Ông chủ TBS Group: Một nhà máy của Nike chỉ có 16 lao động làm ra 1 triệu sản phẩm/năm, doanh nghiệp Việt thì sao?

11/07/2018 10:46
Trước làn sóng công nghiệp 4.0, nhiều doanh nghiệp trong nước chưa đầu tư đúng mức, thậm chí, nhiều ngành hàng vẫn không biết cụ thể 4.0 là gì, theo ông Nguyễn Đức Thuấn, CEO TBS Group. Ông Thuấn đồng thời là Chủ tịch Hiệp hội Da – Giày – Túi xách Việt Nam (Lefaso).

Chia sẻ tại một diễn đàn gần đây, ông Thuấn bày tỏ cảm nhận rất rõ nét sự thay đổi trong kinh doanh trong làn sóng công nghiệp 4.0. Ông nhấn mạnh, những doanh nghiệp trong ngành da giày nói riêng và các ngành khác nói chung, nếu muốn ăn sâu vào chuỗi toàn cầu, buộc phải thay đổi.

Điều cần thay đổi ở đây là phương thức bán hàng. Bởi, trước công nghệ phát triển đã khiến cho cách bán hàng truyền thống không còn hấp dẫn. Sự ra đời của các tập đoàn thương mại điện tử lớn, đơn cử Alibaba đã khiến hành vi mua sắm người tiêu dùng chuyển biến.

"Thay vì vào siêu thị để mua từng món hàng, người tiêu dùng có thể hưởng thụ mua sắm từ cây kim, sợi chỉ đến những sản phẩm có giá trị một cách nhanh chóng", ông Thuấn nói và cho biết đấy là thách thức đối với các doanh nghiệp phải tìm kiếm sự liên kết trong cách thức bán hàng.  

Sự biến chuyển này được ông cho rằng diễn ra trong 3 – 4 năm nữa. So sánh với việc điện thoại di động thay thế điện thoại để bàn, CEO TBS Group cho rằng doanh nghiệp Việt muốn tiếp tục phát triển xuất khẩu hàng hoá, ăn sâu vào chuỗi toàn cầu, cần bắt kịp xu hướng.

"Đầu năm, tôi báo cáo Chính phủ là ngành chúng tôi có thể đạt được 20 tỷ USD xuất khẩu một cách dễ dàng, tuy nhiên, đến nay lượng đơn hàng xuống chậm", ông cho biết và nói thêm "Phải thay đổi ngay từ các trung tâm nghiên cứu phát triển tổ chức sản xuất, phải tìm cách đưa 4.0 vào".

Hiện Việt Nam chưa có nhiều trung tâm nghiên cứu phát triển, các doanh nghiệp cũng chưa có sự đầu tư đúng mức. Thậm chí, ông Thuấn nói rằng nhiều doanh nghiệp dù nhắc nhiều đến công nghiệp 4.0 nhưng thực sự không hiểu cụ thể nó là gì, trong khi, thế giới đang đi rất nhanh.  

Ví dụ, trong chuyến đi vòng quanh Mỹ, ông Thuấn quan sát một nhà máy của Nike, dù chỉ có 16 công nhân nhưng tạo ra 1 triệu sản phẩm/năm. Nghĩa là, tự động hoá, robot đang làm thay công việc người lao động một cách vượt trội hẳn.

Do đó, ông đề nghị, cách mạng 4.0 tại các doanh nghiệp Việt Nam nên phát triển trên 4 trụ cột: Dữ liệu (Data) doanh nghiệp – Trí tuệ nhân tạo – Đường truyền – Robot.

"Vừa qua, chúng tôi đã họp hội đồng chiến lược ngành da giày, theo đó, các doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển, phải được phải thực hiện quản trị trên nền tảng số tích hợp tự động hoá. Áp dụng sản xuất tự động càng nhanh càng tốt", ông nói.

Bởi, trong 2 – 3 năm nữa, nếu không tối ưu được sản xuất (thời gian, chất lượng...) doanh nghiệp Việt sẽ bị đẩy lùi.

Nhưng, doanh nghiệp có chủ động đến đâu thì cũng phải có sự vào cuộc của Chính phủ, ông Thuấn nhấn mạnh. Ví dụ nhưng những nghiên cứu sâu hơn của Bộ KHCN đối với công nghệ ứng dụng cho 20 ngành cơ bản hay sự thay đổi của modun dạy nghề của Bộ LĐ-TB&XH... Tất cả những giúp đỡ này, phải được cụ thể hoá thay vì chung chung, bởi những thay đổi nhanh chóng, tính theo ngày, tháng thì "chung chung mãi là chết".

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
49 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
50 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
26 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
3 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Vàng mã, túi nylon sẽ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
6 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, hành vi đốt mã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và gây lãng phí lớn vì vậy cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này.
iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
6 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
7 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Người hút xì gà sẽ phải trả thuế tối đa 100.000 đồng/điếu
22 giờ trước
Tại dự thảo sửa đổi Thuế tiêu thụ đặc biệt vừa được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, lấy ý kiến trước khi thông qua, cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.