Ông Tập Cận Bình dễ nói khó làm: Năng lượng bẩn ghìm chân tham vọng 100 năm của Trung Quốc

25/03/2021 11:28
Vấn đề lớn là than đá - nay bị coi là nguồn năng lượng bẩn của thế giới.

Năng lượng bẩn

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề xuất một tầm nhìn tăng trưởng kinh tế ngày càng giảm phụ thuộc vào lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, nhưng thực tế đã chứng minh việc đưa kế hoạch này vào thực tiễn vẫn còn gây tranh cãi.

Tham vọng cứu vãn khí hậu của ông Tập là một trụ cột trong kế hoạch nâng cao vị thế toàn cầu của Trung Quốc sau đại dịch Covid-19. Hồi đầu tháng 3, Quốc hội Trung Quốc đã bỏ phiếu thông qua kế hoạch này.

Kế hoạch 5 năm lần thứ 14, thuộc mục tiêu 100 năm lần thứ 2, được thiết lập để đưa Trung Quốc hướng tới thực hiện cam kết mang tính biểu tượng mà Chủ tịch Tập Cận Bình đã đưa ra vào năm ngoái. Ông nói, lượng khí thải carbon dioxide của Trung Quốc sẽ đạt mức cao nhất vào năm 2030 và nước này sẽ đạt mức trung hòa carbon vào năm 2060, có nghĩa là lượng khí nhà kính do Trung Quốc thải ra sẽ không vượt quá lượng khí nhà kính mà nước này hấp thụ từ khí quyển thông qua các phương pháp kỹ thuật hoặc trồng rừng.

Nhưng ở Trung Quốc, cuộc tranh luận về việc nên cắt giảm việc sử dụng than đá như thế nào đang diễn ra vô cùng gay gắt. Trong những thập kỷ gần đây, việc sử dụng than đá đã thúc đẩy nền công nghiệp của Trung Quốc phát triển nhưng lại khiến nước này trở thành quốc gia ô nhiễm nhất trên thế giới.

Ông Tập Cận Bình dễ nói khó làm: Năng lượng bẩn ghìm chân tham vọng 100 năm của Trung Quốc - Ảnh 1.

Dây chuyền sản xuất mô đun năng lượng mặt trời tại nhà máy ở Tô Châu. Ảnh: NYT

Các nhà khoa học và cố vấn chính sách hàng đầu về khí hậu của Trung Quốc muốn đưa ra các giới hạn phát thải chặt chẽ hơn, bao gồm cả việc hầu như không còn phê duyệt các dự án điện than mới và họ mong muốn đẩy mạnh phát triển sản xuất năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Trong khi đó, các tỉnh, doanh nghiệp nhà nước và tập đoàn công nghiệp lớn mạnh cho biết, ngành sản xuất điện và công nghiệp của Trung Quốc sẽ vẫn cần sử dụng một lượng lớn than trong vài năm tới.

"Mâu thuẫn là ở đây", Giáo sư Leon Clarke thuộc Đại học Maryland nói. "Một bên cho rằng, than đá thúc đẩy kinh tế phát triển nên không thể bỏ được. Nhưng bên kia lại nghĩ, than đá là mục tiêu lớn nhất trong hành động cải thiện khí hậu, đặc biệt là trong thời gian tới".

Tồn tại bất đồng

Tuần trước nữa, khi khói bụi dày đặc bao trùm Bắc Kinh, áp lực môi trường của Trung Quốc một lần nữa lại bộc lộ. Sự gia tăng khói bụi phản ánh sự gia tăng ô nhiễm công nghiệp.

Ở Trung Quốc, quan điểm bất đồng về nhiên liệu hóa thạch đã tồn tại trong vài năm qua và đây không phải là vấn đề mà chỉ có mình Trung Quốc gặp phải. Tuy nhiên, những lựa chọn thiếu quyết đoán của Trung Quốc có thể tác động rất lớn đến mức khí nhà kinh trong khí quyển và các cuộc đàm phán quốc tế.

Lượng khí thải carbon dioxide hàng năm của Trung Quốc chiếm 28% tổng lượng khí thải toàn cầu, gần bằng tổng lượng khí thải của ba quốc gia khu vực có lượng phát thải nhiều kế tiếp là EU, Mỹ và Ấn Độ. Tuy nhiên, lượng khí thải tích lũy của Mỹ và các nền kinh tế giàu có khác trong toàn bộ kỷ nguyên công nghiệp vẫn lớn hơn nhiều so với Trung Quốc.

Các đại biểu ngành than tham dự cuộc họp Quốc hội ở Bắc Kinh cho rằng Trung Quốc cần tiếp tục đốt than, theo phương pháp sạch hơn và hiệu quả hơn.

Hiệp hội Công nghiệp Than Trung Quốc đã công bố một báo cáo trong tháng này, đề xuất mức tiêu thụ than tăng vừa phải trong 5 năm tới, đạt 4,2 tỷ tấn vào năm 2025, đồng thời cho biết Trung Quốc nên tạo ra 3-5 “doanh nghiệp than mang tầm thế giới có khả năng cạnh tranh toàn cầu”.

