Nuôi loài cá sắp tuyệt chủng, quý hiếm trên sông Sêrêpốk

Sự thay đổi toàn bộ hệ sinh thái trên dòng sông Sêrêpốk đã ảnh hưởng đến 201 loài cá trong khu hệ sông Mê Kông.

Sự thay đổi toàn bộ hệ sinh thái trên dòng sông Sêrêpốk đã ảnh hưởng đến 201 loài cá trong khu hệ sông Mê Kông.

Những loài cá di cư sinh sản đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, trong đó có cá Mõm trâu và cá Rô cờ. Lưu giữ, bảo quản nguồn gen

Ở nước ta, hai loài cá Mõm trâu và Rô cờ phân bố trong phạm vi hẹp trên lưu vực sông Sêrêpốk, chủ yếu ở huyện Buôn Đôn và Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk).

Nuôi loài cá sắp tuyệt chủng, quý hiếm trên sông Sêrêpốk
Cá Rô cờ được nuôi thuần trong lồng bè ở xã Hòa Lễ (huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk).

Cá Rô cờ thường di cư theo chiều dọc từ dòng chính sông Mê Kông vào vùng ngập nước lũ trong mùa mưa và quay trở lại vào mùa khô hoặc đến các vùng nước cư trú lâu dài khác.

Còn cá Mõm trâu lại ưa thích những khúc sông rộng có nhiều ghềnh, đáy đá. Trong mùa khô và những tháng đầu mùa mưa có thể bắt gặp loài cá Mõm trâu này trên các nhánh và suối thuộc sông Sêrêpốk. Đến mùa mưa, cá Mõm trâu di chuyển đến vùng nước sâu hơn và sống ở đó suốt mùa mưa.

Theo Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thì 5 năm trở lại đây, nguồn lợi hai loại cá Rô cờ và cá Mõm trâu này sụt giảm nghiêm trọng. Nếu như sản lượng khai thác cá Rô cờ còn khoảng 200 - 300 kg/năm, mỗi con nặng từ 0,3 - 0,8 kg/con và không còn khả năng khôi phục đàn, thì cá Mõm trâu chỉ đánh bắt được 6 cá thể vào năm 2014 tại huyện Buôn Đôn, đến năm 2015 thì không bắt gặp cá thể nào.

Tuy nhiên, hai năm trở lại đây, loại cá Mõm trâu này bắt đầu xuất hiện (trọng lượng khoảng 0,2 - 0,3kg/con), có thể do quá trình thích nghi của cá với các thủy điện ngăn dòng và đóng xả nước không theo quy luật.

Xác định mức độ quan trọng trong việc bảo tồn nguồn gen và xây dựng quy trình sản xuất giống cá để tái tạo nguồn lợi của hai loài cá Rô cờ và cá Mõm trâu nói trên trong tự nhiên, Bộ NN-PTNT đã triển khai đề tài “Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen và giống thủy sản nước ngọt khu vực Đắk Lắk năm 2019”.

Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Đắk Lắk tổ chức “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, thử nghiệm nuôi thuần hóa, sản xuất giống cá Rô cờ” do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thực hiện trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột và xã Hòa Lễ (huyện Krông Bông).

Theo thạc sĩ Phan Lệ Anh, Trưởng Văn phòng đại diện Tây Nguyên (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III), việc thực hiện đề tài gặp khá nhiều khó khăn bởi trên thế giới chưa có công trình nghiên cứu về sản xuất giống, nuôi cá Rô cờ được công bố, chủ yếu là những thông tin liên quan đến một số đặc điểm sinh học, phân bố và sinh thái.

Riêng cá Mõm trâu, năm 2013, Sở Khoa học và Công nghệ Đắk Lắk đã triển khai đề tài nghiên cứu đặc tính sinh học và ứng dụng thử nghiệm sản xuất nhưng phải tạm ngưng vì không tìm được cá thể con giống.

Bên cạnh đó, cá Mõm trâu cần rất nhiều ô xy nên chỉ duy trì sự sống trong thời gian ngắn sau khi đưa lên khỏi môi trường sống. Do vậy cần phải tìm hiểu kỹ một số đặc điểm sinh học như phân bố, sinh thái, thức ăn của loài cá Mõm trâu này.

