Ông Huỳnh Uy Dũng: Chuyện ông Yên đã có bà xã xử lý, 3 tháng nay tôi ở lại nhà máy, ngày có khi chỉ ăn 1 ổ bánh mì làm tới 12h đêm

04/10/2021 09:33
"Chút nữa tôi gửi hình máy chạy mời bạn xem. Dễ thương hết sức!", ông Huỳnh Uy Dũng nói với phóng viên.

"Coi như 3 tháng nay tôi ở luôn tại nhà máy. Ngày có khi chỉ cần một ổ bánh mì để làm việc đến 12h đêm..." - Ông chủ Khu du lịch Đại Nam chia sẻ về dự án đầu tư kinh doanh mới hết sức tâm huyết của mình.

01.

Không mở điện thoại đọc tin tức trên mạng

Thanh An: Thưa ông, công an thành phố HCM đã thông báo phục hồi xác minh, giải quyết đơn tố giác tội phạm của gia đình ông. Bình luận của ông về động thái này là gì?

Ông Huỳnh Uy Dũng: Những chuyện này có bà xã tôi xử lý. Hơn nữa, đã đưa đơn đến cơ quan chức năng rồi thì tôi tin tưởng cơ quan điều tra sẽ làm hết sức. Họ sẽ thực hiện công việc của3 mình một cách công minh, đúng đắn nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của công dân.

Tôi cũng không có thói quen mở internet trên điện thoại để phải tiếp nhận những thông tin èo xèo. Trong tình hình dịch bệnh căng thẳng như thế này, bản thân mình là chủ doanh nghiệp phải cắm đầu vào mà làm chứ còn thời gian đâu nữa để nhìn sang mấy việc đó.

Thanh An: Vì tình hình kinh doanh của công ty đang khó khăn nên ông phải "cắm đầu vào làm"ư?

Ông Huỳnh Uy Dũng: Tình hình kinh tế xấu chung cho cả thế giới chứ chẳng riêng gì Việt Nam hay Bình Dương.

Nói chung, chính quyền và doanh nghiệp ở Bình Dương dù đã ráng hết sức nhưng coi bộ vẫn còn khó. Dịch bệnh chỉ mới giảm số tử vong thôi chứ số lượng ca nhiễm mới hàng ngày vẫn cao lắm. Bình Dương nếu tính theo quy mô và mật độ dân số có thể coi đang là địa phương bị nhiễm bệnh cao nhất nước rồi còn gì.

Cho nên các khu công nghiệp rồi doanh nghiệp của tỉnh còn khó khăn lắm. Nếu vẫn duy trì giải pháp "3 tại chỗ" để sản xuất trong bối cảnh dịch bệnh thì chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra quá lớn. Không doanh nghiệp nào chịu được! Thời điểm này đa phần doanh nghiệp ở Bình Dương đều đang nỗ lực thu vén ở mức cầm cự qua ngày.

Anh chị em doanh nhân, đại diện doanh nghiệp cũng đã phản ánh, đề xuất rất nhiều giải pháp lên BQL Khu công nghiệp và cả chính quyền tỉnh. Tôi chỉ giúp doanh nghiệp trong Khu công nghiệp của mình phản ánh thôi chứ không nói thêm gì.

Về phần công ty, sau khi phục vụ oxy giúp bà con trong lúc dịch bệnh gấp gáp, bây giờ tôi chuyên tâm lo cho nhà máy sản xuất găng tay đi vào hoạt động. Đây là dự án tâm huyết nhất của tôi thời điểm này. Vì nó mà coi như 3 tháng nay tôi ở luôn tại nhà máy. Ngày có khi chỉ cần một ổ bánh mì cũng đủ để làm việc đến 12h đêm.

Ông Huỳnh Uy Dũng: Chuyện ông Yên đã có bà xã xử lý, 3 tháng nay tôi ở lại nhà máy, ngày có khi chỉ ăn 1 ổ bánh mì làm tới 12h đêm - Ảnh 1.

02.

Chút nữa tôi gửi hình máy chạy mời bạn xem. Dễ thương hết sức!

Thanh An: Đã từng có thông tin số tiền ông đầu tư vào dự án này lên tới 1 tỷ đô la. Chi tiết đó chính xác chứ thưa ông?

