Trương Nhất Minh sinh năm 1983, là người sáng lập nên Toutiao (trang đọc báo điện tử) và Douyin (TikTok Trung Quốc).
Năm 2005, sau khi tốt nghiệp đại học Nam Khai (Thiên Tân), Trương Nhất Minh tham gia đồng sáng lập 5 công ty. Đến năm 2013, anh được vinh danh trong Top 30 nhà khởi nghiệp dưới 30 tuổi của Trung Quốc trên tạp chí Forbes và Top 40 nhà kinh doanh dưới 40 tuổi của tạp chí Fortune.
Trương Nhất Minh đã từng phỏng vấn hơn 2.000 ứng viên trong vòng 10 năm, trong đó có người ban đầu không được đánh giá tốt nhưng về sau lại trở thành phó chủ tịch của công ty 1 tỷ USD, có người được khen thưởng với tư chất tài giỏi nhưng kết quả chỉ làm một nhân viên bình thường vì không có khả năng làm việc nhóm.
Vì sao lại có nhiều sự khác biệt như vậy? Sau 10 năm trải nghiệm và quan sát, Trương Nhất Minh đã ngộ ra được 5 bản chất của người trẻ tài giỏi.
"Tôi có một người đồng nghiệp cũ. Cậu ta có kiến thức có sâu rộng trong chuyên ngành hiện tại, nhưng mỗi ngày chỉ đều hoàn thành xong công việc thì lập tức tan ca về nhà. Cậu làm việc ở công ty hơn 1 năm trời, nhưng không hề am hiểu về những kỹ thuật và công cụ mới trên mạng, nên lúc nào cũng phải nhờ vả người khác", Trương Nhất Minh chia sẻ trong bài phát biểu của buổi lễ tốt nghiệp thực tập sinh bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
Một người có lòng hiếu kỳ, tò mò với thế giới luôn tìm cách để tìm hiểu và nắm vững những thứ bản thân không giỏi. Hơn nữa, việc học tập những điều mới mẻ sẽ giúp con người không ngừng tiến bộ và hoàn thiện chính mình.
Đối với họ, tự mày mò và làm tốt một việc gì đó mang lại cảm giác thành tựu và trở thành thú vui trong cuộc sống.
Trên đời này chuyện gì cũng có thể xảy ra. Khởi nghiệp hay kinh doanh chắc chắn phải đối mặt với trường hợp rủi ro và khó khăn đột ngột xuất hiện. Vào lúc này, thái độ bình tĩnh và lạc quan mới là phương pháp hữu hiệu nhất để giải quyết vấn đề.
Bên cạnh đó, việc chấp nhận vào công ty mới, ngành nghề mới cũng là một loại biến động. Chỉ có người lạc quan mới chịu thử sức với những cái mới.
Đương nhiên, kết quả sau đó có thể không thành công, nhưng quá trình trước đó mang lại rất nhiều lợi ích cho bạn. Chỉ có người luôn lạc quan trước những biến động mới dám đứng lên để bước tiếp sau thất bại.
Một người bình thường đã rất giỏi giang, nhưng sau khi bước chân vào xã hội thì phải tự thiết lập tiêu chuẩn cao hơn cho bản thân.
Nhiều học sinh sinh viên có thành tích rất xuất sắc khi còn ngồi ghế nhà trường, nhưng qua 5 hay 10 năm sau, chẳng mấy ai có thể làm nên sự nghiệp lớn. Không phải họ không có năng lực, chỉ là họ đã chấp nhận sự bình ổn của hiện tại và không muốn mạo hiểm để vươn đến đỉnh cao vinh quang.
Bình thường và an nhàn không phải là điều sai trái, nhưng bạn phải chấp nhận hiện thực sống trong một cuộc đời tầm thường. Đương nhiên, bạn cũng chẳng có tư cách để tự ti hay trách móc bản thân khi so sánh với người khác.
Không chấp nhận sự tầm thường của chính mình, luôn khát khao một cuộc sống tốt hơn mới trở thành động lực để con người làm nên những điều phi thường. Những vị tỷ phú trên thế giới đều có lối tư duy này.
"Chúng tôi có một đồng nghiệp vừa mới được nhận vào làm bên bộ phận sản phẩm. Lúc đó, ai cũng cảm thấy cậu ấy không thông minh lắm nên chỉ để cậu làm những công việc hỗ trợ như thống kê số liệu và tổng hợp phản hồi của khách hàng mà thôi. Nhưng bây giờ, cậu ta đã trở thành phó chủ tịch của công ty có quy mô hơn 1 tỷ USD", Trương Nhất Minh chia sẻ trong bài phát biểu.
Sau này, khi ngẫm nghĩ lại, Trương Nhất Minh đã phát hiện chàng trai trẻ được đánh giá "không thông minh" năm xưa có rất nhiều ưu điểm: Vô cùng chịu khó, có tính trách nhiệm, không hề kêu than và hơn thua trong công việc, chỉ cần được giao cơ hội đảm đương nhiệm vụ nào đó thì luôn nỗ lực làm tốt hết sức có thể.
Vì còn thiếu kinh nghiệm và khát khao học hỏi nhiều thứ, cậu đã dẹp bỏ cái tôi và lòng tự kiêu để trải nghiệm nhiều nhất có thể. Cũng chính vì chưa muốn thỏa mãn với bản thân nên cậu mới không ngừng mưu cầu tri thức và hoàn thiện chính mình.
Con người chỉ biết đặt cái tôi và lòng tự trọng lên quá cao thì không thể nào làm được chuyện lớn lao. Đối với sinh viên mới ra trường, việc cúi đầu để mưu cầu tri thức và kỹ năng quan trọng hơn cả đồng lương và thể diện.
Bạn phải có năng lực phán đoán trước những lựa chọn trong việc học chuyên ngành, công ty, nghề nghiệp và con đường phát triển; đừng nên loay hoay ở những quyết định có tính ngắn hạn.
Nhiều người chỉ thích làm việc cho những công ty nước ngoài mà không chịu thử sức với kiểu công ty khởi nghiệp. Nguyên nhân có lẽ vì làm việc trong công ty nước ngoài hoặc công ty lớn sẽ có danh tiếng hơn, hãnh diện hơn và lương cao hơn.
Tuy nhiên, nếu có óc phán đoán, bạn có thể chẳng ngần ngại tham gia vào những công ty mới thành lập. Theo đó, tương lai sẽ càng rộng mở hơn rất nhiều so với việc làm một vị trí trong nhiều năm liền ở những công ty lớn đầy tính cạnh tranh và cơ cấu.
(Nguồn: Zhihu)