Triển vọng về sản phẩm thủy sản OCOP

Năm 2018, nhóm thực hiện đề tài đã đưa cá Rô cờ thu thập được về nuôi thuần hóa trong ao đất tại TP. Buôn Ma Thuột và lồng bè ở xã Hòa Lễ. Sau khoảng 7 tháng, cá Rô cờ đạt trọng lượng 0,7 - 1 kg/con. Qua thuần hóa cho thấy, cá Rô cờ có thể ăn tốt các loại thức ăn như: thức ăn công nghiệp, cá tạp, ngô nấu chín, rau và quả chuối.

Nuôi loài cá sắp tuyệt chủng, quý hiếm trên sông Sêrêpốk
Cá Mõm trâu do người dân bắt được trên sông Sêrêpốk (Ảnh do nhóm thực hiện đề tài cung cấp)

Trong suốt quá trình thuần dưỡng, cá Rô cờ ít mắc bệnh, thời gian đầu chỉ bị lở loét do tác động của quá trình đánh bắt ngoài tự nhiên và vận chuyển.

Kết quả đã thuần dưỡng được 143 con cá Rô cờ với tổng trọng lượng khoảng 142,5 kg. Cuối năm 2018, từ đàn cá  Rô cờ nuôi thuần hóa, nhóm thực hiện đề tài đã lựa chọn 132 cá thể khỏe mạnh, không dị hình để xây dựng đàn cá bố mẹ. Đến tháng 6-2019, đàn cá Rô cờ bố mẹ đã sinh sản.

Theo Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn thế giới - IUCN năm 2017, cá Rô cờ nằm trong danh mục với mức sẽ nguy cấp VU (Vulnerable A2ce). Đến phiên bản năm 2019, IUCN đã đưa cá Mõm trâu vào danh mục các loài cá phải được bảo tồn với mức đánh giá là loài dễ bị tổn thương VU.

Cũng trong tháng 6-2019, đàn cá Mõm trâu 100 con, nặng từ 0,2 - 0,3 kg/con thu thập từ sông Sêrêpốk thuộc xã Krông Na (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) được vận chuyển về nuôi thuần dưỡng trong ao đất nước chảy có diện tích 800 m2 ở xã Hòa Lễ.

Tỷ lệ sống của đàn cá Mõm trâu trên sau một tháng nuôi đạt 82%. Sau 4 tháng lưu giữ, cá đạt chiều dài 23 - 34 cm, nặng 0,3 - 0,5 kg/con, bắt đầu thích nghi tốt với điều kiện môi trường trong ao đất nước chảy. So với ngoài tự nhiên, tốc độ tăng trưởng của cá Mõm trâu trong môi trường nhân tạo khá chậm.

Ông Trịnh Bá Sơn, Phó Chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản Đắk Lắk cho biết, việc hoàn thành công trình nghiên cứu, sản xuất giống cá Mõm trâu và Rô cờ đưa vào nuôi đại trà sẽ góp phần chủ động về con giống, hạn chế tình trạng đánh bắt trong tự nhiên; đồng thời mở ra nhiều cơ hội cho nghề nuôi trồng thủy sản của địa phương.

Chất lượng ngon nên cá Rô cờ và Mõm trâu được ví là những đặc sản “tiến vua” của Tây Nguyên với giá thành trên dưới 500.000 đồng/kg cá Mõm Trâu và 80.000 - 250.000 đồng/kg cá Rô cờ.

Vào dịp Tết, nhiều thượng khách ở các tỉnh thành trong cả nước không ngần ngại chi khoản tiền lớn để sở hữu được những con cá quý này.

Hiện nay, thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nuôi trồng thủy sản, chuyển đổi tỷ lệ cơ cấu đàn giống nuôi từ cá truyền thống (trắm, trôi, mè, chép) sang những loại cá có giá trị kinh tế cao, trong đó các loài cá như: Mõm trâu, Rô cờ, Chình hoa, Trà sóc. Đây sẽ là tiền đề hướng đến việc tạo ra một sản phẩm thủy sản đặc trưng vùng miền mang giá trị kinh tế cao theo chương trình mục tiêu quốc gia mỗi xã một sản phẩm - OCOP.

