Thị trường lao động sẽ chịu nhiều rủi ro và thách thức - đây là dự đoán đã được Cục Việc làm - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đưa ra trong Hội nghị triển khai thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực việc làm năm 2023 vào đầu tháng 3 vừa qua.
Yêu cầu được đặt ra là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các địa phương phải nắm bắt tình hình biến động của thị trường lao động, đặc biệt là tình hình sản xuất, kinh doanh, việc làm của các doanh nghiệp trên địa bàn. Từ đó, kịp thời có những biện pháp kết nối cung - cầu lao động, hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động, giúp ổn định việc làm tại chỗ, nâng cao mức độ gắn bó giữa lao động với cơ sở sản xuất, đặc biệt là ở các địa phương vùng núi.
Tâm lý muốn công việc ổn định khi đã không còn quá trẻ, trở về làm việc quê nhà cũng là cách để nhiều người lao động tăng giá trị tích lũy kinh tế của mình khi cân đo giữ thu và chi. Tâm lý gắn bó với đơn vị sản xuất bởi thế cũng cao hơn trong nhận thức của nhiều lao động làm việc tại địa phương.
Như chị Hoàng Thị Minh Nguyệt (tỉnh Hòa Bình), dù mới làm việc tại đơn vị này được hơn 4 năm, song mức lương, chế độ đãi ngộ phù hợp giúp chị muốn đi đường dài cùng đơn vị.
Hiện, cung - cầu việc làm tại chỗ đang được người lao động cùng doanh nghiệp lựa chọn kết nối thông qua các sàn giao dịch việc làm địa phương với những ưu thế nhất định.
Chị Hoàng Thị Minh Nguyệt (áo đỏ, ngoài cùng bên trái)
Dự kiến, để kết nối cung - cầu việc làm tại chỗ cho lao động, năm nay, trung tâm giới thiệu việc làm địa phương sẽ tổ chức 40 sàn giao dịch, tăng 10 phiên so với năm ngoái. Đồng thời, mở rộng đối tượng tư vấn, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã huyện khó khăn.