"Ông chủ" thực sự của chung cư Carina Plaza là ai?

23/03/2018 15:30
Chủ đầu tư dự án Carina Plaza là Công ty CP Đầu tư Năm Bảy Bảy có cổ phiếu đang niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE). Sau vụ hỏa hoạn, giá cổ phiếu NBB của công ty này đã giảm sàn (1.750 đồng) xuống chỉ còn 23.750 đồng/cổ phiếu.

Sau vụ cháy chung cư cao cấp Carina Plaza rạng sáng 23-3 khiến ít nhất 13 người chết và 28 người bị thương, nhiều người chỉ biết công ty Hùng Thanh, đơn vị quản lý các toà nhà. Tuy nhiên, chủ đầu tư thực sự chính là Công ty CP Đầu tư Năm Bảy Bảy (Công ty 577), doanh nghiệp có quỹ đất sạch lên đến hàng trăm ha tại TP HCM và vừa thoát khỏi khó khăn nhờ hợp tác với các quỹ đầu tư nước ngoài.

Carina Plaza được xây dựng trên diện tích hơn 19.000 m2, là một trong những dự án thuộc cụm các dự án của Công ty 577 tại phường 16, quận 8, TP HCM. Tổng mức đầu tư dự án là 927 tỉ đồng, trong đó tỷ lệ vốn góp đầu tư của Công ty 577  là 95% và Công ty TNHH Hùng Thanh là 5%.

Dự án được thiết kế 3 block, có 2 block cao 14 tầng và 1 khối 20 tầng, trong đó có 4 tầng dành cho khu thương mại kết hợp hồ bơi, khu vui chơi giải trí, thể thao. Quy mô dân số được tính toán là 2.944 người, đi vào sử dụng từ năm 2012.

Đơn vị quản lý dự án là Công ty TNHH Hùng Thanh (thành viên của Công ty Đầu tư 577) với vốn điều lệ là 41 tỉ đồng, trong đó Công ty 577 sở hữu 95%. 

"Ông chủ" thực sự của chung cư Carina Plaza là ai? - 1

Chung cư Carina Plaza trong vụ hỏa hoạn rạng sáng 23-3

Được thành lập từ năm 2005, Công ty 577 là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trải rộng trên cả mảng xây dựng, kinh doanh bất động sản, đầu tư tài chính và sản xuất điện. Trong đó, bất động sản mang lại doanh thu chính trong suốt 13 năm qua.

Theo tìm hiểu của PV, hiện tại, Công ty 577 đang nắm giữ trong tay khoảng 370ha đất sạch tại 5 tỉnh thành lớn trong cả nước.

Riêng tại TP HCM, công ty này có khoảng 58ha đất sạch, tập trung chủ yếu ở khu vực Tây Nam TP HCM như quận 8, Bình Chánh…

Dù nắm trong tay quỹ đất lớn nhưng việc triển khai các dự án của Công ty 577 gặp phải bế tắc trong một thời gian dài.

Trước thời điểm lên sàn chứng khoán (năm 2008), Công ty 577 kinh doanh khá tốt và có dòng tiền mạnh nhờ hoạt động bán hàng tốt tại các dự án Trung tâm thương mại Bắc Phan Thiết (Bình Thuận), khu dân cư phường 2 Bạc Liêu (Bạc Liêu) và khu căn hộ cao tầng Carina Plaza tại TP HCM. Sau năm 2009, công ty này đã mạnh tay đầu tư vào các dự án lớn như City Gate Towers, NBB II, Dimond Plaza và Khu phức hợp Tân Kiên (NBB IV) tại TP HCM.

Giai đoạn 2010-2013, trên bảng kết quả kinh doanh, chi phí lãi vay hằng năm của công ty dưới 30 tỉ đồng nhưng đó là chưa kể đến con số vốn hóa chi phí lãi vay vào các dự án hơn 120 tỉ đồng mỗi năm. Theo đánh giá của Công ty CP chứng khoán Bản Việt (VCI) vào năm 2014, ước tính NBB phải thanh toán chi phí lãi vay trung bình 170 tỉ đồng/năm trong giai đoạn 2010-2013.

Tháng 9/2014, sự xuất hiện của Tập đoàn Creed Group (Nhật Bản) có thể được xem như một chiếc "phao cứu sinh" của NBB.

Cụ thể, công ty này và Creed Group ký kết hợp tác đầu tư dự án City Gate Towers, bằng cách rót 600 tỉ đồng thông qua mua trái phiếu dự án. Tổng lãi phải trả cho trái phiếu phát hành cho Creed Group là 80% lợi nhuận từ dự án này.

