Ông Trần Phương Bình tạo vòng xoáy 100 triệu USD trả cho VinaCapital như thế nào?

04/12/2019 14:43
Những khoản thu khống dồn về để Hội sở chịu âm quỹ, tạo vòng xoáy cuốn DAB vào rủi ro khi ông Trần Phương Bình xoay trả 100 triệu USD cho VinaCapital.

Như BizLIVE đã đề cập ở bài viết trước, bản kết luận điều tra “đại án” xảy ra tại Ngân hàng Đông Á (DAB) giai đoạn 2 mà Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an vừa công bố đã làm sáng tỏ hàng loạt hành vi sai phạm tại DAB.

Trong đó thương vụ 100 triệu USD với VinaCapital đổ bể là nguyên nhân chính yếu khiến ông Trần Phương Bình, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc, nguyên Chủ tịch Hội đồng tín dụng DAB trượt dài trong vòng xoáy xoay sở các nguồn tiền để cứu vãn tình thế.

Như đề cập ở bài viết trước, càng vẽ ra các kế sách, ông Bình càng đẩy DAB vào vòng xoáy rủi ro, với thực trạng thời điểm 31/12/2015: lỗ lũy kế 31.076 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 25.451 tỷ đồng và tổng tài sản thực chỉ còn 47.011 tỷ đồng.

Trong kỳ này, BizLIVE đề cập tới nội dung việc DAB ký kết hợp đồng ký thác và quản lý tài khoản với CTCP Vốn Thái Thịnh (TTC), Vinaland Espero Limited (VNL) và Vietnam Intrastructure Holding Limited (VIHL).

Theo bản kết luận điều tra, CTCP Vốn Thái Thịnh có vốn điều lệ 724 tỷ đồng gồm các cổ đông Nguyễn Thiện Nhân (70,04%), Nguyễn Thanh Thủy (3,98%), Nguyễn Bình An (2,07%) và các cổ đông khác góp 24%. Người đại diện theo pháp luật là Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Hội đồng Quản trị.

Vinaland Espero Limited (VNL) và Vietnam Intrastructure Holding Limited (VIHL) đều là các công ty của The British Virgin Islands (thuộc Vương quốc Anh), được cấp phép thành lập năm 2007 hoạt động trong lĩnh vực đầu tư. Người được ủy quyền đại diện cho VNL là ông Don Di Lam, cho VIHL là Wiliam Lean. VNL và VIHL đều do Tập đoàn VinaCapital quản lý, do ông Don Di Lam là người đồng sáng lập và làm Giám đốc Điều hành.

Ngày 8/12/2007, Vốn Thái Thịnh do ông Nhân đại diện ký hợp đồng hợp tác đầu tư với VNL và VIHL. Nội dung quy định: VNL và VIHL tài trợ cho TTC 100 triệu USD để mua cổ phần hoặc vốn góp tại các công ty mục tiêu (Công ty Nhật Quang, Lâm Viên, Hiệp Phú Gia… là các công ty sở hữu các dự án bất động sản); TTC sẽ cầm cố toàn bộ cổ phần, vốn góp của TTC tại các công ty mục tiêu cho ngân hàng để ngân hàng bảo đảm việc hoàn trả 100 triệu USD tiền viện trợ và lãi tương ứng khi chấm dứt hợp đồng. Lãi và phí sử dụng tài khoản là 15%/năm, thời hạn hợp đồng là 12 tháng và có thể gia hạn thêm 12 tháng theo quyết định của VNL và VIHL.

Ngày 20/12/2007, DAB với đại diện là ông Trần Phương Bình ký hợp đồng ký thác và quản lý tài khoản với VNL và TTC; hợp đồng hợp tác đầu tư với VIHL và TTC. Nội dung quy định: VNL và VIHL mở tài khoản ủy thác tại DAB để chuyển 100 triệu USD tiền tài trợ cho TTC; DAB thực hiện bảo đảm cho TTC về khả năng hoàn trả 100 triệu USD tiền tài trợ và lãi tương ứng khi chấm dứt hợp đồng mà TTC không có khả năng thu xếp đủ nguồn vốn cho VNL và VIHL; trong trường hợp DAB phải thực hiện thu xếp vốn thì TTC sẽ dùng toàn bộ cổ phần, vốn góp của TTC tại các công ty mục tiêu để làm tài sản đảm bảo cho DAB.

Ngày 28/12/2007, VNL và VIHL chuyển 100 triệu USD vào tài khoản của 2 công ty mở tại DAB. Trong khoảng thời gian 4-8/1/2007, DAB đã giải ngân 100 triệu USD (tương đương hơn 1.600 tỷ) để TTC mua các tài sản là cổ phần tại các công ty mục tiêu.

Hết thời hạn hợp đồng 1 năm, hai quỹ của VinaCapital không gia hạn hợp đồng và yêu cầu TTC hoàn trả 100 triệu USD. Trong bối cảnh thị trường bất động sản rơi vào giai đoạn trầm lắng, các dự án mà nhóm TTC đã đầu tư bị thua lỗ, rất khó tìm đối tác để chuyển nhượng.

Chiếu theo hợp đồng giao kết, do TTC không thu xếp được vốn để hoàn trả 100 triệu USD cho phía VinaCapital nên DAB sẽ phải đứng ra lo việc này.

