đàn: Siêu thị không còn đồ để bán, người mua chỉ nhìn thấy những kệ hàng trống trơn - Ảnh 1.

Theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu thị trường IRI, mức tồn kho của các loại thực phẩm tại các nhà bán lẻ Mỹ đạt 86% trong tuần kết thúc vào ngày 16/1. Con số này thấp hơn so với mùa hè năm ngoái và trước đại dịch là hơn 90%. Đồ uống thể thao, bánh quy đông lạnh và bột làm bánh đặc biệt ở mức thấp, với lượng hàng tồn kho ở khoảng 6-70%.

Các nhà phân tích và giới chức trong ngành cho biết những thách thức tương tự xảy ra ở các nhà máy thực phẩm đóng gói đồng nghĩa với tình trạng thiếu hụt sẽ còn kéo dài. Số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy, sản lượng giết mổ gia súc và bò trong tuần ngày 14/1 đã giảm khoảng 5% so với 1 năm trước đó. Hoạt động chế biến thịt gà cũng giảm khoảng 4% so với tuần kết thúc vào ngày 8/1. Tình trạng thiếu lao động cũng đang ảnh hưởng đến quá trình chế biến sữa và sản xuất phô mai.

Lamb Weston Holdings - nhà bán sản phẩm khoai tây đông lạnh hàng đầu tại Mỹ, dự đoán những khó khăn về vấn đề nhân sự còn tiếp tục ảnh hưởng đến sản lượng tại các nhà máy. Conagra Brands Inc. - công ty sản xuất rau đông lạnh và đồ ăn nhẹ, cũng thông báo nhiều nhân viên của họ đã nhiễm Covid-19 ở thời điểm nhu cầu tiêu dùng tăng cao, vượt nguồn cung có sẵn của công ty.

Nước Mỹ căng như dây đàn: Siêu thị không còn đồ để bán, người mua chỉ nhìn thấy những kệ hàng trống trơn - Ảnh 2.
Tỷ lệ hàng tồn kho của một số mặt hàng tại các cửa hàng bán lẻ của Mỹ. 

Ở Massachusetts, Tom Zaffiro đang chật vật để chuyển cá đến các cửa hàng tạp hóa và nhà hàng. Zaffiro, chủ tịch của Channel Fish Processing Co., cho biết công ty chỉ có thể chạy với 80% công suất vào những ngày công nhân chủ chốt nghỉ việc. Ngoài ra, các công ty vận tải đường bộ và nhà cung cấp bánh mì cũng thiếu nhân sự khiến việc chuẩn bị và vận chuyển vẫn khó khăn hơn.

Steve Church - đồng chủ tịch của công ty sản xuất Church Brothers Farms, cho biết khoảng 10% nhân viên tại cơ sở phân phối và nhà máy chế biến ở Arizona của ông bị ốm vào đầu tháng này. Số người nghỉ ốm đã giảm vào tuần trước và công ty đã thực hiện được các đơn đặt hàng. Tuy nhiên, ông lo lắng về khoản phí cho lượng công việc ngoài giờ đối với các nhân viên đang làm việc. Họ phải làm thêm giờ để bảo quản rau, đóng gói sản phẩm và vận chuyển đến các siêu thị, nhà hàng.

Church nói: "Những nhân viên này đã quá mệt mỏi và họ muốn được nghỉ ngơi."

Các công ty thực phẩm và chuỗi siêu thị phải chi trả nhiều hơn trong khi phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân sự. Tại Northport, Stop & Shop đã đề nghị trả thêm lương cho những nhân viên làm bù việc của nhóm người nghỉ ốm và yêu cầu nhân viên parttime làm thêm giờ.

Brandon Johnson, chủ tịch của Korth Transfer, một công ty vận tải đường bộ có trụ sở tại Wisconsin chuyên vận chuyển các loại hàng hóa từ giấm đến bia, cho biết đợt bùng phát Covid-19 mới nhất đã ảnh hưởng nặng nề đến nhân viên của Korth gần như giai đoạn đầu của đại dịch. Johnson cho biết ông đã quen với việc nói với khách hàng rằng ông chỉ đơn giản là không đủ tài xế vận chuyển hàng.

Johnson cho hay, năm ngoái ông đã có khoảng 20 ngày đảm nhận vị trí tài xế xe tải. Ông đã có một hành trình khứ hồi 500 dặm vận chuyển nước tương từ nhà sản xuất đến nhà cung cấp gia vị để sử dụng cho công thức teriyaki.

Tham khảo WSJ

https://cafef.vn/nuoc-my-cang-nhu-day-dan-sieu-thi-khong-con-do-de-ban-nguoi-mua-chi-nhin-thay-nhung-ke-hang-trong-tron-20220125153441918.chn

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
8 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
8 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
7 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
7 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
7 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
7 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.