Đồng thời, Creed Group mua 4,6 triệu cổ phiếu riêng lẻ do NBB phát hành, mức giá đưa ra là 19.800 đồng/cổ phiếu và cam kết đầu tư vào 2 dự án NBB II, NBB III với tỷ lệ góp 50% vốn.

Từ quý II/2017, dự án City Gate bắt đầu bàn giao, giúp lãi ròng của công ty đạt hơn 45 tỉ đồng, gấp 23 lần cùng kỳ năm trước.

Cùng với đó, dòng tiền kinh doanh của NBB bắt đầu chuyển sang trạng thái dương, lên đến 415 tỉ đồng. Công ty cũng đã thanh toán gần 437 tỉ đồng nợ vay trong 9 tháng đầu năm 2017.

Trên sàn chứng khoán, công ty 577 từng đứng trước nguy cơ bị một doanh nghiệp trong ngành thâu tóm, là Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM (CII), khi đơn vị này lên kế hoạch mua đủ 51% vốn của NBB trong năm 2017 nhưng chưa hoàn thành, mà chỉ dừng lại ở mức 34,12%.

Trong phiên giao dịch sáng 23-3, cổ phiếu NBB trên thị trường chứng khoán giảm sâu, xuống còn 23.700 đồng/cổ phiếu. Các chuyên gia dự báo trong các phiên tới cổ phiếu này khó hồi phục sau thảm họa cháy chung cư vừa qua.  

Tin mới

2 mẫu iPhone cũ giảm giá “chạm đáy” chỉ còn hơn 11 triệu, xịn chẳng kém iPhone 16
4 giờ trước
Sau 3,4 năm lên kệ, giá iPhone 12 và 13 hiện tại đang có giá khá tốt. Hai dòng máy này vẫn còn hàng VN/A mới 100% với phiên bản thường 64GB và 128GB.
Lý do SUV hình hộp dù thịnh hành nhưng có thể sớm lụi tàn
2 giờ trước
Những mẫu SUV hiện đại sở hữu kiểu dáng hình hộp đang trở thành xu hướng nhưng tương lai của thiết kế này bị đe dọa bởi những quy định về an toàn.
iPhone "giá rẻ” sắp lộ diện
48 phút trước
Apple có thể sớm lật đổ thị trường smartphone tầm trung với iPhone SE 4, dự kiến ra mắt vào cuối quý 1 năm 2025.
Chưa đến Tết, pháo hoa đã bán ngập 'chợ mạng'
59 phút trước
Còn hơn hai tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán 2025 nhưng các loại pháo hoa đã được rao bán đầy "chợ mạng".
Hàng hiếm Hummer H3 sau 20 năm vẫn có giá ngang Santa Fe ‘đập hộp’: Đã độ màn hình, âm thanh hơn 100 triệu
59 phút trước
Phần nội thất của chiếc Hummer H3 sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên với một mẫu xe đã gần 20 năm tuổi.

Tin cùng chuyên mục

Bản "Pro Max" của xe điện rẻ nhất Việt Nam trình làng: Thiết kế độc đáo, có thể biến thành "giường di động", giá dự kiến 175 triệu đồng
12 phút trước
Wuling Zhiguang EV trông giống như một chiếc kei-car thông thường ở Nhật Bản, sở hữu khối động cơ mạnh 40 mã lực.
Một tỉnh cách Hà Nội 240 km sắp vận hành nhà máy sản xuất ô tô đầu tiên, tổng vốn đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng, công suất 120.000 xe/năm
39 phút trước
Tỉnh này đón nhận dự án nhà máy đầu tiên chuyên sản xuất, lắp ráp thương hiệu ô tô châu Âu.
Đại lý báo Toyota Fortuner Legender thêm bản máy xăng tại Việt Nam: Đắt hơn máy dầu 5-45 triệu, bán ra tháng sau cạnh tranh Everest
23 giờ trước
Nhiều thông tin từ phía đại lý cho thấy Toyota Fortuner Legender sẽ có thêm tùy chọn máy xăng 2.7L, giá bán tăng nhẹ so với tùy chọn máy dầu đang bán trên thị trường.
Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
1 ngày trước
Chỉ những công ty có thể duy trì hoạt động mà không cần đến nguồn tài trợ bên ngoài mới có thể tiếp tục cuộc đua, trong bối cảnh nỗi lo về tình trạng dư thừa công suất luôn rình rập.