Ông Huỳnh Uy Dũng: Chưa có dự án tâm huyết nào tôi đầu tư ít vốn cả. Nhưng điều tôi tâm huyết nhất ở dự án này không hẳn chỉ vì đồng tiền đổ vào đó.

Nhà máy được xây dựng với quy mô trước mắt khoảng 30 dây chuyền sản xuất thì tôi cho nhập về chỉ 4 chuyền thôi. Còn lại 26 chuyền đều từ trí tuệ, công sức của hàng nghìn anh chị em trong công ty làm nên. Chúng tôi nghiên cứu, cải tiến trên cơ sở công nghệ nước ngoài để làm theo kiểu của Việt Nam. Các chi tiết máy, cơ khí, phần mềm, vật liệu, phụ liệu... cho nguyên cả dây chuyền hoạt động đều từ doanh nghiệp Việt Nam cung cấp hết. Hiện tại, chúng tôi đã hoàn thiện thiết kế, chế tạo và lắp đặt xong 14 dây chuyền sản xuất hoàn toàn tự động.

Đây là lúc bước vào thời điểm quan trọng và cực nhất - chạy thử nghiệm để hướng tới chỉnh chuyền nhằm đưa ra sản phẩm hoàn thiện về mặt chất lượng và giá cả vượt trội so với thị trường. Cho nên tối ngày tôi chỉ làm việc với anh em ở trong phòng thí nghiệm hay đứng giám sát ngay tại dây chuyền. Thậm chí cả ngày không nghe điện thoại vì tiếng ồn của máy móc làm mình không biết chuông kêu lúc nào mà trả lời.

Thời điểm này nhà máy đang tập trung sản xuất găng tay y tế dùng cho thăm khám bệnh nhân, còn găng tay phẫu thuật đầu năm 2022 chúng tôi sẽ tiến hành. Sản phẩm chủ yếu xuất khẩu thị trường Mỹ, châu Âu là chính. Nếu Việt Nam có nhu cầu thì tôi để dành lại một phần còn phần lớn vẫn xuất khẩu. Khách hàng mình đã có rất nhiều nhưng tôi muốn chờ cho quy trình sản xuất trở nên chỉnh chu rồi mới tung ra thị trường. Tôi làm không vội vã như người ta. Bán cái đã có chứ không bán cái sắp có.

Chút nữa tôi gửi hình máy chạy mời bạn xem. Dễ thương hết sức!

Thanh An: Ông hẳn phải rất yêu quý những sản phẩm mình làm ra thì mới khen hình ảnh một dây chuyền sản xuất là "dễ thương hết sức"?

Ông Huỳnh Uy Dũng: Tất cả những gì mình tạo ra bằng trí tuệ, mồ hôi, công sức và cả tinh thần đoàn kết, khao khát chứng tỏ mình thì đều tuyệt đẹp!

Ông Huỳnh Uy Dũng: Chuyện ông Yên đã có bà xã xử lý, 3 tháng nay tôi ở lại nhà máy, ngày có khi chỉ ăn 1 ổ bánh mì làm tới 12h đêm - Ảnh 2.

Tôi là người đi sau trong ngành này so với Malaysia, Trung Quốc và Thái Lan. Đi sau lại muốn vượt người ta đòi hỏi sản phẩm của mình phải vượt trội so với đối thủ một tấc. Rồi giá cả cũng phải cạnh tranh hơn. Mẫu mã cũng phải hiện đại, tiện dụng và đẹp hơn.

Công nghệ sản xuất ban đầu mình nhập của của Malaysia, của Trung Quốc... nhưng về đến công ty phải tổ chức nghiên cứu cải tiến làm theo kiểu của mình. Mình ứng dụng thêm công nghệ, sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường, vật liệu chất lượng tốt... Nói chung hàng trăm thứ việc để hoàn thiện ra công nghệ của riêng mình. Thành ra tôi cực nhọc, lao lực cho nhà máy này ghê gớm.

Tôi đã tập trung vào việc gì rồi, cả Bình Dương này biết, luôn làm ra ở tầm tốt nhất!

Thanh An: Xây dựng nhà máy và lắp ráp xong các dây chuyền, ông dự định tổ chức lễ khánh thành nhà máy vào thời gian nào?

Ông Huỳnh Uy Dũng: Dịch bệnh như thế này thì khánh thành làm gì. Cho chạy luôn chứ. Tôi dựng nhà máy ra đâu phải để khánh thành.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
35 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
7 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
20 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
55 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
3 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.