Ông chủ đứng sau đại gia bất động sản mới nổi Vimedimex Group là ai?

17/06/2019 15:29
Lấn sân sang bất động sản bằng việc lập ra thương hiệu Vimefulland vào năm 2016, Vimedimex Group đang nổi lên là một trong những đại gia địa ốc mới nổi trên thị trường BĐS Hà Nội những năm gần đây.

Sau 2 năm phát triển đã có trên 10.000 tỷ doanh thu từ bất động sản

Đặc biệt trong những tháng gần đây, đại gia này đã có nhiều thương vụ hợp tác đầu tư, thâu tóm nhiều lô đất vàng khiến giới địa ốc xôn xao. Trong đó, nổi bật là Vimedimex Group đã thâu tóm thêm 3 khu đất vàng ở khu đô thị Ciputra để phát triển các chung cư cao tầng, biệt thự, condotel…

Theo đó, Vimedimex Group đã mua lại lô đất TM01 rộng gần 20.000 m2 có chức năng thương mại - dịch vụ, văn phòng, khách sạn cao cấp; đặt cọc để mua các lô đất ký hiệu CT05, CT06 có tổng diện tích 59.629 m2, nằm gần lô TM01.

Ông chủ đứng sau đại gia bất động sản mới nổi Vimedimex Group là ai? - Ảnh 1.

Vimedimex Group thâu tóm thêm 3 khu đất vàng, "nhồi" thêm nhà cao tầng vào khu đô thị Ciputra

Với việc thâu tóm nhiều lô đất vàng và phát triển hàng chục dự án BĐS lớn nhỏ trên địa bàn TP Hà Nội, Vimefulland – một thành viên của Vimedimex Group đang trở thành một thế lực mới trên thị trường địa ốc.

Theo giới thiệu của Vimedimex Group, sau 2 năm triển khai các dự án BĐS trên địa bàn Hà Nội đơn vị này đã cung cấp ra thị trường 5044 căn hộ chung cư và 968 căn biệt thự, mang về doanh thu 10.577 tỷ đồng.

Với sự phát triển như vũ bão, Vimedimex Group khiến giới địa ốc ngỡ ngàng và tò mò về thế lực mới này. Nhiều câu hỏi về tiềm lực tài chính, ông chủ là ai, có thế lực nào đứng sau đại gia này không…được nhiều người đặt ra.

Hé lộ về những ông chủ "đứng sau" Vimefulland

Theo tìm hiểu của chúng tôi, Vimedimex Group được thành lập ngày 13 tháng 4 năm 2009, hiện có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, do 5 cổ đông tổ chức và 1 cổ đông cá nhân sở hữu. Điều đáng chú ý là bà Nguyễn Thị Loan, được xem là bà chủ của tập đoàn ngành dược này đến nay lại không còn sở hữu cổ phần nào ở Vimedimex Group. Nhưng theo một số nguồn tin tin cậy thì bà Loan vẫn là người có tầm ảnh hưởng lớn nhất ở tập đoàn này.

Ông chủ đứng sau đại gia bất động sản mới nổi Vimedimex Group là ai? - Ảnh 2.

Theo đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 19 ngày 01/11/2018, bà Nguyễn Thị Loan, ông Trần Văn Kỳ không còn nắm giữ cổ phần tại Vimedimex Group

Khi mới thành lập, Vimedimex Group có vốn điều lệ là 500 tỷ đồng. Dù có đến 8 cổ đông sáng lập, gồm có 5 tổ chức và 3 cá nhân. Nhưng đa phần đều do nhóm 3 cá nhân là người từ Vimedimex (VMD) là bà Nguyễn Thị Loan (Chủ tịch VMD), ông Trần Văn Kỳ (thành viên HĐQT VMD) và ông Nguyễn Tiến Hùng (Phó chủ tịch VMD) sở hữu.

Trong đó nhóm công ty bà Nguyễn Thị Loan đại diện gồm Công ty TNHH BĐS Vimedimex Hòa Bình (1%), CTCP Đầu tư và Phát Triển Hòa Bình (8%); nhóm công ty do ông Trần Văn Kỳ đại diện là Công ty BV Pharma (10,6%), Công ty CP Kinh doanh vàng quốc tế (18%); Công ty CP Y dược phẩm Vimedimex (10%) do ông Nguyễn Tiến Hùng đại diện; và 3 cá nhân là bà Nguyễn Thị Loan sở hữu 7,6%, ông Trần Văn Kỳ sở hữu 7,4% và ông Nguyễn Tiến Hùng sở hữu 7,4%. Ông Trần Văn Kỳ hiện đang là ông chủ chuỗi dự án BĐS Hateco như Hateco Hoàng Mai, Hateco Apolo (Nam Từ Liêm), Hateco Laroma (Láng Hạ), Hateco Green Park (Mỹ Đình), Hateco Green City (Xuân Phương)…

Năm 2012 thì Vimedimex Group có sự thay đổi về cơ cấu sở hữu. Theo đó, ông Trần Văn Kỳ nâng tỷ lệ sở hữu lên 22,4% và bà Loan sở hữu 22,6%

Đến đầu năm 2015, ở lần thay đổi đăng ký kinh doanh lần thứ 9 bà Nguyễn Thị Loan đã nâng tỷ lệ sở hữu Vimedimex Group lên 45%, và ông Trần Văn Kỳ không còn nắm cổ phần nào.

Ông chủ đứng sau đại gia bất động sản mới nổi Vimedimex Group là ai? - Ảnh 3.