"Vị trí thống trị của than trong hệ thống năng lượng của Trung Quốc và vai trò như vật liệu dằn sẽ không thay đổi", hiệp hội cho biết trong một bài báo trước đó về triển vọng của ngành trong 5 năm tới.

Chính quyền một số tỉnh gần đây đã đề xuất kế hoạch xây thêm nhiều mỏ than và nhà máy nhiệt điện than mới, đồng thời cam kết những dự án này sẽ hạn chế phát thải. Để đáp lại lời kêu gọi về mức phát thải carbon cao nhất, tỉnh Sơn Tây, một trong những khu vực sản xuất than lớn nhất Trung Quốc, đã công bố kế hoạch xây dựng 40 mỏ than "xanh" hiệu quả cao.

Ông Tập Cận Bình dễ nói khó làm: Năng lượng bẩn ghìm chân tham vọng 100 năm của Trung Quốc - Ảnh 2.

Không khí ô nhiễm ở Bắc Kinh. Ảnh: NYT

Các quan chức Trung Quốc trong lĩnh vực này cũng lo lắng về việc sụt giảm việc làm và đầu tư cũng như những áp lực xã hội do điều đó mang lại. Họ cho rằng Trung Quốc vẫn cần than để cung cấp một nền điện lực lớn mạnh, bổ sung cho các nguồn năng lượng mặt trời, gió và thủy điện vốn dễ bị biến động hơn. Nhiều công ty năng lượng ủng hộ những quan điểm này là những doanh nghiệp nhà nước khổng lồ và dễ dàng tiếp cận với các nhà lãnh đạo chính trị.

Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với The New York Time, Lu Zhonglou, một doanh nhân Trung Quốc đã bán mỏ than cách đây vài năm và vẫn theo dõi ngành công nghiệp này cho biết: “Các chính quyền địa phương coi điện than là nguồn hỗ trợ năng lượng mạnh mẽ. Do đó, Trung Quốc không thể xóa bỏ than quá sớm".

Nhưng những người ủng hộ quá trình chuyển đổi xanh của Trung Quốc, bao gồm cả các cố vấn chính phủ, cho rằng việc nhanh chóng từ bỏ nhiên liệu hóa thạch và chuyển hướng ngành công nghiệp nặng lâu đời sẽ mang lại lợi ích cho tăng trưởng, đổi mới, sức khỏe và môi trường. Một số người nói rằng Trung Quốc có thể đẩy nhanh việc sử dụng các nguồn năng lượng gió, năng lượng mặt trời và đạt tới đỉnh phát thải carbon sớm hơn mục tiêu năm 2030, điều này sẽ làm giảm chi phí và các rào cản công nghệ trong việc đạt được mức độ trung tính carbon.

Lauri Myllyvirta, nhà phân tích tại Trung tâm Nghiên cứu về năng lượng và không khí sạch ở Helsinki, cho biết: "Rất nhiều nhiệm vụ nặng nề đang được dành cho sau năm 2030. "Mâu thuẫn cốt lõi giữa việc mở rộng mô hình tăng trưởng kinh tế cũ và thúc đẩy tăng trưởng xanh dường như vẫn chưa được giải quyết".

Loay hoay xử lý

Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của Trung Quốc dường như đã tạo ra chỗ đứng vững chắc cho tất cả các bên trong cuộc tranh luận về than đá.

Kế hoạch cam kết tăng trưởng xanh và mở rộng thủy điện, năng lượng mặt trời và năng lượng gió, bên cạnh việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân; đồng thời cho biết, đến năm 2025, các nguồn nhiên liệu không hóa thạch sẽ cung cấp 1/5 cho tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc.

Tuy nhiên, kế hoạch dường như đang khuyến khích những người ủng hộ sử dụng than đá và làm thất vọng các nhóm môi trường, các chuyên gia chính sách khí hậu. Kế hoạch không đặt ra mức trần tuyệt đối về lượng khí thải carbon dioxide hàng năm và ngụ ý rằng các nhà máy nhiệt điện than sẽ tiếp tục được xây dựng.

"Nhiều nơi tin rằng việc sử dụng năng lượng hóa thạch có thể tiếp tục được tăng lên đáng kể vào năm 2030", Wang Jinnan, Viện trưởng Viện Quy hoạch môi trường thuộc Bộ Sinh thái và Môi trường, cho biết. "Điều này sẽ có tác động tiêu cực lớn đến cam kết Trung Quốc đạt mức trung tính carbon trước năm 2060”.

Khi Trung Quốc biến Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 thành một chính sách thiết thực, ông Tập Cận Bình có thể phải đối mặt với những lời kêu gọi từ nước ngoài yêu cầu Trung Quốc áp dụng nhiều biện pháp hơn để kiểm soát khí thải. Đối với Trung Quốc, hành động trong vấn đề biến đổi khí hậu cũng là một biểu hiện của mối quan hệ thiện chí với các quốc gia khác, kể cả với Mỹ và EU.

