Tính riêng tại thôn An Định có khoảng vài chục hộ nuôi rươi, và con rươi đã trở thành món ăn đặc sản, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân địa phương.
Hộ gia đình bà Nguyễn Thị Ngà, có diện tích nuôi rươi khoảng 7 sào, đạt vụ thì sản lượng rươi nhà bà Ngà khoảng 10-15kg/sào trên một lần thu hoạch. Ruộng nuôi rươi phải được cải tạo mặt đất thật sạch, xốp và có thể trồng lúa trong ruộng 1 vụ/năm, nhưng không được phun thuốc sâu và hạn chế bón phân. Con rươi sống sâu khoảng 30-40cm so với mặt đất.
Đến thời điểm thu hoạch rươi, các hộ dân sẽ rút nước ra khỏi ruộng. Rươi bắt đầu ngoi lên khỏi mặt nước và bơi theo đường cống thoát nước là lúc chủ ruộng giăng lưới để bắt rươi.
Rươi vớt lên sẽ được đổ vào túi lưới và treo lên cao cho ráo nước.
Rươi là món ăn bổ dưỡng nên dù giá cao nhưng lại được nhiều khách hàng ưa chuộng, nhất là đối với dân sành ăn.
Con rươi có giá trị kinh tế khá cao. Vào đợt cao điểm, con rươi được bán với giá 550.000 đến 600.000/kg. Và thương lái sẽ vào tận ruộng để mua rươi.
Để bảo đảm rươi còn sống về đến tận tay người mua, thì thương lái phải đổ nước đá vào hộp xốp chứa rươi để đủ độ lạnh.
Những năm mất mùa, rươi khan hiếm, giá lên đến 800 nghìn đồng/kg. Nhà nuôi ít thì lãi trên 100 triệu đồng, nhà nuôi nhiều lên đến 500 triệu đồng mỗi năm.
Rươi bắt được bao nhiêu đều được thương lái thu mua đi Quảng Ninh, Hải Phòng bán hết.