Nước ngoài chuyển giao 2 nhà máy điện, tập đoàn nhà nước tranh nhau nhậnicon

Hai nhà máy nhiệt điện BOT do nước ngoài đầu tư sắp đến ngày chuyển giao cho phía Việt Nam sau khi hết hạn hợp đồng 20 năm.

Hai nhà máy nhiệt điện BOT do nước ngoài đầu tư sắp đến ngày chuyển giao cho phía Việt Nam sau khi hết hạn hợp đồng 20 năm.

 

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi các Bộ Công Thương, Tài chính, kế hoạch và Đầu tư truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái về chuyển giao nhà máy điện BOT Phú Mỹ 2.2 và Phú Mỹ 3 theo đề nghị của Bộ Công Thương.

Đây là hai dự án do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thực hiện từ năm 2001. Dự án nhà máy nhiệt điện BOT Phú Mỹ 3 (Bà Rịa - Vũng Tàu) chủ đầu tư là Sembcorp, Kyuden International Corporation và Sojitz Corporation. Nhà máy có công suất hợp đồng 716,8 MW. Bộ hợp đồng dự án và Hợp đồng BOT được Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) ký với Chủ đầu tư/Công ty BOT vào ngày 22/5/2001.

Nhà máy bắt đầu vận hành thương mại từ 1/3/2004 với thời hạn 20 năm và được chuyển giao không bồi hoàn cho phía Việt Nam vào ngày 1/3/2024 sau khi kết thúc thời hạn theo hợp đồng.

Nước ngoài chuyển giao 2 nhà máy điện, tập đoàn nhà nước tranh nhau nhận
Chuyển giao 2 nhà máy điện BOT sang EVN

Dự án BOT Phú Mỹ 2-2 cũng tại Bà Rịa Vũng Tàu do EDFI, Summit Global Management II B.V và TEPCI là chủ đầu tư với công suất 715MW. Hợp đồng BOT ký ngày 18/9/2001 và vận hành năm 2005. Ngày 4/2/2025 là đến hạn chuyển giao cho phía Việt Nam sau khi hết 20 năm hợp đồng. 

Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ khẩn trương, nghiêm túc thực hiện đúng các nhiệm vụ được  giao tại văn bản chỉ đạo trước đó, không để ảnh hưởng tới tiến độ, chất lượng công tác chuyển giao hai nhà máy theo quy định của pháp luật và hợp  đồng BOT.

Trên cơ sở hướng dẫn của hai Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Bộ Công Thương khẩn trương thực hiện, bảo đảm việc vận hành của hai nhà máy sau khi được bàn giao cho phía Việt Nam liên tục, hiệu quả, an toàn, đáp ứng yêu cầu an ninh năng lượng quốc gia. 

Cả Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đều muốn tiếp nhận, vận hành, quản lý 2 nhà máy này.

Tại văn bản ngày 5/1 gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương cho biết sau khi nghiên cứu, Bộ này đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao cho EVN tiếp nhận hai nhà máy.

Lý do EVN là đơn vị đang vận hành các nhà máy chạy khí tương tự cùng với hai nhà máy Phú Mỹ 3 và Phú Mỹ 2.2 trong Trung tâm Điện lực (TTĐL) Phú Mỹ. Đồng thời, EVN đã tham gia với Bộ Công Thương trong toàn bộ quá trình đấu thầu, đàm phán các Hợp đồng dự án và thực hiện cả hai dự án BOT nói trên cho đến thời điểm hiện nay. Trong quá trình thực hiện hai dự án này, EVN được giao nhận trách nhiệm chi trả các chi phí phát sinh không phải do lỗi của EVN. Do vậy, việc giao EVN quản lý vận hành các nhà máy trên đảm bảo đầy đủ kinh nghiệm và tính liên tục trong quản lý vận hành các nhà máy.

Theo quy định trong PPA của hai dự án, từ trước đến nay, EVN và Công ty BOT đã thành lập Ban điều phối liên hợp, họp ít nhất 3 tháng/lần từ khi các nhà máy đi vào vận hành để thực hiện các nhiệm vụ điều phối liên quan đến vận hành, điều độ, bảo dưỡng, kiểm nghiệm các thông số vận hành, giám sát chất lượng các loại tài sản của nhà máy, kiểm tra số liệu lưu trữ liên quan đến bản vẽ, đặc tính kỹ thuật, sổ tay chỉ dẫn vận hành.

Do đó, EVN có đủ thông tin, hồ sơ chi tiết về tình trạng, chất lượng nhà máy.

Đối với đề xuất của PVN, Bộ Công Thương cho rằng: PVN có đơn vị là Tổng công ty Điện lực dầu khí (PVPower) đang quản lý nhà máy 4 nhà máy tuabin khí: Nhơn Trạch 1, 2, Cà Mau 1, 2 với tổng công suất 2.700MW. PVN bắt đầu xây dựng nhà máy điện đầu tiên từ năm 2007, đến nay đã được 14 năm.

Tuy nhiên, Tổng công ty PVPower đã cổ phần hóa (PVN chiếm 79,94% cổ phần của PVPower), công ty mẹ PVN hiện không trực tiếp quản lý nhà máy điện nào, trong khi không thể giao PVPower là công ty cổ phần tiếp nhận nhà máy.

Lương Bằng

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
4 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
3 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
3 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
3 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
3 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Volkswagen hỗ trợ 100% phí trước bạ cho Tiguan và Touareg duy nhất trong tháng 11
12/11/2024 08:00
Cơ hội cuối cùng trong năm để khách hàng được nhận ưu đãi 100% phí trước bạ từ các dòng xe nhập khẩu đến từ thương hiệu Đức.
[Trên Ghế 32] ‘Thay đổi gây tranh cãi nhưng Toyota Camry vẫn làm chủ cuộc chơi phân khúc sedan D tại Việt Nam’
27/10/2024 08:32
Theo chuyên gia Nguyễn Mạnh Thắng, Toyota Camry dù có thiết kế trẻ trung hơn nhưng vẫn sẽ được các khách hàng trung thành lựa chọn vì những giá trị mà các đối thủ khác không có.
VinFast chính thức mở bán VF 7 tại Philippines, giá bán từ 644 triệu đồng
25/10/2024 02:52
VinFast VF 7 chính thức mở bán và nhận đặt cọc tại Philippines.
Đột kích kho hàng của hot Tiktoker nổi tiếng, thu giữ hơn 10 ngàn chai nước hoa nhập lậu: ZENPALI kinh doanh ra sao?
04/10/2024 09:46
Trên website của công ty, Zenpali giới thiệu là công ty hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.