Olympic Bắc Kinh: Trung Quốc lao vào cuộc "đại chiến" với đòn chống dịch gắt nhất thế giới

04/02/2022 17:39
Các biện pháp chống dịch của Bắc Kinh được cho là cực kì nghiêm túc và có phần khắc nghiệt.

Làn sóng dịch Covid-19 bùng phát trở lại tại Trung Quốc do các biến chủng Covid đã làm dấy lên nhiều lo ngại về nguy cơ dịch bệnh sẽ phá hoại kỳ Olympic Mùa đông 2022 mà Bắc Kinh rất chờ đợi để tô bóng hình ảnh.

Ngay khi Olympic Mùa hè Tokyo 2020 vừa bế mạc, thế giới lại tiếp tục dõi theo một sự kiện thể thao khác rất được chờ đợi: Olympic Mùa đông Bắc Kinh 2022, hiện đang diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

Tuy nhiên, cũng giống như Tokyo, một lần nữa, bóng ma Covid-19 lại phủ bóng u ám lên Bắc Kinh khi làn sóng dịch lại đang bùng phát dữ dội ở trong nước và trên khắp thế giới do biến chủng Omicron.

Bắc Kinh chạy đua marathon kiểm soát chống dịch chưa từng có

Các vệ binh trong bộ đồ bảo hộ kín mít từ trên xuống dưới, sẵn sàng ngăn chặn bất cứ ai trong làng thể thao rời đi. Các vận động viên trả lời phỏng vấn báo chí qua bức tường nhựa, nói qua micro được trang bị bọt biển chống virus. Nhiệt kế được dùng đo nhiệt độ cả ngày, và còn có bộ truyền tín hiệu cực nhỏ để báo động ngay nếu ai đó bị sốt.

Olympic Bắc Kinh: Trung Quốc lao vào cuộc đại chiến với đòn chống dịch gắt nhất thế giới - Ảnh 1.

Phóng viên tác nghiệp chụp ảnh các cầu thủ khúc côn cầu qua bức tường nhựa lớn trong lần tổ chức thử nghiệm vào tháng 4 ở Bắc Kinh. Ảnh: Getty

Khi Olympic Mùa đông Bắc Kinh 2022 diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh vẫn hoành hành, giới chức Trung Quốc công bố chi tiết một số biện pháp phòng ngừa phức tạp nhằm đối phó với Covid-19. Các biện pháp này dự kiến ​​sẽ vượt xa những biện pháp được thực hiện tại Olympic Mùa hè Tokyo 2020 vừa bế mạc hôm 8/8 với hơn 400 ca nhiễm được báo cáo.

Trung Quốc tuyên bố ưu tiên hàng đầu của họ là ngăn chặn Covid-19. Ngày 30/7, khi số ca nhiễm ở Tokyo tăng lên, các nhà tổ chức Bắc Kinh đã công bố kế hoạch tái thiết kế 39 địa điểm tổ chức Olympic của họ. Các công nhân hiện đang phân chia các lối đi theo chiều dài và lắp đặt các nhà vệ sinh mới cùng các thiết bị khác.

Các thay đổi thiết kế được cho là nhằm đảm bảo rằng các vận động viên không tiếp xúc với trọng tài, khán giả hoặc nhà báo, các nhóm cũng sẽ được giữ tách biệt với nhau. Mục đích chính là giảm thiểu tình trạng lây nhiễm chéo.

Liu Yumin, một quan chức của ban tổ chức Olympic Bắc Kinh cho biết: "Các biện pháp phòng chống dịch bổ sung này không quá khó khăn và tất cả các địa điểm sẽ được bàn giao đúng giờ".

Ở Tokyo, Olympic Mùa hè 2020 chính là kỳ thế vận hội không khán giả và nhiều quy định nhất trong lịch sử. Mọi hoạt động, di chuyển của tất cả thành viên các đoàn thể thao đến Nhật Bản đều bị giới hạn và kiểm soát chặt chẽ trong những biện pháp phòng dịch. Các đoàn tham dự ở trong các khách sạn được chỉ định và đi xe buýt đặc biệt đến các điểm tổ chức thi.

