OCB nhận hàng trăm Codotel, căn khách sạn, biệt thự của FLC để thay thế nghĩa vụ trả nợ, tiết lộ hoạt động đảo nợ của một công ty “bí ẩn”

18/10/2022 09:58
CTCP Đầu tư và phát triển Bình Định đã mua lại trước hạn một phần trái phiếu mà OCB đang là trái chủ và dùng 84 căn hộ khách sạn tại FLC Quy Nhơn để thay thế nghĩa vụ trả nợ.

Báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2022 của Ngân hàng TMCP Phương Đông ( OCB ) tiết lộ những tài sản đảm bảo thuộc các dự án của FLC được dùng để thay thế nghĩa vụ trả nợ cho các công ty có liên quan đến FLC. Cụ thể:

- 97 căn Condotel và 81 căn khách sạn (trong đó có 2 căn tổng thống ở tầng 15) tại khách sạn Grand Hotel ở Sầm Sơn, Thanh Hóa để thay thế nghĩa vụ trả nợ cho Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros (ROS) và nhóm khách hàng liên quan. 

- Thửa đất số 560 tờ bản đồ số 15 tại Vĩnh Thịnh, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc để thay thế nghĩa vụ trả nợ của Công ty cổ phần FLC Travel, FLC Land và Bamboo Airways. 

- Biệt thự nghỉ dưỡng khu Fusion (67 căn) và khu Courtyard Bungalow (102 căn) thuộc KĐT du lịch sinh thái FLC tại Sầm Sơn, Thanh Hóa để thay thế một phần nghĩa vụ trả nợ của Bamboo Airways 

- 9 lô biệt thự tại Khu đô thị du lịch sinh thái FLC (p.Quảng Cư, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) để thay thế nghĩa vụ trả nợ đối với Công ty cổ phần đầu tư và XNK CFS và nhóm khách hàng liên quan. 

 - 84 căn hộ khách sạn Coastal Hull thuộc quần thể du lịch FLC Quy Nhơn để tổ chức phát hành trái phiếu là Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Bình Định mua lại trước hạn một phần trái phiếu tương ứng mà OCB đang là trái chủ nêu tại tờ trình số 287.2022.TT-TGĐ ngày 29/04/2022 của Tổng giám đốc.

Đáng chú ý trong các giao dịch trên là hoạt động mua lại trước hạn một phần trái phiếu rồi dùng 84 căn hộ khách sạn tại FLC Quy Nhơn để làm tài sản đảm bảo thay thế nghĩa vụ trả nợ cho khoản vay mới tại OCB của Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Bình Định.

Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Bình Định được thành lập năm 2017 tại Bình Định, hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, do bà Vũ Thị Minh Huệ là người đại diện pháp luật.

Công ty này tiền thân là Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển FLC Faros Bình Định do Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros (ROS) sở hữu 100% vốn điều lệ và Chủ tịch kiêm người đại diện theo pháp luật là bà Vũ Đặng Hải Yến.

Khi đó, FLC Faros Bình Định là chủ đầu tư dự án Khu đô thị chức năng FLC Lux City Quy Nhơn có vốn đầu tư 600 tỷ đồng tại Phân khu số 6, Khu Đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội thuộc Khu kinh tế Nhơn Hội, TP. Quy Nhơn.

Tháng 10/2018, FLC Faros Bình Định đổi tên thành Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Bình Định, thay người đại diện theo pháp luật sang bà Huệ và sau đó tăng vốn lên mức 500 tỷ đồng. Tới thời điểm cuối năm 2018, ROS không còn ghi nhận FLC Faros Bình Định (Đầu tư và phát triển Bình Định) là công ty con sở hữu 100% vốn trên báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán.

Theo dữ liệu trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), vào tháng 6 và tháng 7 năm 2019, Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Bình Định đã phát hành 2 đợt trái phiếu, huy động lần lượt 100 tỷ đồng và 200 tỷ đồng, đều đã đáo hạn.

