NYTimes: Góp công đưa ông Trump vào Nhà Trắng, cuộc chiến thương mại lại trở thành nỗi kinh hoàng với nông dân Mỹ

10/05/2019 17:39
Nông thôn Mỹ là một phần quan trọng trong sách lược chính trị của ông Trump nhưng đây đang là khu vực gánh chịu nhiều tác động tiêu cực nhất từ chính sách của Nhà Trắng.
NYTimes: Góp công đưa ông Trump vào Nhà Trắng, cuộc chiến thương mại lại trở thành nỗi kinh hoàng với nông dân Mỹ - Ảnh 1.

Các nhà kinh tế đang tháo chạy khỏi cơ quan nghiên cứu kinh tế của Bộ Nông nghiệp Mỹ. Sáu trong số họ đã từ chức trong cùng một ngày hồi tháng trước. Lý do? Họ cảm thấy mình bị trù dập vì đưa ra những báo cáo làm sáng tỏ chính sách của ông Trump về nông nghiệp.

Nông thôn Mỹ là một trong những thành trì quan trọng của ông Donald Trump. Trên thực tế, nông thôn là khu vực duy nhất của nước Mỹ luôn đánh giá tích cực các chính sách của vị tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Tuy nhiên, trớ trêu thay, họ lại đang là những người mất mát nhiều nhất bởi những chính sách của ông Trump.

Rút cuộc, Chủ nghĩa Trump thực sự là gì? Trong cuộc đua năm 2016, ông Trump giả vờ mình là một kiểu khác so với những người Cộng hòa. Tuy nhiên, trên thực tế, những chương trình nghị sự kinh tế của ông đều là tiêu chuẩn của người Cộng hòa: Cắt giảm thuế mạnh cho các tập đoàn và người giàu trong khi tấn công trực diện vào mạng lưới an sinh xã hội. Bước đột phá lớn nhất mà ông Trump đang thực hiện chính là chủ nghĩa bảo hộ, điều đã gây ra cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.

NYTimes: Góp công đưa ông Trump vào Nhà Trắng, cuộc chiến thương mại lại trở thành nỗi kinh hoàng với nông dân Mỹ - Ảnh 2.

Những chính sách này lại đang khiến nông dân chịu đau đớn nhiều nhất.

Việc ông Trump cắt giảm thuế phần lớn chẳng mang lại lợi ích gì cho người nông dân bởi họ không phải các tập đoàn và số ít trong số họ thực sự đủ giàu có để hưởng lợi từ đây. Một trong những nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy dù nông dân nhìn thấy việc được giảm thuế nhưng lợi ích lại thuộc về 10% những người giàu nhất. Về phần mình, nông dân nghèo lại thấy thuế tăng.

Cùng với đó, việc tấn công vào hệ thống an sinh xã hội lại gây tổn hại cho vùng nông thôn, nơi vốn phụ thuộc rất nhiều vào các chương trình này. Trong số 100 quận có tỷ lệ người dân nhận tem phiếu thực phẩm cao nhất, 85 nằm ở vùng nông thôn. Phần còn lại là ở các khu vực đô thị nhỏ. Việc trợ cấp y tế theo đạo luật Chăm sóc sức khỏe giá cả phải chăng, hay còn gọi là Obamacare, luôn có tác động tích cực tới các vùng nông thôn. Có điều, ông Trump rất nỗ lực xóa sổ nó.

Những chương trình này được đánh giá là quan trọng với người Mỹ ở các vùng nông thôn, ngay cả khi họ không được nhận trợ cấp của chính phủ. Chương trình an sinh xã hội mang lại sức mua, điều giúp tạo ra việc làm ở các vùng nông thôn. Trợ cấp y tế cũng là yếu tố chính giúp các bệnh viện ở nông thôn có thể tồn tại. Nếu không có chúng, việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân sẽ bị hạn chế, đặc biệt là với nông dân Mỹ.

NYTimes: Góp công đưa ông Trump vào Nhà Trắng, cuộc chiến thương mại lại trở thành nỗi kinh hoàng với nông dân Mỹ - Ảnh 3.

Còn chủ nghĩa bảo hộ thì sao? Khu vực nông thôn của Mỹ phụ thuộc nhiều vào việc tiếp cận các thị trường thế giới, nhiều hơn hẳn so với phần còn lại của nền kinh tế. Người trồng đậu nành Mỹ xuất khẩu một nửa những gì họ sản xuất.  Nông dân trồng lúa mì xuất khẩu 46% vụ mùa của họ. Điểm đến chung của chúng là Trung Quốc.

Tuy nhiên, việc Mỹ gia tăng các biện pháp đánh thuế nhằm vào hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc dẫn tới hành động đáp trả của Bắc Kinh. Nông sản là thứ đầu tiên người Trung Quốc nghĩ tới bởi chúng có thể làm đau nước Mỹ nhất. Không ai khác, nông dân Mỹ là người chịu thiệt. Những dòng tweet mới nhất của ông Trump về việc nâng thuế từ 10% lên 25% với hơn 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc khiến thị trường ngũ cốc xuống thấp nhất trong 42 năm.

Đó cũng chưa phải là mối đe dọa duy nhất của người nông dân Mỹ. Nguyên tắc cơ bản trong kinh tế quốc tế là dài hạn. Thuế đối với hàng hóa nhập khẩu cuối cùng cũng sẽ trở thành thuế đối với hàng hóa xuất khẩu. Điều này thường dẫn đến một đồng USD cao hơn. Nếu thế giới rơi vào vòng xoáy chiến tranh thương mại, xuất khẩu và nhập khẩu của Mỹ đều thu hẹp lại. Nông dân, cũng như các nhà sản xuất quan trọng khác của Mỹ, sẽ tiếp tục là những người mất mát lớn.

