Ông bà chủ nhà Masan: Cặp vợ chồng tuổi Mão gây dựng Tập đoàn bán lẻ, tiêu dùng 6 tỷ USD của Việt Nam

23/01/2023 23:22
Ông Nguyễn Đăng Quang và bà Nguyễn Hoàng Yến cùng sinh năm 1963 (năm nay 60 tuổi). Masan đã khép lại năm 2022 với những thương vụ M&A đình đám.

Trong số các cặp vợ chồng cùng nhau chinh chiến trên thương trường, không thể không nhắc đến cặp đôi tuổi Mão Nguyễn Đăng Quang và Nguyễn Hoàng Yến. Ông Quang và bà Yến cùng sinh năm 1963 (năm nay 60 tuổi). Tên tuổi của 2 ông bà gắn liền với CTCP Tập đoàn Masan (mã CK: MSN), một trong những tập đoàn đa ngành lớn nhất Việt Nam.

Ông Nguyễn Đăng Quang được biết đến với vai trò Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Masan và Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank – mã CK: TCB). Ông Quang đã lọt vào danh sách tỷ phú đô la của Forbes trong 3 năm 2019, 2021 và 2022. Trong đó, theo danh sách được công bố vào đầu năm 2022, tài sản của ông Quang lên đến 1,9 triệu USD. Sau khoảng 1 năm, theo số liệu của Forbes, tổng tài sản hiện tại của ông Nguyễn Đăng Quang là 1,6 triệu USD, giảm 16%.

Tuy không xuất hiện nhiều trước truyền thông như chồng nhưng bà Yến đang nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng tại Masan Group và các công ty thành viên. Cụ thể, bà đang là Thành viên HĐQT Masan Group, Thành viên HĐTQ kiêm Phó Tổng giám đốc CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer – mã CK: MCH); Thành viên HĐQT tại các công ty CTCP VinaCafé Biên Hòa (mã CK: VCF), Bột giặt NET (mã CK: NET), Nước khoáng Vĩnh Hảo, … Hiện nay, bà Yến đang sở hữu 50,9 triệu cổ phiếu MSN và gần 900 nghìn cổ phiếu MCH, tổng tài sản chứng khoán của bà hiện nay rơi vào khoảng 5,3 tỷ đồng.

Năm 2022 của Masan khép lại với nhiều thương vụ M&A nổi bật

Là doanh nghiệp được ban tổ chức M&A Vietnam Forum 2022 bình chọn là doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu năm 2021-2022, Masan Group đóng góp hơn 10 thương vụ M&A “đình đám” trong 2 năm qua.

Chỉ tính riêng 2022, ngay từ tháng 1, Masan đã mua hơn 2,4 triệu cổ phần của CrownX từ nhà đầu tư khác, qua đó nâng tỷ lệ lợi ích vốn chủ sở hữu từ 81,7% lên 84,9%.

Cũng trong tháng này, Công ty TNHH The SHERPA – công ty con do Masan sở hữu gián tiếp đã mua 31% cổ phần của Phúc Long với giá 2.490 tỷ đồng, tương đương mức định giá 8.034 tỷ đồng và chuyển Phúc Long từ công ty liên kết thành công ty con sở hữu gián tiếp. Đến tháng 8, The SHERPA đã mua tiếp hơn 10,8 triệu cổ phiếu tương đương 34% vốn cổ phần của CTCP Phúc Long Heritage với tổng số tiền thanh toán là 3.618 tỷ đồng. Định giá cho Phúc Long tiếp tục được nâng lên mức 10.640 tỷ đồng (450 triệu USD).

Ngoài ra, Masan cũng đầu tư 65 triệu USD đổi lấy 25% cổ phần Công ty Trusting Social, một doanh nghiệp fintech, trí tuệ nhân tạo; chi 52 triệu Euro cho 15% vốn chủ sở hữu trên cơ sở cổ phần pha loãng hoàn toàn của Nyobolt Limited (Nyobolt), một công ty chuyên cung cấp giải pháp pin Li-ion sạc nhanh trong năm nay.

Hệ sinh thái trải dài trong nhiều lĩnh vực

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2022, Tập đoàn Masan có 4 công ty con sở hữu trực tiếp, 78 công ty con sở hữu gián tiếp và 5 công ty liên kết.

Ông bà chủ nhà Masan: Cặp vợ chồng tuổi Mão gây dựng Tập đoàn bán lẻ, tiêu dùng 6 tỷ USD của Việt Nam - Ảnh 1.

Nguồn: VCBS

Các công ty con của Masan hoạt động trong nhiều lĩnh vực, từ bán lẻ (WinCommerce), sản xuất hàng tiêu dùng (Masan Consumer), chăn nuôi chế biến thịt (Masan MeatLife), viễn thông (Wintel), trà sữa (Phúc Long) đến khai thác khoáng sản (Masan Hightech Materials).

Trong đó, Masan Consumer, Masan Hightech Materials và Masan MeatLife đã lên sàn chứng khoán.

Hiện nay, vốn hoá thị trường của Tập đoàn Masan rơi vào khoảng 145.220 tỷ đồng (khoảng 6,2 tỷ USD), vốn hóa của Masan Consumer khoảng 2,25 tỷ USD, Masan Hightech Materials khoảng 560 triệu USD và Masan MeatLife (MML) khoảng 490 triệu USD.

The CrownX có thể là thành viên tiếp theo của hệ sinh thái này góp mặt trên sàn chứng khoán. Công ty từng được định giá 8,2 tỷ USD sau vòng gọi vốn vào cuối năm 2021.

