Ông Nguyễn Trần Nam: Doanh nghiệp lo 'lỗ chồng lỗ' vì quy định khống chế lãi vay 20%

15/12/2018 08:51
Khoản 3, Điều 8, Nghị định 20 liên quan đến khống chế lãi vay 20%, theo ông Nguyễn Trần Nam, nguyên Thứ trưởng Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, có 4 điểm bất cập.

Tại hội thảo bàn về một số vấn đề bất cập và giải pháp tháo gỡ Nghị định 20 năm 2017 diễn ra sáng 14/12, ông Nguyễn Trần Nam, nguyên Thứ trưởng Xây dựng, hiện là Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, cho biết Nghị định 20 nảy sinh một số bất cập trong triển khai. Theo ông Nam, mục tiêu của Nghị định là để chống chuyển giá với doanh nghiệp (DN) FDI nhưng khi thực hiện thực tiễn lại gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN trong nước.

Khoản 3, Điều 8 quy định: "Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập DN không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế". Khi đó, phần chi phí lãi vay vượt quá 20% sẽ bị coi là chi phí không hợp lý và bị tính thuế.

Theo ông Nguyễn Trần Nam, quy định này không phù hợp với nguyên tắc tự do kinh doanh đã được ghi nhận trong Luật Doanh nghiệp năm 2014, mâu thuẫn với các quy định trong Luật Thuế hiện hành và có nhiều vấn đề không phù hợp với thực tế, ảnh hưởng đến quyền lợi của DN.

Luật Doanh nghiệp quy định DN được tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm. DN có quyền tự do vay vốn, huy động các nguồn tài chính không trái với quy định pháp luật để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

Ông Nguyễn Trần Nam: Doanh nghiệp lo lỗ chồng lỗ vì quy định khống chế lãi vay 20% - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Trần Nam chỉ ra nhiều bất cập của quy định khống chế lãi vay 20%. Ảnh: Reatimes.

Thứ hai, vay vốn là nhu cầu thực tế, thường xuyên của DN nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh đặc biệt với những ngành nghề đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài như đầu tư cơ sở hạ tầng, kinh doanh bất động sản, khởi nghiệp, các công ty trong giai đoạn đầu tư mới sẽ càng gặp khó khăn khi chi phí lãi vay nhiều lại không được khấu trừ thuế.

Nếu áp theo điều khoản này, chi phí lãi vay của các DN có giao dịch liên kết sẽ bị tính thành 2 lần, nguy cơ "lỗ chồng lỗ". Đặc biệt, ông Nguyễn Trần Nam cho biết từ khảo sát, thống kê cộng đồng DN cho thấy quy định về áp trần lãi vay đang quy định không rõ ràng về đối tượng áp dụng, đồng thời đang có nhiều cách hiểu dẫn đến việc áp dụng có thể sai lệch và gây hoang mang cho các DN.

Thứ ba, quy định của Nghị định 20 sẽ tạo ra nhiều khó khăn đối với các tập đoàn kinh tế tư nhân với mô hình công ty mẹ - con đang phát triển mạnh ở nước ta. Nếu các doanh nghiệp không có động cơ chuyển giá, chẳng hạn họ có quan hệ giao dịch vay vốn giữa công ty mẹ và công ty con, thuế suất của họ là bằng nhau, đều áp dụng một mức thuế suất phổ thông, không có ưu đãi thuế thì họ phải thuộc trường hợp không bị khống chế lãi vay theo Nghị định 20.

Còn nếu không phân định rõ mà khống chế lãi vay cả những trường hợp này, tất yếu sẽ tạo ra rào cản việc cho vay nội bộ giữa công ty mẹ và công ty con, làm mất đi khả năng điều tiết sức mạnh chung của một tập đoàn và cơ hội đầu tư dài hạn vào các ngành nghề cần vốn lớn, có ý nghĩa lâu dài cho nền kinh tế.

Có ý kiến cho rằng Khoản 3, Điều 8, Nghị định 20 này nhằm lành mạnh hoá tài chính DN, để các DN không đi vay nợ quá nhiều mà cần phải có vốn tự có. Cách giải thích này cũng không thực sự thuyết phục.