Lô trái phiếu riêng lẻ phát hành tháng 6/2020 huy động 200 tỷ có kỳ hạn 5 năm với lãi suất 11,5% do Công ty cổ phần Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS) làm tư vấn và đại lý phát hanh, Ngân hàng OCB là tổ chức quản lý tài khoản trái phiếu, bảo lãnh thanh toán trái phiếu và đại diện người sở hữu trái phiếu. Cũng trong tháng 9/2020, Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Bình Định tiếp tục phát hành lô trái phiếu trị giá 150 tỷ, kỳ hạn 5 năm. Tổng cộng số dư vay nợ trái phiếu của công ty đến hiện tại là 350 tỷ đồng.

Với thông tin từ báo cáo quản trị của OCB thì OCB là trái chủ mua trái phiếu của công ty này. Tuy nhiên, Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Bình Định đã mua lại trái phiếu trước hạn, giảm dư nợ trái phiếu. Thông tin này chưa được công bố.

Sau khi ông Trịnh Văn Quyết bị bắt, phía OCB đã nhanh chóng lên tiếng về việc sẽ giải quyết các khoản vay nợ của FLC tại đây. Đến thời điểm 30/06/2022, FLC thanh toán xong 573,3 tỷ đồng và không còn dư nợ vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Phương Đông - CN Hà Nội (OCB Hà Nội).

Trước đó, vào tháng 7/2022, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn FLC đã thông qua việc FLC cùng với Công ty cổ phần Đầu tư Kinh doanh Phát triển Bất động sản FLCHomes (FLCHomes) mua lại tòa nhà 265 Cầu Giấy từ Ngân hàng TMCP Phương Đông.

Trước đó, tòa nhà tại 265 Cầu Giấy, Hà Nội vốn là trụ sở của FLC, Bamboo Airways đã được sử dụng để cấn trừ toàn bộ nghĩa vụ trả nợ bao gồm toàn bộ dư nợ gốc, lãi, dư nợ quá hạn (nếu có) của FLC, FLC Faros, FLCHomes, Bamboo Airways tại OCB.

Tòa nhà này do FLC xây dựng từ năm 2015, tổng vốn đầu tư 5.200 tỷ đồng và đưa vào sử dụng từ giữa năm 2019; gồm 38 tầng nổi, 4 tầng hầm, diện tích sử dụng hơn 100.000 m2.

Tin mới

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thu hồi sữa Hofumil Gold Plus nằm trong đường dây sữa giả
7 giờ trước
Ngày 17/4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết đã rà soát và phát hiện sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus được cung ứng trong bệnh viện thuộc danh mục các sản phẩm sữa do một trong các công ty thuộc đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận vừa được cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an triệt phá.
THACO AUTO tri ân khách hàng dịp lễ 30/4 và 01/5
7 giờ trước
Chào mừng đại lễ 30/4 và 01/5, THACO AUTO triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt cùng nhiều quà tặng hấp dẫn cho khách hàng mua xe thương hiệu Kia và Mazda trên toàn quốc.
Vé máy bay dịp 30/4 tăng chóng mặt: Một địa điểm có giá vé tăng gần gấp đôi dù đi bất kì đâu
8 giờ trước
Mặc dù giá vé máy bay dịp lễ 30/4 năm nay đều có xu hướng tăng so với ngày thường, nhưng riêng các chặng bay xuất phát từ nơi này lại tăng gần gấp đôi, có hành trình thậm chí ngang ngửa với cao điểm Tết Nguyên đán.
Ra mắt Rolls-Royce Ghost Series II giá từ 34,9 tỷ đồng: ‘Thảm bay’ của giới đại gia Việt
8 giờ trước
Rolls-Royce Ghost Series II là phiên bản nâng cấp giữa vòng đời của thế hệ thứ 2 ra mắt vào năm 2020.
Vụ gần 600 loại sữa giả tung hoành suốt 4 năm: Doanh nghiệp chiết khấu 60% chưa kể quà cáp lễ Tết; bác sĩ chỉ định mua uống
10 giờ trước
Theo chia sẻ của một chủ cửa hàng sữa thì sở dĩ các shop nhiệt tình tư vấn bán hàng cho những doanh nghiệp này bởi chính sách chiết khấu được hưởng rất cao, dao động từ 40 - 60%, chưa bao gồm các chương trình tặng quà tri ân khách hàng vào dịp cuối năm, lễ tết.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.