Ông chủ Zara: Từ xuất thân nghèo khó đến tỷ phú giàu thứ 13 thế giới

06/08/2021 17:17
Sinh ra trong một gia đình nghèo khó, Amancio Ortega phải nghỉ học ở tuổi 13 để đi làm kiếm tiền. Với tài kinh doanh của mình, Ortega đã xây dựng Inditex thành một trong những hãng bán lẻ thời trang hàng đầu thế giới.

Theo thống kê Real Time của tạp chí Forbes,  Amancio Ortega – ông chủ Tập đoàn Inditex – công ty mẹ của Zara hiện sở hữu khối tài sản trị giá 79 tỷ USD. Ông Ortega là người giàu nhất Tây Ban Nha và xếp vị trí số 13 thế giới. Trong quá khứ, vị tỷ phú này từng có thời điểm vượt qua đồng sáng lập Microsoft Bill Gates để trở thành người giàu nhất hành tinh.

Phần lớn tài sản của Ortega đến từ cổ phần tại hãng bán lẻ thời trang Inditex. Ông cũng sở hữu danh mục bất động sản khổng lồ, bao gồm nhiều tòa nhà tại Mỹ.

Khác với nhiều tỷ phú châu Âu sinh ra trong những gia đình giàu có và được thừa hưởng khối tài sản lớn, Amancio Ortega vốn xuất thân nghèo khó.

Ông chủ Zara sinh năm 1936 tại một ngôi làng nhỏ ở Busdongo de Arbas của Tây Ban Nha. Ortega là con út trong một gia đình có 4 người con với bố là công nhân đường sắt. Số tiền kiếm được ít ỏi khiến gia đình Ortega gặp rất nhiều khó khăn và nhiều khi không thể mua những món đồ cơ bản nhất trong nhà.

Một lần, mẹ của ông đến cửa hàng mua rau và ông chủ ở đó nói rằng “Tôi sẽ không bán chịu cho bà nữa”. Kết quả là bữa tối hôm đó, gia đình ông không có gì để ăn.

Cuộc sống thiếu thốn khiến Ortega quyết định nghỉ học ở tuổi 13 và sau đó đến làm việc tại một cửa hàng bán quần áo ở La Coruna. Cũng tại đây, ông tìm thấy niềm yêu thích đối với các sản phẩm may mặc và không ngừng học hỏi, sáng tạo ra các mẫu quần áo của riêng mình.

Năm 20 tuổi, ông làm áo choàng tắm cùng anh em và cô bạn Rosalia Mera - người không lâu sau đó trở thành vợ ông. Năm 1972, hai người sáng lập công ty chuyên bán áo choàng tắm có tên Confecciones Goa.

Ông chủ Zara: Từ xuất thân nghèo khó đến tỷ phú giàu thứ 13 thế giới - Ảnh 1.

Tỷ phú giàu nhất Tây Ban Nha, Amancio Ortega. Ảnh: AP

Năm 1975, khi đã gần 40 tuổi, Ortega quyết định chuyển đổi mô hình kinh doanh, mở rộng sang quần áo và ra mắt cửa hàng Zara đầu tiên. Dù hiện nay Zara là thương hiệu rất nổi tiếng nhưng nó không phải cái tên ban đầu được vợ chồng Ortega lựa chọn. Cặp đôi muốn đặt tên cửa hàng là Zorba, giống với bộ phim hai người yêu thích là Zorba the Greek. Tuy nhiên, có một quán bar gần đó đã lấy thương hiệu này và cuối cùng cái tên Zara được lựa chọn thay thế.

Vài năm sau, với tham vọng sáng lập ra thêm nhiều thương hiệu khác, ông thành lập tập đoàn Inditex. Với tài kinh doanh của mình, Ortega đã xây dựng Inditex thành hãng bán lẻ thời trang hàng đầu thế giới. Theo trang web của Inditex, hãng này có 6.758 cửa hàng tại khắp nơi trên thế giới, trong đó riêng Zara có hơn 2.000 cửa hàng. Ngoài Zara, tập đoàn Tây Ban Nha có sở hữu các thương hiệu như Pull&Bear; Massimo Dutti; Bershka; Stradivarius; Oysho; Zara Home và Uterqüe.