Theo quan điểm của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, cơ quan quản lý Thuế cần đánh giá đầy đủ các hiệu ứng từ quy định này gây ra như hạn chế khả năng liên kết, cản trở sự hình thành các tập đoàn tư nhân trong nước lớn, đủ sức cạnh tranh quốc tế như chính sách của chúng ta.

Thứ tư, đây là Nghị định áp dụng chung cho cả DN của nước ngoài và Việt Nam với 2 chuẩn mực kế toán khác nhau và điều kiện hoạt động khác nhau, nếu áp dụng cùng công thức với tỷ lệ tính toán giống nhau sẽ gây khó khăn rất lớn cho các DN trong nước.

Từ đó, ông Nam khẳng định chắc chắn phải điều chỉnh quy định khống chế lãi vay của Nghị định 20 bằng cách huỷ bỏ hoặc tăng tỷ lệ lãi vay.

Trong thời gian chờ điều chỉnh, đại diện Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết cần tạm dừng áp dụng hoặc diễn đạt lại Khoản 3, Điều 8 Nghị định 20 cho rõ ràng hơn.

Tin mới

'Cháy khét' vé máy bay dịp 30/4-1/5
5 giờ trước
Giá vé máy bay dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 cao ngang dịp Tết Nguyên đán vừa qua và hiện vé nhiều chặng bay như Hà Nội - Đồng Hới, TPHCM - Tuy Hòa đã "cháy khét' với tỷ lệ đặt chỗ đạt 100%.
Bị tố bán hàng gian dối, Vườn Chung lên tiếng, tạm ngừng nhận đơn mới
6 giờ trước
Đại diện Vườn Chung khẳng định không lừa đảo và không có chiêu trò, đồng thời đưa ra lời giải thích
Công ty sản xuất kẹo Kera vội vã tìm "vùng nguyên liệu" sau khi bại lộ
8 giờ trước
Sau khi bị chỉ ra quảng cáo thổi phồng về công dụng, công ty sản xuất kẹo Kera cho Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục mới đi tìm "vùng nguyên liệu".
Không xuất sang Mỹ, 'siêu thực phẩm' của Việt Nam vẫn thu nghìn tỷ nhờ Trung Quốc: Thuế nhập khẩu 0%, bầu Đức trúng đậm khi giá tăng dựng đứng
9 giờ trước
Việt Nam là nhà cung cấp số 1 mặt hàng này cho Trung Quốc.
VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng mở bán VF 6 tại Philippines, 'chơi siêu lớn' miễn phí sạc pin 2 năm
9 giờ trước
VinFast chính thức mở bán mẫu ô tô điện VF 6, dự kiến giao xe từ tháng 5/2025.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu: Cần tuyệt đối tuân thủ "luật chơi" trong thế giới bất ổn
11 giờ trước
Cùng chung khó khăn toàn cầu, nền xuất khẩu Việt Nam đang đối diện với nhiều áp lực mới, đòi hỏi điều tiên quyết phải tuyệt đối tuân thủ "luật chơi".
FPT Long Châu nhận giải thưởng danh giá của châu Á trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
11 giờ trước
Hệ thống nhà thuốc và trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu là đại diện Việt Nam được vinh danh với giải thưởng "Đổi mới sáng tạo - Đột phá công nghệ của năm" (Digital Innovation of the Year) tại Healthcare Asia Pharma Awards 2025.
'CX-5 điện' Mazda EZ-60 ra mắt cuối tháng này: Chạy khoảng 500km/sạc, có thể bán tại Việt Nam
13 giờ trước
SUV Mazda EZ-60 vừa được hé lộ sớm trên nền tảng mạng xã hội Weibo của Trung Quốc trước khi ra mắt toàn cầu trong năm 2025.
Mỹ đưa hàng trăm nghìn tấn hàng hóa quan trọng vào Việt Nam với giá siêu rẻ: Thuế nhập khẩu 5%, nước ta tạo ra 'kho báu' được nửa thế giới săn lùng
13 giờ trước
Trung Quốc, Arab Saudi và Mỹ đều đang đưa mặt hàng này đến Việt Nam.