Bà Nguyễn Thị Loan

Sau đó, Vimedimex Group liên tục có những thay đổi về cổ đông, đáng chú ý là ở lần thay đổi đăng ký kinh doanh lần thứ 11 vào tháng 4/2015 thì xuất hiện Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm thay Công ty CP Đầu tư kinh doanh vàng quốc tế sở hữu 18% tại đơn vị này. Công ty CP bất động sản Hồ Gươm có trụ sở tại số 83 Thợ Nhuộm, P. Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm, HN do ông Quản Xuân Dũng là người đại diện pháp luật.

Đầu năm 2017, vốn điều lệ của Vimedimex đã tăng lên 2.400 tỷ đồng, lúc này bà Loan nắm giữ 46%, BĐS Hồ Gươm nắm 18%...Đến những tháng cuối năm 2017, Vimedimex tiếp tục có sự biến động về cơ cấu sở hữu, bà Nguyễn Thị Loan không còn nắm giữ cổ phần nào và BĐS Hồ Gươm nâng tỷ lệ sở hữu lên 21%.

Cùng với sự biến động về cơ cấu sở hữu tại Vimedimex Group giai đoạn 2015 – 2017, tập đoàn này bắt đầu thâu tóm và triển khai hàng loạt dự án. Có thể kể tới như Dự án Belleville Hà Nội tại quận Cầu Giấy với diện tích 1,57ha; Dự án Emerald Center Park tại quận Nam Từ Liêm với diện tích 1,9ha; Dự án The Eden Rose tại huyện Thanh Trì với diện tích 8ha; Dự án Bel Air Hà Nội tại quận Nam Từ Liêm với diện tích 2,5ha; Dự án Palatium Mari Resort tại Đà Nẵng với diện tích 177,2ha; Dự án Annecy Garden quận Hoàng Mai với diện tích 25ha; Dự án The Grand Sevilla tại quận Hai Bà Trưng với diện tích 54,5ha; Dự án Torre Agbar Parkview tại quận Hoàng Mai với diện tích 1,68ha.

Hầu hết là những dự án do Vimedimex Group mua lại hoặc liên doanh, liên kết hợp tác đầu tư. Đơn cử như khu nhà thấp tầng Belleville Hà Nội do Công ty Bắc Từ Liêm liên doanh với Công ty cổ phần đầu tư xây dựng phát triển nhà số 7 Hà Nội phát triển; Hay chung cư The Emerald Emerald do Công ty BĐS Mỹ Đình (công ty con Vimedimex Group) hợp tác với Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng phát triển nhà Hà Nội để phát triển.

Ở một diễn biến khác, theo báo The Leader, trong 3 năm từ 2014 đến 2016, nhiều dự án của Vimedimex Group đã được thế chấp tại VietA Bank khiến quy mô tài sản cầm cố, thế chấp bằng bất động sản của ngân hàng này tăng gấp đôi từ hơn 13.000 tỷ đồng.


Tin mới

Apple ấp ủ thiết kế "táo bạo" mừng 20 năm iPhone?
17 giờ trước
Apple đang chuẩn bị một cuộc "đại tu" lớn và đầy tham vọng cho iPhone vào năm tới, đúng dịp kỷ niệm 20 năm ra mắt chiếc điện thoại đã thay đổi thế giới.
Động thái 'lạ' của nhà vàng khi giá liên tiếp giảm
17 giờ trước
Sáng nay (8/4), nhiều doanh nghiệp kinh doanh nâng giá mua vào trong bối cảnh giá bán ra tiếp tục giảm. Giá vàng nhẫn cao hơn vàng SJC 300.000 - 400.000 đồng/lượng.
Thị trường ngày 8/4: Giá hàng hoá đồng loạt lao dốc, dầu thấp nhất gần 4 năm, vàng xuống mức trên 2.900 USD
18 giờ trước
Giá hàng hóa đồng loạt giảm mạnh trong phiên thứ Hai theo xu hướng chung của các thị trường rộng lớn do các nhà đầu tư tiếp tục lo lắng về rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu do cuộc chiến thương mại.
Máy rửa bát tốn nhiều điện nước hay không?
19 giờ trước
Chọn mua máy rửa bát là vấn đề được nhiều người quan tâm, cùng với đó, chi phí vận hành cho thiết bị này, đặc biệt là chi phí điện nước cũng là thắc mắc của rất nhiều người.
Sóng gió lại đến với dầu Nga: Giá bất ngờ lao xuống 50 USD/thùng, một động thái của OPEC khiến thị trường 'hỗn loạn'
19 giờ trước
Giá dầu Urals của Nga giảm mạnh xuống mức 50 USD/thùng trong thị trường dầu thô được đánh giá đang “cực kỳ hỗn loạn”.

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump gợi ý cách để các hãng ô tô tránh thuế quan: Chuyên gia nói "chuyện hư cấu", Tesla cũng bó tay
19 giờ trước
Bài toán cho các hãng xe lớn, không riêng gì Tesla.
Mỹ áp thuế đối ứng 36%, Thái Lan kêu gọi bảo vệ một loại nông sản vì lo mất thị phần vào tay Việt Nam
21 giờ trước
"Hạt vàng" của Thái Lan sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi mức thuế quan của Mỹ khiến nghị sĩ kêu gọi hành động gấp.
Đại lý xe điện AION thành BYD, điều gì đang xảy ra?
22 giờ trước
(NLĐO) - Hai mẫu xe điện AION hiện có mức giá giảm hơn 200 triệu đồng nhưng vẫn hiếm có người mua
Từng chạy 2 đời Ranger, giờ quay lại Mitsubishi Triton: Vua off-road dù vẫn có điểm trừ khi đi đèo
1 ngày trước
Dùng Triton rồi đổi qua 2 đời Ford Ranger và giờ trở lại với Mitsubishi Triton thế hệ mới, anh Phạm Trung Hiếu rút ra nhiều điều về 2 mẫu bán tải đang nằm trên top doanh số tại Việt Nam.