Dù vô cùng giàu có, Ortega vẫn duy trì lối sống giản dị và hiếm khi xuất hiện trước truyền thông.

Theo CNBC, dưới đây là một số bí quyết giúp vị tỷ phú này đạt được thành công:

Bài học 1: Tốc độ là tất cả

Khi Ortega thành lập Zara vào năm 1975, chiến lược của ông là nhanh chóng đưa các sản phẩm mới lên kệ hơn tất cả các đối thủ khác trên thị trường. Đúng như tên gọi “thời trang nhanh”, Ortega đổi mới mẫu mã cho các cửa hàng Zara 2 lần mỗi tuần và chỉ nhận đặt hàng trong 48 giờ, theo báo cáo của CNBC.

Chiến lược “tốc độ” này đã tạo nên tên tuổi của vị tỷ phú Tây Ban Nha và khiến các đối thủ đau đầu để theo kịp. Trong khi một chiếc váy xuất hiện tại Tuần lễ thời trang có thể mất hàng tháng sau mới được bán tại các cửa hàng, một thiết kế tương tự có thể được tìm thấy ở Zara chỉ vài tuần sau đó, Business Insider cho hay.

Bài học 2: Ám ảnh về những gì khách hàng muốn

“Khách hàng luôn định hướng mô hình kinh doanh”, Ortega viết trong báo cáo thường niên năm 2009 của Inditex. Và điều này đã trở thành phương châm kinh doanh của ông.

Trong báo cáo thường niên năm 2010, trước khi Ortega từ chức chủ tịch, ông viết, “Khách hàng tiếp tục là trung tâm chú ý của chúng tôi, cả trong việc tạo ra các bộ sưu tập thời trang và thiết kế cửa hàng, hệ thống hậu cần và bất kỳ hoạt động nào khác của chúng tôi”.

Sự nhạy bén trong thời trang của Ortega đến từ việc quan sát những gì mọi người đang mặc và lắng nghe những gì họ muốn. Theo dõi các blogger thời trang và ghi nhận phản hồi từ khách hàng là cách Ortega theo sát nhu cầu của thị trường để có những thay đổi thích hợp.

Bài 3: Kiểm soát chuỗi cung ứng

Các thiết kế của Zara được cắt từ vải nguyên kiện và xử lý cơ bản tại nhà máy trước khi được hoàn thiện tại hệ thống sản xuất tại địa phương. Chuỗi sản xuất – cung ứng tối giản cho phép Zara phản ứng nhanh với những thay đổi của xu thế thời trang. Như vậy, các cửa hàng luôn có mẫu thời trang theo nhu cầu của khách hàng và không có hàng tồn kho.

Bài học 4: Duy trì lối sống khiêm tốn, giản dị

Cuộc đời của Ortega là câu chuyện đi lên từ hai bàn tay trắng. Sinh ra trong gia đình có bố làm công nhân đường sắt và mẹ là người giúp việc nhà, Ortega phải sớm nghỉ học để bắt đầu kiếm tiền. Và nhiều năm sau khi đạt được thành công, ông vẫn duy trì lối sống giản dị của mình.

Ortega chưa bao giờ có một văn phòng riêng đúng nghĩa. Ông chủ Zara thường làm việc tại một chiếc bàn nhỏ ở trụ sở Inditex tại quê nhà La Coruna, trò chuyện với các nhà thiết kế, các chuyên gia thời trang và các nhà cung cấp.

Bài học 5: Không ngừng đổi mới

Năm 2007, Ortega từng nói với một nhóm giáo sư kinh doanh rằng điều tồi tệ nhất mà người ta có thể làm là trở nên tự mãn, “Thành công không bao giờ được đảm bảo”, ông nói.

“Tự mãn là điều tồi tệ nhất. Tôi không bao giờ cho phép mình bằng lòng với những gì đã làm và tôi luôn cố gắng truyền đạt điều này đến mọi người xung quanh”, ông chủ Zara chia sẻ.

“Phát triển hoặc chết đi. Nếu bạn muốn đổi mới, đừng chỉ tập trung vào kết quả", Ortega nhấn mạnh.


Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
3 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
2 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
2 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
47 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
39 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
12 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.