Câu hỏi quan trọng không chỉ là khi nào thì lượng khí thải của Trung Quốc sẽ đạt đỉnh, mà là mức độ phát thải của nước này sẽ đạt đến mức nào và mất bao lâu để giảm mạnh.

Hiệp định Paris về Biến đổi khí hậu sẽ kiểm soát sự nóng lên toàn cầu của thế kỷ này trong vòng 2 độ C và trong vòng 1,5 độ C nếu có thể, sẽ không thể thực hiện được nếu không có những nỗ lực khẩn cấp hơn từ Trung Quốc và các cường quốc khác nhằm đạt được mức độ trung hòa carbon vào khoảng giữa thế kỷ.

"Thời gian càng kéo dài thì càng khó để đạt được các mục tiêu giữa thế kỷ. Đây chỉ là mặt toán học", Kelly Sims, Giáo sư tại Trường Fletcher của Đại học Tufts, chuyên gia nghiên cứu chính sách khí hậu của Trung Quốc cho biết. Bà nói Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của Trung Quốc "không có tác dụng tạo động lực mới cho các cuộc đàm phán về khí hậu toàn cầu".

Ông Tập có vai trò chính trị trong các vấn đề này. Ông tự đề cao bản thân và Trung Quốc là những người bảo vệ “nền văn minh sinh thái” và đưa việc làm sạch không khí, nước và đất của Trung Quốc trở thành cơ sở để kêu gọi công chúng. Năm ngoái, khi ông công bố cam kết của Trung Quốc nhằm cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, ông cũng đề xuất phương án án “phục hồi xanh” cho nền kinh tế thế giới sau đại dịch Covid-19.

Tình hình ô nhiễm không khí của Trung Quốc đã được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây. Ông Tập đã thành lập các đội thanh tra bảo vệ môi trường để gây áp lực lên các quan chức thường chỉ chú trọng đến hoạt động kinh tế và chính trị. Đầu năm nay, các thanh tra viên đã chỉ trích gay gắt Cục Năng lượng Quốc gia, cơ quan giám sát việc phê duyệt các dự án nhà máy điện.

"Bảo vệ môi trường sinh thái không cao như nó phải được thực thi", các thanh tra viết trong một báo cáo cho Cục Năng lượng. Họ chỉ trích Cục Năng lượng cho phép các dự án nhiệt điện than ở khu vực phía đông, nơi ô nhiễm cần được hạn chế nghiêm ngặt, tiếp tục hoạt động. Trong những ngày gần đây, các nhà chức trách bảo vệ môi trường cũng đã chỉ trích nghiêm khắc các công ty thép ở thành phố công nghiệp phía bắc Đường Sơn, họ phát hiện ra các công ty này vi phạm biện pháp kiểm soát ô nhiễm, bao gồm cả gian lận dữ liệu.

Nhưng sự phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 của Trung Quốc chưa thể đưa môi trường trong sạch trở lại. Trong vài tháng đầu năm ngoái, khi dịch bệnh ở Trung Quốc ở mức tồi tệ nhất, ô nhiễm đã giảm, nhưng sau đó, khi họ đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công nghiệp để thúc đẩy nền kinh tế cũng như tăng cường sử dụng than thì ô nhiễm lại gia tăng. Trong vài năm qua, số lượng các nhà máy nhiệt điện than mới được Trung Quốc phê duyệt đã tăng lên và nhiều dự án đang được xây dựng hơn.

Theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu kinh tế Rhodium Group, lượng phát thải khí nhà kính của Trung Quốc vào năm 2020 tăng 1,7% so với năm trước và đây là nền kinh tế lớn duy nhất có mức tăng phát thải carbon trong năm đó.

Để chuyển đổi từ than đá, Trung Quốc phải đối mặt với chi phí đóng cửa các mỏ và nhà máy bao gồm việc đáp ứng nhu cầu của hàng triệu thợ mỏ và những công nhân khác có thể bị mất việc làm. Nhiều khu vực và người lao động sống dựa vào than dường như không sẵn sàng cho sự chuyển đổi có thể xảy ra này.

"Tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc đóng cửa mỏ than, cũng như chưa bao giờ nghĩ đến việc rời đi", Gui Lianjun, một thợ mỏ 39 tuổi ở thành phố than Thần Mộc, Thiểm Tây nói. Khi được hỏi về mối liên hệ giữa than đá và sự nóng lên toàn cầu, anh tỏ ra nghi hoặc.

"Chính phủ đóng cửa các mỏ than vì sự nóng lên toàn cầu? Tôi nghĩ điều đó là không thể", anh nói. "Tôi chưa bao giờ nghe nói về lý do này".

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
1 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
43 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
56 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
31 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
39 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
15 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.