NYTimes: Góp công đưa ông Trump vào Nhà Trắng, cuộc chiến thương mại lại trở thành nỗi kinh hoàng với nông dân Mỹ - Ảnh 4.

Tuy nhiên, tại sao sau tất cả những thứ đó, khu vực nông thôn vẫn ủng hộ ông Trump? Phần nhiều của lý do bắt nguồn từ các yếu tố văn hóa. Cụ thể, các cử tri nông thôn của Mỹ rất ghét người nhập cư. Họ ghét hơn nhiều so với những người dân ở khu vực thành thị. Điều này tồi tệ hơn ở trong các cộng đồng có ít người nhập cư. Người ta không quen với người nhập cư và nói theo cách khác, đó là sự khinh miệt.

Cử tri nông thôn cũng cảm thấy họ không được coi trọng bởi giới tinh hoa. Ông Trump đã biết cách tận dụng rất tốt cơn thịnh nộ này. Khi cử tri nông thôn ở Mỹ nghe thấy ai đề cập vì điều này, họ sẽ nổi giận. Tất nhiên, họ không nổi giận với ông Trump mà nổi giận với người nói vì họ nghĩ rằng bạn coi họ là những kẻ ngu ngốc.

Tuy nhiên, sự ủng hộ mà cử tri dành cho ông Trump cũng không phải bất khả xâm phạm. Nó có thể rạn nứt khi họ nhận ra họ đang bị tổn thương như thế nào với các chính sách của Nhà Trắng. Ông Trump chắc chắn hiểu rõ điều này và sẽ không đứng yên nhìn thành trì của mình sụp đổ.

Vài tuần trước, ông Trump nói trước đám đông ủng hộ rằng việc cắt giảm thuế đất đã giúp ích cho người nông dân. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng. Thực tế, năm 2017, chỉ có khoảng 80 trang trại không phải trả thuế đất. 80 nông trang trên toàn nước Mỹ.

Ngoài ra, việc ngăn cản người ta nói lên sự thật có lẽ cũng là một cách.

Giống như FED, Cơ quan Nghiên cứu Kinh tế Nông nghiệp Mỹ được tạo ra để cho thấy những nhận định khách quan, giúp ích cho việc đưa ra chính sách có lợi nhất cho người dân Mỹ. Việc các chuyên gia kinh tế ở cơ quan này đồng loạt nghỉ việc cho thấy những vấn đề với sự khách quan, điều có thể mang đến những tổn hại rõ ràng.

Ai sẽ là người chịu thiệt? Đó là nông dân Mỹ, những người ủng hộ mạnh mẽ nhất cho ông Trump.

NYTimes: Góp công đưa ông Trump vào Nhà Trắng, cuộc chiến thương mại lại trở thành nỗi kinh hoàng với nông dân Mỹ - Ảnh 5.
Linh Anh
Hương Xuân
NY Times
Theo Trí Thức Trẻ10/5/2019

Tin mới

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thu hồi sữa Hofumil Gold Plus nằm trong đường dây sữa giả
18 giờ trước
Ngày 17/4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết đã rà soát và phát hiện sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus được cung ứng trong bệnh viện thuộc danh mục các sản phẩm sữa do một trong các công ty thuộc đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận vừa được cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an triệt phá.
THACO AUTO tri ân khách hàng dịp lễ 30/4 và 01/5
18 giờ trước
Chào mừng đại lễ 30/4 và 01/5, THACO AUTO triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt cùng nhiều quà tặng hấp dẫn cho khách hàng mua xe thương hiệu Kia và Mazda trên toàn quốc.
Vé máy bay dịp 30/4 tăng chóng mặt: Một địa điểm có giá vé tăng gần gấp đôi dù đi bất kì đâu
18 giờ trước
Mặc dù giá vé máy bay dịp lễ 30/4 năm nay đều có xu hướng tăng so với ngày thường, nhưng riêng các chặng bay xuất phát từ nơi này lại tăng gần gấp đôi, có hành trình thậm chí ngang ngửa với cao điểm Tết Nguyên đán.
Ra mắt Rolls-Royce Ghost Series II giá từ 34,9 tỷ đồng: ‘Thảm bay’ của giới đại gia Việt
19 giờ trước
Rolls-Royce Ghost Series II là phiên bản nâng cấp giữa vòng đời của thế hệ thứ 2 ra mắt vào năm 2020.
Vụ gần 600 loại sữa giả tung hoành suốt 4 năm: Doanh nghiệp chiết khấu 60% chưa kể quà cáp lễ Tết; bác sĩ chỉ định mua uống
20 giờ trước
Theo chia sẻ của một chủ cửa hàng sữa thì sở dĩ các shop nhiệt tình tư vấn bán hàng cho những doanh nghiệp này bởi chính sách chiết khấu được hưởng rất cao, dao động từ 40 - 60%, chưa bao gồm các chương trình tặng quà tri ân khách hàng vào dịp cuối năm, lễ tết.

Tin cùng chuyên mục

Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
22 giờ trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
23 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
1 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.
Sau Hàn Quốc, Việt Nam là quốc gia thứ 2 được Apple "ưu ái" làm điều này, ngay cả Mỹ hay Nhật cũng chưa từng có!
2 ngày trước
Việt Nam là quốc gia thứ hai trên toàn cầu được Apple ưu ái tính năng này.