Ngày 9/11 vừa qua, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB - NVB) đã tổ chức Đại hội cổ đông bất thường năm 2017. Đại hội đã thông qua miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) đối với ông Nguyễn Tuấn Hải theo nguyện vọng cá nhân, đồng thời bổ sung thêm 3 người mới đó là các ông Nguyễn Tiến Dũng, Trần Kim Chung và Vũ Mạnh Tiến.
Một ngày sau, HĐQT quyết định bầu ông Nguyễn Tiến Dũng làm chủ tịch Hội đồng quản trị thay cho bà Trần Hải Anh.
Đáng chú ý, ông Nguyễn Tiến Dũng (sinh năm 1966) chính là chồng của bà Trần Hải Anh. Bà Hải Anh không còn là chủ tịch nhưng tiếp tục là thành viên trong HĐQT của ngân hàng.
Còn ông Nguyễn Tuấn Hải chính là đại diện của Alphanam tham gia vào NCB hồi tháng 4/2015. Ông Nguyễn Tuấn Hải là chủ tịch HĐQT của Công ty Cổ phần Đầu tư Alphanam. Hồi năm 2011 - 2012, Nguyễn Tuấn Hải là một cái tên rất nổi trên thị trường tài chính chứng khoán Việt Nam khi là 1 trong 10 người giàu nhất trên sàn chứng khoán với tài sản hơn 1.000 tỷ đồng. Sau đó, trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí, ông Hải cho biết đã hoàn thành sứ mệnh doanh nhân, và giờ ông muốn chuyển giao cho lớp trẻ đó là con gái Nguyễn Ngọc Mỹ (theo đuổi lĩnh vực BĐS) và con trai Nguyễn Minh Nhật (là thành viên HĐQT Alphanam, phụ trách mảng tài chính và vật liệu xây dựng).
Trở lại với vị thuyền trưởng mới ở NCB, nói tới cái tên Nguyễn Tiến Dũng hẳn không ít người biết đến ông là chủ của tập đoàn Gami - Gami Group. Đây là tập đoàn đa ngành, hoạt động trên các lĩnh vực phân phối ôtô và dịch vụ; phát triển các khu đô thị đồng bộ, chung cư cao cấp; dịch vụ gia tăng bất động sản; xúc tiến đầu tư kinh doanh bất động sản và du lịch…
Sau khi Navibank bị buộc phải tái cơ cấu do là 1 trong 9 ngân hàng yếu kém, nhóm cổ đông cũ của ông Đặng Thành Tâm đã rút lui và thế chỗ là nhóm nhà đầu tư mới là nhóm của ông Dũng. Tuy nhiên ở ngân hàng NCB, ông Dũng không lộ diện với các vị trí lớn trong HĐQT hay Ban điều hành, mà chỉ tham gia một cách thầm lặng trong Ban chiến lược và phát triển ngân hàng. Một cựu lãnh đạo khác của Gami là ông Vũ Hồng Nam thì tham gia vào HĐQT ngay từ đầu với vai trò là chủ tịch HĐQT hồi năm 2014 (sau đó bà Hải Anh lên thay), hiện ông Nam vẫn là thành viên HĐQT.
Trước NCB, ông Nguyễn Tiến Dũng từng được biết đến khi có thời gian dài tham gia lĩnh vực tài chính ngân hàng, với chức vụ cao nhất là Quyền Tổng giám đốc VPBank (hồi năm 2001 - 2002).
Ông Nguyễn Tiến Dũng cũng là cái tên rất nổi trong thế hệ doanh nhân cuối 6X đầu 7X ở Việt Nam. Ông là Tiến sĩ chuyên ngành vật lý lý thuyết, bảo vệ luận án tại Đại học Tổng hợp Quốc gia Belarus (Liên Xô cũ). Trong thời gian từ năm 1990 đến 1993, ông là nghiên cứu viên tại Viện năng lượng nguyên tử quốc gia. Năm 1994, ông rẽ sang lĩnh vực kinh doanh với việc thành lập Gami Group.
Theo giới thiệu của Gami, giai đoạn đầu thập niên 90 đánh dấu những thành công ban đầu của một số doanh nghiệp trẻ của Việt Nam tại Đông Âu. Có hai con đường lựa chọn: hoặc là tận hưởng những thành quả nhỏ bé của mình, hoặc là tiếp tục tìm kiếm, nắm bắt các cơ hội ở phía trước. Gami Group đã lựa chọn con đường thứ hai là chuyển dịch các hoạt động thương mại và tài chính về nước với mong muốn đóng góp cho Tổ quốc bằng cách gắn kết hoạt động của mình với các vận hội của một nền kinh tế đang đổi mới.
Bắt đầu từ năm 1995 đến nay, Gami đã phát triển theo mô hình tổ hợp nhiều Công ty thành viên và ngày càng mở rộng nhanh chóng với hàng loạt các hoạt động trên các lĩnh vực chính: Thương mại, Bất động sản, Tài chính Ngân hàng, Thực Phẩm.
Khối Gami Thương mại là đại lý ủy quyền cho các hãng ô tô nổi tiếng thế giới. Khối Gami Bất động sản tập trung chủ yếu vào đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng các khu đô thị, du lịch, công nghiệp. Trong lĩnh vực Tài chính – Gami triển khai đầu tư vào các ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng, hợp tác với các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới để triển khai các
Sự xuất hiện chính thức của ông Nguyễn Tiến Dũng trên ghế chủ tịch ngân hàng cho thấy rất có thể sẽ có sự biến chuyển khá lớn về quản trị cũng như hoạt động của ngân hàng này thời gian tới.
Trước đó, kể từ khi tiếp quản Navibank từ người cũ và đổi tên thành NCB, vợ của ông Dũng từng ngồi ghế chủ tịch HĐQT tới 2 lần và 1 lần làm Tổng giám đốc.