(Theo Báo Đắk Lắk)

Tin mới

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thu hồi sữa Hofumil Gold Plus nằm trong đường dây sữa giả
17 giờ trước
Ngày 17/4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết đã rà soát và phát hiện sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus được cung ứng trong bệnh viện thuộc danh mục các sản phẩm sữa do một trong các công ty thuộc đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận vừa được cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an triệt phá.
THACO AUTO tri ân khách hàng dịp lễ 30/4 và 01/5
17 giờ trước
Chào mừng đại lễ 30/4 và 01/5, THACO AUTO triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt cùng nhiều quà tặng hấp dẫn cho khách hàng mua xe thương hiệu Kia và Mazda trên toàn quốc.
Vé máy bay dịp 30/4 tăng chóng mặt: Một địa điểm có giá vé tăng gần gấp đôi dù đi bất kì đâu
18 giờ trước
Mặc dù giá vé máy bay dịp lễ 30/4 năm nay đều có xu hướng tăng so với ngày thường, nhưng riêng các chặng bay xuất phát từ nơi này lại tăng gần gấp đôi, có hành trình thậm chí ngang ngửa với cao điểm Tết Nguyên đán.
Ra mắt Rolls-Royce Ghost Series II giá từ 34,9 tỷ đồng: ‘Thảm bay’ của giới đại gia Việt
18 giờ trước
Rolls-Royce Ghost Series II là phiên bản nâng cấp giữa vòng đời của thế hệ thứ 2 ra mắt vào năm 2020.
Vụ gần 600 loại sữa giả tung hoành suốt 4 năm: Doanh nghiệp chiết khấu 60% chưa kể quà cáp lễ Tết; bác sĩ chỉ định mua uống
20 giờ trước
Theo chia sẻ của một chủ cửa hàng sữa thì sở dĩ các shop nhiệt tình tư vấn bán hàng cho những doanh nghiệp này bởi chính sách chiết khấu được hưởng rất cao, dao động từ 40 - 60%, chưa bao gồm các chương trình tặng quà tri ân khách hàng vào dịp cuối năm, lễ tết.

Tin cùng chuyên mục

Đây là những mẫu mới ra mắt đã nhận ngay 5 sao an toàn từ Euro NCAP phiên bản khắt khe hơn
1 ngày trước
Kể từ khi Euro NCAP thay đổi tiêu chí, việc đạt được 5 sao an toàn tối đa trở nên thách thức hơn.
Tấm xi măng Thái Lan SCG Smartboard Ultra - Sản phẩm xanh cho công trình bền vững
1 ngày trước
Cùng với mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050, SCG, Tập đoàn hàng đầu ASEAN, chính thức công bố Tấm xi măng SCG Smartboard Ultra tại Việt Nam. Đây là sản phẩm tấm xi măng thân thiện với môi trường nhờ áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, giảm lượng carbon trong quá trình sản xuất, đáp ứng tiêu chuẩn xanh bền vững.
Đường dây sản xuất tân dược giả 'khủng' tồn tại nhiều năm trách nhiệm thuộc về ai?
1 ngày trước
Công an tỉnh Thanh Hóa vừa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả hoạt động trên phạm vi toàn quốc, thu giữ gần 10 tấn thuốc và nguyên liệu giả thu lời bất chính lên tới 200 tỷ đồng, đồng thời khởi tố 14 đối tượng. Chuyên gia luật đã lên tiếng, cảnh báo về lỗ hổng trong quản lý dược phẩm và vai trò giám sát thị trường của cơ quan chức năng.
Việt Nam trồng được một loại ‘sản vật’ đắt đỏ thứ 3 thế giới: Mỹ, Hà Lan liên tục săn lùng, chỉ có rất ít quốc gia sở hữu
1 ngày trước
Loại cây này chỉ mọc tại số ít quốc gia và phải ít nhất trên 3 năm mới có thể thu hoạch.