ODA "quá" hạn mức, Kiểm toán Nhà nước nói gì?

22/05/2018 14:49
Thêm một lần, trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và đầu tư lại khá đậm nét trong báo cáo kiểm toán...

Gửi Quốc hội tổng hợp quả kiểm toán năm 2017, Kiểm toán Nhà nước chỉ ra khá nhiều vấn đề trong chi đầu tư phát triển của 2016.

Phát sinh 72.680 tỷ đồng

Tại kỳ họp cuối năm 2017, một số vị đại biểu đã đặt vấn đề liệu có giữ được vay ODA giai đoạn 2016 - 2020 trong mức 300 ngàn tỷ đã được Quốc hội quyết định không, có giữ được trần nợ công không?

Kỳ này, Kiểm toán Nhà nước dẫn báo cáo số 46/BC-BKHĐT ngày 25/1/2018 của Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết: nhu cầu vốn ngoài nước cần bổ sung thêm là 109.630 tỉ đồng, trong đó khoản phát sinh nhưng chưa có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn khoảng 72.680 tỷ đồng.

Khoản này gồm 19 dự án đã ký hiệp định vay vốn nhưng chưa được đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn với tổng vốn vay nước ngoài gần 2 tỷ USD, ước giải ngân đến năm 2020 đạt khoảng 19.400 tỉ đồng, trong đó vốn cấp phát từ ngân sách trung ương khoảng 17,6 nghìn tỉ đồng. 44 dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư với tổng vốn vay nước ngoài khoảng 3,78 tỷ USD, ước giải ngân đến năm 2020 từ ngân sách trung ương khoảng 12.100 tỷ đồng. 36 dự án mới của các bộ, ngành, địa phương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đề xuất dự án với tổng mức vốn nước ngoài gần 2,9 tỷ USD.

Ngoài ra, còn có các dự án đã giải ngân từ năm 2016 trở về trước nhưng chưa được quyết toán là 14.034 tỉ đồng, đã được Quốc hội thông qua tại nghị quyết số 49/2017/QH14 cho phép bổ sung vào kế hoạch trung hạn. Báo cáo cũng nêu các dự án đang thực hiện phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư cần được bổ sung dự toán khoảng 25.000 tỉ đồng, trong đó riêng dự án tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên tại Tp.HCM tăng khoảng 20.000 tỉ đồng.

Rồi một số dự án chuyển đổi cơ chế tài chính từ cho vay lại sang hình thức nhà nước đầu tư trực tiếp (4 dự án đường cao tốc của VEC và Dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng) trong trường hợp được Quốc hội chấp thuận cần được bổ sung 33.650 tỉ đồng.

Như vậy, các khoản giải ngân đã cao hơn dự toán trung hạn 36.950 tỉ đồng, dẫn đến vi phạm hạn mức vốn 300.000 tỉ đồng (bao gồm 10% dự phòng) đã được Quốc hội thông qua giai đoạn 2016-2020, báo cáo nêu rõ.

Theo Kiểm toán nhà nước, khả năng giải ngân của các dự án sử dụng vốn ngoài nước đã được giao kế hoạch trung hạn (không bao gồm khoản bổ sung để quyết toán cho các dự án sử dụng vốn ngoài nước từ năm 2016 trở về trước) có thể đạt 306.950 tỉ đồng, vượt 36.950 tỉ đồng so với hạn mức đã giao 270.000 tỉ đồng (đã trừ 10% dự phòng), vượt 6.950 tỷ đồng so với hạn mức vốn trung hạn Quốc hội đã thông qua 300.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn còn giao 22.010 tỉ đồng cho 4 dự án VEC chưa tuân thủ nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016 – 2020 quy định "không chuyển vốn vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ thành vốn cấp phát ngân sách nhà nước", "Không sử dụng vốn ngân sách nhà nước để cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước..." và nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, quy định: "Không chuyển vốn vay, bảo lãnh Chính phủ thành vốn cấp phát ngân sách nhà nước".

Điều này, theo kết quả kiểm toán là cũng vi phạm văn bản số 88 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về phương án phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 "Giao Chính phủ chịu trách nhiệm hoàn thiện danh mục dự án, phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn, bảo đảm việc phê duyệt và giao danh mục, phân bổ vốn cho từng dự án phải tuân thủ đúng các quy định của luật Đầu tư công, luật Ngân sách nhà nước, các nghị quyết của Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020".

Còn giao vốn chưa đúng đối tượng

Theo báo cáo, dự toán chi đầu tư phát triển Quốc hội quyết định 254.950 tỷ đồng, trong đó vốn trong nước 204.950 tỷ đồng, vốn ngoài nước 50.000 tỷ đồng.

Kết quả kiểm toán cho thấy, công tác giao vốn tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư có đến ba lần (năm 2015 là 11 lần)  không đúng quy định khi được thực hiện sau ngày 20/12/2015.

Theo Kiểm toán nhà nước, ba lần này giao kế hoạch vốn cho 967 dự án khởi công mới, bằng 17,44% tổng số dự án được giao (5.545 dự án), trong khi còn 37 dự án hoàn thành, bàn giao trước ngày 31/12/2015 và 6 dự án dự kiến hoàn thành năm 2016 không được giao đủ vốn là chưa tuân thủ nguyên tắc phân bổ vốn tại chỉ thị số 11 của Thủ tướng.

Vẫn thuộc trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và đầu tư, đó là việc giao kế hoạch vốn năm 2016 cho 4 dự án đường cao tốc của Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC)  3.866 tỷ đồng để chuyển đổi vốn vay ODA từ hình thức Nhà nước cho vay lại sang hình thức Nhà nước đầu tư trực tiếp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ song chưa có nghị quyết chấp thuận của Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Ngoài ra, Bộ còn giao kế hoạch phần ngân sách Trung ương chưa đúng đối tượng hoặc vượt tỷ lệ quy định tại các chương trình 5,33 tỷ đồng cho 2 dự án. Giao kế hoạch vốn đối ứng ODA 100 tỷ đồng cho 1 dự án khi chưa có quyết định đầu tư, xác định cơ cấu nguồn vốn ngân sách Trung ương trong tổng mức đầu tư của 12 dự án vượt tỷ lệ hỗ trợ quy định 543,35 tỷ đồng.

Bộ này cũng giao kế hoạch vốn cho một số dự án có thủ tục, thông tin chưa đầy đủ và còn sai lệch, theo đánh giá của cơ quan kiểm toán.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
5 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
3 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
3 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
36 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
1 phút trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
3 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
18 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.