Tham dự chia sẻ hội thảo "Hiểu đúng quản trị phát triển bền vững" mới đây, ông Lý Trường Chiến, Chuyên gia tư vấn quản trị, đồng thời là Thành viên HĐQT độc lập, tư vấn chiến lược cho Yeah1 đã có những chia sẻ làm sao để quản trị một cách bền vững.
Được biết, ông Lý Trường Chiến sinh năm 1965, kênh qua nhiều vị trí kỹ sư, giám đốc, marketing tại một số doanh nghiệp. Ông Chiến chính thức đầu quân cho Yeah1 từ tháng 10/2018.
"Làm như không làm"
Mở đầu câu chuyện quản trị của mình, vị này lấy ví dụ về sợi dây chuyền ngọc trai, và quản trị ở đây được ví von chính là sự kết nối từng hạt ngọc trai, sự kết nối được tạo nên bởi sợi dây bên trong.
Một tổ chức cũng vậy, sự kết nối các thành viên chính là sợi dây không nhìn thấy được nhưng giữ vai trò gắn kết nhiều cá thể, thành viên. Đây chính là quản trị, tức làm như không làm, vì mình đang làm nhưng không ai thấy cả. Tuy nhiên, nếu không có sợi dây hoặc sợi dây bị đứt thì kết nối sẽ vỡ, và tổ chức cũng tan rã, ông Chiến nói.
"Chúng ta đi đến hội thảo này, thì sẽ lựa chọn con đường đi nào, đó chính là quản trị. Hay mỗi người tập luyện sau khi trở lại sau mỗi lần đột quỵ, thì mỗi quy trình của mỗi người khác nhau. Đó chính là quản trị, nó không phải là thứ có sẵn, nên không ai giống ai, không tổ chức nào giống tổ chức nào.
Xã hội ngày càng đông, kỹ cương lại không rõ ràng, kẹt xe, công nghệ thế giới phát triển, chúng ta vẫn còn ngồi đây và tranh cãi về những khái niệm, ví dụ điển hình là chuyện Grab".
Theo ông Chiến, cần phải xác định được điểm yếu của một mắc xích là gì, và tổ chức cũng giống như mắc xích, phải tìm được điểm yếu, điểm thông lượng tổ chức đó. Chẳng hạn trước nhu cầu thị trường lớn, chúng ta sản xuất và chắc chắn sẽ bán được hàng; nhưng "nếu khâu đóng gói bị tắc nghẽn, ngoài kia cầu lớn cũng chẳng thế phân phối sản phẩm được", ông Chiến lý giải. Và do đó, doanh nghiệp cần có quản trị rủi ro vì rủi ro luôn phát sinh, và quản trị là thứ mà làm xuyên suốt, và ngày càng phải được cải thiện.
HĐQT Yeah1.
Nhà quản trị đang ở mức 3.0, vần cần phải được cách mạnh 4.0
Chúng ta ở kỷ nguyên mà cái gì cũng phát triển nhanh, bị kéo theo bởi phát triển công nghệ, được hiểu là cuộc cách mạng 4.0 dẫn đến nhiều cái như Marketing 4.0, Financial 4.0, Sales cũng 4.0… thì lãnh đạo cũng phải vậy. Nhưng thực tế lãnh đạo Việt nam đang ở mức 3.0, vậy câu hỏi đặt ra, "lãnh đạo hiện nay đang quản lý hay kéo lùi tổ chức", ông Chiến nghi vấn?
Trả lời cho chính câu hỏi của mình, Lý Trường Chiến cho biết để có 500 USD, Mỹ chỉ cần cho một đường link hoặc password… còn Việt Nam thì phải lao động trong thời gian khá dài, như vậy suy cho cùng mọi thứ làm việc dù tiến bộ, cạnh tranh thì cũng là quan hệ giữa con người với con người và quản trị cũng vậy, quản trị phải làm việc bằng tư duy, đầu óc không phải là cơ bắp.
Ta có mũi ta thở, nhưng với người tập yoga, khinh công sẽ biết có bao nhiêu cách thở, và chọn cách nào để hiệu quả nhất. Hạ hồi phân giải vấn đề, nhà quản trị phải có tư duy, và phải chọn cách để đi nhanh trong bối cảnh mọi thứ đang phát triển chóng mặt trong cuộc cách mạng lần thứ 4 của công nghệ.
Điểm qua về Yeah1, đang đàm phán trong bối cảnh khiếu nại với YouTube liên quan đến mảng kinh doanh đa kênh MCN trên nền tảng "gã khổng lồ" này, thu hồi vốn từ ScaleLab và "biết đâu còn có lời", tiếp tục phát triển hệ sinh thái trên những trụ cột còn lại là những gì ban lãnh đạo Yeah1 gửi gắm cổ đông tại ĐHĐCĐ thường niên mới đây.
Một cách thẳng thắn, Chủ tịch Yeah1 – ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống – thừa nhận, sau sự cố với YouTube đã có được một bài học rất lớn, bài học mà Yeah1 phải bỏ ra hàng ngàn tỷ để nhận lại, bài học để Yeah1 tiếp tục vươn ra trường quốc tế, bài học tư duy "Tại sao lại phụ thuộc vào 1 đối tác", "Không nên xây nhà trên đất người khác" và là bài học chính bản thân lãnh đạo Tập đoàn chưa bao giờ lường trước được.
Cũng không quên khẳng định, Yeah1 sẽ tiếp tục chiến lược hướng ngoại, vì thực tế YouTube chỉ là một "trụ" trong các "trụ" hiện tại, chẳng qua thời gian gần đây "trụ" này phát triển quá nhanh gây nhiều chú ý, và thậm chí bản thân Chủ tịch phải đi bán hàng vì niềm tin khách hàng tại các mảng khác cũng bị "vạ lây", ông Tống vẫn tuyên bố có thể cần 6 tháng để Yeah1 trở lại mức tăng trường 50-60%!
Song, có lẽ niềm tin nơi nhà đầu tư vẫn chưa "quay về" với Yeah1, cổ phiếu tiếp tục giảm điểm, thanh khoản vẫn bèo bọt với ưu thế thiên về dư bán. Kết thúc phiên giao dịch 14/5, cổ phiếu YEG giảm về 96.600 đồng/cp, bằng 40% thị giá trước sự cố, và chỉ bằng 1/3 mức cuối năm 2018 (300.000 đồng/cp).