9 tháng đầu năm lãi ròng hơn 3.100 tỷ đồng, thương vụ Phúc Long lãi 642 tỷ đồng

Lũy kế 9 tháng 2022, MSN ghi nhận doanh thu thuần 55,6 ngàn tỷ đồng ( giảm 14,3% so với cùng kỳ) và lợi nhuận thuần sau thuế thuộc về cổ đông không kiểm soát là 3,1 ngàn tỷ đồng (tăng 46,8% so với cùng kỳ). Tuy nhiên, nếu loại trừ khoản bất thường từ đánh giá lại Phúc Long (~642 tỷ đồng) thì lợi nhuận chỉ tăng trưởng chưa đến 20%.

Đóng góp lớn nhất vào doanh thu của Masan là mảng bán lẻ tiêu dùng với 21.844 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 39% trong doanh thu, sau đó là mảng sản phẩm tiêu dùng có thương hiệu 18.781 tỷ đồng, chiếm 34%, mảng vật liệu công nghệ cao 11.651 tỷ đồng, chiếm 21%, MeatLife 2.114 tỷ đồng, chiếm 3,8%.

Ông bà chủ nhà Masan: Cặp vợ chồng tuổi Mão gây dựng Tập đoàn bán lẻ, tiêu dùng 6 tỷ USD của Việt Nam - Ảnh 2.

Trong năm, Masan đã ra mắt WINLife – mô hình bán lẻ thúc đẩy tăng trưởng, 30 cửa hàng WinMart+ đã được chuyển đổi thành các cửa hàng WIN tích hợp phục vụ các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu: WinMart (nhu yếu phẩm), Techcombank (dịch vụ tài chính), Phúc Long (trà và cà phê), Dr. WIN (chăm sóc sức khỏe) và Reddi (dịch vụ viễn thông).

Mô hình mới này đã gia tăng xấp xỉ 20% doanh thu/m2 trong giai đoạn thí điểm so với trước khi chuyển đổi, chủ yếu do lưu lượng khách hàng tăng lên.

Triển vọng năm 2023

Theo báo cáo phân tích mới đây của Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS), các chuyên gia cho rằng triển vọng các mảng kinh doanh của Tập đoàn Masan (MSN) sẽ không quá tích cực trong năm 2023 trong bối cảnh chi tiêu và sức mua nhìn chung giảm.

Đối với Masan Consumer, theo VCBS, năm 2023, sức mua thực tế giảm cùng rủi ro lạm phát cao là yếu tố then chốt tác động đến triển vọng của các doanh nghiệp bán lẻ - tiêu dùng như MCH. Tuy danh mục sản phẩm chủ yếu là FMCG và thực phẩm thiết yếu, MCH vẫn sẽ chịu tác động do lạm phát sẽ khiến người tiêu dùng thuộc nhóm thu nhập trung bình có xu hướng tìm tới những nhãn hiệu có giá thấp hơn. Xu hướng này đang đi ngược với chiến lược cao cấp hóa của MCH.

Đối với WinCommerce (WCM), VCBS lạc quan với triển vọng tăng trưởng doanh thu của WCM trong 2023- 2024 nhờ kế hoạch mở rộng mạnh mẽ được giữ vững và tiềm năng của mô hình cửa hàng tiện lợi cũng đưa ra dự phóng WCM sẽ mở từ 600-800 cửa hàng mới mỗi năm. Tuy nhiên, để thúc đẩy tốc độ mở rộng, WCM cũng gia tăng nhiều chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, VCBS cho rằng WCM vẫn chưa thể có lãi ròng trong 2023.

Masan High-Tech Materials (MSR) được đánh giá khả quan nhờ giá hàng hóa giữ ở mức cao. Ngoài ra, MSR cũng thành công trong việc cải thiện hiệu quả khai thác, chế biến vonfram và làm chủ công nghệ tại H.C.Starck.

Trong 2023, VCBS cho rằng giá APT (Tungsten) sẽ tiếp tục neo ở mức cao, giá Florit cũng được kì vọng sẽ tiếp tục duy trì quanh mức hiện tại hoặc tăng nhẹ. Ngoài ra, việc hợp tác mới với Nybolt có thể giúp MSR bước chân vào thị trường pin xe điện tiềm năng. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng lợi nhuận ròng có thể bị kìm hãm do chi phí tài chính tăng cao

Theo VCBS, dư địa tăng trưởng của Masan MeatLife còn rất nhiều chưa kể đến khả năng mở rộng quy mô 600-800 cửa hàng/năm của WCM. VCBS dự phóng doanh thu MML sẽ tăng trưởng tích cực khoảng 30%/năm trong hai năm tới. Tuy nhiên về tỷ suất lợi nhuận, MML có biến động rất lớn trong từng mảng kinh doanh phụ thuộc vào biến động giá nông sản. VCBS cho rằng MML vẫn chưa thể đóng góp lợi nhuận ròng cho MSN.

Tin mới

Trừng phạt của phương Tây "như muối bỏ bể", doanh thu từ dầu khí của Nga vẫn tăng đều, dầu Moscow "biến hình" không ngừng chảy vào châu Âu
48 phút trước
Nga đã tận dụng 3 "lỗ hổng" khiến những lệnh trừng phạt của phương Tây trở nên thất bại.
[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
2 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
"Con làm cha phá" là đây: Nuôi ngan vịt ở Châu Phi không dám ăn, ông Quý vừa sang đã làm 1 việc Quang Linh Vlogs khóc ròng
2 giờ trước
Nam YouTuber ở Việt Nam nhìn thấy cảnh này mà “khóc thét”.
GS thắng giải 3 triệu USD của tỷ phú Phạm Nhật Vượng “hiến kế” cho lĩnh vực Việt Nam đứng thứ 3 thế giới
3 giờ trước
Lĩnh vực này có thể mang về nhiều tỷ USD cho Việt Nam.
Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết
4 giờ trước
Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.