Nhưng theo New York Times, việc thực thi diễn ra lộn xộn, và các hãng tin phát hiện rất nhiều lỗ hổng. Người dân Nhật Bản, những người được phép đi từ nhà đến "bong bóng" Olympic, và đây là số chiếm khoảng 2/3 ca nhiễm mới được báo cáo tại Thế vận hội.

Bài học từ Tokyo, Bắc Kinh sẽ làm gì?

Trung Quốc vẫn sử dụng cách tiếp cận "không khoan nhượng đối với Covid-19", vốn đã mang lại thành công cho họ trong cuộc chiến chống dịch vào năm ngoái.

Vì vậy, Trung Quốc có kế hoạch tiếp cận chặt chẽ hơn rất nhiều đối với Olympic Mùa đông, sẽ diễn ra từ ngày 4-20/2/2022. Theo các nguồn tin, các nhà chức trách quyết định "cô lập" 1,4 tỷ dân Trung Quốc với các vận động viên, trọng tài, lái xe, hướng dẫn viên, nhà báo và những người khác có liên quan đến sự kiện này.

Olympic Bắc Kinh: Trung Quốc lao vào cuộc đại chiến với đòn chống dịch gắt nhất thế giới - Ảnh 2.

Các nhân viên y tế theo dõi một vận động viên trượt băng nghệ thuật trong lần tổ chức thử nghiệm hồi tháng 4 tại một địa điểm tổ chức Olympic Mùa đông 2022 ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AP

New York Times dẫn các nguồn tin thân cận cho biết, theo kế hoạch, khi Olympic kết thúc, trên thực tế, tất cả những người liên quan sẽ được yêu cầu rời khỏi Trung Quốc hoặc chịu đựng vài tuần bị cô lập hoàn toàn trong các trung tâm cách ly do chính phủ điều hành, trải qua nhiều lần kiểm tra y tế.

Trong số này sẽ bao gồm hàng nghìn nhân viên Trung Quốc, những người sẽ phải sống trong suốt kỳ "bong bóng" Olympic và sau đó "hội nhập lại" với phần còn lại của Trung Quốc sau một thời gian dài cách ly.

Những nguồn tin thân cận cho biết, Trung Quốc sẽ chỉ coi Olympic 2022 là thành công nếu có thể ngăn chặn lây nhiễm dịch bệnh, đặc biệt là ở khu vực bên ngoài "bong bóng" Olympic. Bắc Kinh tuyên bố sẽ không dung thứ bất kỳ mối đe dọa nào đối với sức khỏe và sự an toàn của quốc gia.

Giống như Tokyo, Bắc Kinh có kế hoạch hạn chế nghiêm ngặt số người được phép tham dự lễ khai mạc và bế mạc. Nhật Bản cấm khán giả nước ngoài, nhưng lại cho phép hơn 42.000 người tham gia người của các đoàn vào nước này. Bắc Kinh tuyên bố họ sẽ giới hạn số thành viên của các đoàn tham gia dưới 30.000 người được phép vào Trung Quốc để tham dự Olympic 2022.

Zhong Bingshu, một quan chức chính quyền thành phố Bắc Kinh cho biết: "Một Olympic đơn giản và hợp lý sẽ trở thành điều bắt buộc vì những lo ngại về an toàn".

Nhìn chung, các chuyên gia y tế hàng đầu của Trung Quốc đã nói thẳng, các khách sạn, mặc dù thoải mái, nhưng không đủ năng lực kiểm soát dịch bệnh. Vì vậy, họ đã đưa ra các phương pháp tiếp cận mới.

Ví dụ, nước này đã thiết lập khu cách ly ở Thạch Gia Trang, cách Bắc Kinh khoảng 4 giờ lái xe về phía nam, bằng 2.000 thùng chứa kim loại đúc sẵn, có thể xếp chồng lên nhau.

Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) cho đến nay hầu hết đều né tránh các cuộc thảo luận về những quy định phòng chống Covid-19 tại Olympic Bắc Kinh 2022.

https://soha.vn/olympic-bac-kinh-trung-quoc-lao-vao-cuoc-dai-chien-voi-don-chong-dich-gat-nhat-the-gioi-20220203202751435.htm

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
4 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
3 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
3 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
2 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
11 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.