Cụ thể, khai với cơ quan điều tra, ông Bình cho biết, TTC sở hữu một số dự án bất động sản có giá trị cao, nằm ở vị trí đắc địa. Ông Bình sợ bị VNL và VIHL khởi kiện TTC không hoàn trả 100 triệu USD khi đó sẽ ảnh hưởng tới uy tín của DAB và có thể những sai phạm như thiếu hụt tiền, vàng trong kho quỹ sẽ bị phát hiện… Do vậy để TTC có tiền hoàn trả 100 triệu USD cho VNL, VIHL, ông Bình đã nhờ Cao Ngọc Vũ, Nguyễn Thị Minh Dung, Trang Thị Bảo Trân, Nguyễn Hưng Quốc làm thủ tục vay 755 tỷ đồng của DAB.

Theo chỉ đạo của ông Bình, DAB Chi nhánh Lê Văn Sỹ và Sở Giao dịch cho Vũ vay 200 tỷ, Dung vay 150 tỷ, Trân vay 150 tỷ, Quốc vay 255 tỷ để mua 100% vốn góp của TTC tại Hiệp Phú Gia. Sau đó ông Bình tiếp tục chỉ đạo DAB Chi nhánh Đinh Tiên Hoàng và DAB Chi nhánh Thái Bình cho CTCP Vốn An Bình vay 270 tỷ để mua lại 30% vốn của Hưng tại Hiệp Phú Gia; CTCP Bảo vệ An Thái Bình vay 250 tỷ để trả nợ cho các khoản vay của Vũ, Dung, Quốc.

Ông Bình là người chịu trách nhiệm trả nợ gốc và lãi cho các khoản vay trên.

Quá trình trả nợ, ông Bình chỉ đạo Nguyễn Thị Ngọc Vân, Nguyễn Đức Vinh, Nguyễn Hồ Bảo Quốc và Nguyễn Văn Thuận thu khống hơn 623 tỷ để trả tiền gốc và lãi cho 6 khoản vay của Vũ, Dung, Trân, Quốc, Công ty An Bình, Công ty An Thái Bình. Đồng thời chỉ đạo DAB Chi nhánh Lê Văn Sỹ và Sở Giao dịch điều chuyển số tiền đã thu khống về Hội sở để Hội sở chịu âm quỹ số tiền này.

Ông Bình cũng khai, để có đủ tiền trả cho 2 quỹ của VinaCapital, ông Bình nhờ trợ lý là Phạm Văn Tân vay hơn 149 tỷ đồng của DAB Chi nhánh Lê Văn Sỹ để ông bình mua 25% cổ phần tại CTCP Phát triển đô thị Vĩnh Thái. Ngày 8/2/2010, ông Bình chỉ đạo Tân chuyển nhượng chuyển 25% cổ phần trên cho Nguyễn Thanh Bạch (em vợ Nguyễn Thiện Nhân) với giá hơn 149 tỷ, ông Bình khai không nhớ sử dụng số tiền này vào việc gì.

Sau khi chuyển nhượng số cổ phần trên, 21/6/2010, ông Bình chỉ đạo cấp dưới tại DAB Chi nhánh quận 10 cho Công ty Bách Việt (do Cao Ngọc Hải, em vợ ông Bình làm Giám đốc) vay 160 tỷ để mua 29% cổ phần của Bạch tại Công ty Vĩnh Thái. Ông Bình là người chịu trách nhiệm trả nợ gốc và lãi khoản vay này.

Quá trình trả nợ, ông Bình chỉ đạo cấp dưới làm thủ tục thu khống 16 tỷ để trả hơn 4,4 tỷ tiền lãi cho khoản vay hơn 149 tỷ của Tân, thu khống hơn 38 tỷ để trả lãi cho khoản vay 160 tỷ của Công ty Bách Việt. Cuối ngày, các khoản thu khống được điều chuyển về Hội sở để Hội sở chịu âm quỹ…

Ngoài ra, để có đủ tiền trả cho VinaCapital, ông Bình đã chỉ đạo DAB Chi nhánh Lê Văn Sỹ và Chi nhánh Đà Nẵng cho Phạm Văn Tân vay 246 tỷ đồng và CTCP Điện Ngọc Sơn Trà vay 3 khoản tổng cộng 415 tỷ đồng để ông Bình sử dụng hơn 508 tỷ mua 6 lô đất tại Khu phức hợp Trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, căn hộ cao cấp, khách sạn 5 - 6 sao và biệt thự cao cấp ở quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng…

Quá trình trả nợ, ông Bình chỉ đạo cấp dưới làm hồ sơ thu khống hơn 622 tỷ để trả lãi cho khoản vay của Tân; thu khống hơn 23 tỷ để trả 5,9 tỷ tiền gốc và hơn 17 tỷ tiền lãi cho khoản vay 385 tỷ của Công ty Sơn Trà Điện Ngọc. Sau khi thu khống, các chi nhánh điều chuyển số tiền đã thu khống về Hội sở để Hội sở chịu âm quỹ số tiền này.

Ngày 27/10/2010, ông Bình chỉ đạo Công ty Sơn Trà Điện Ngọc bán 6 lô đất trên cho Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm"), Chủ tịch Hội đồng Quản trị CTCP Xây dựng Bắc Nam 79 với giá hơn 679 tỷ đồng để mua cổ phần DAB, trả nợ cho các khoản vay của Phạm Văn Tân, Công đoàn DAB, Bùi Việt, Nguyễn Thanh Thủy - Nguyễn Thiện Nhân, Cty Hiệp Phú Gia, Cty Sơn Trà Điện Ngọc vay tại DAB.

Như vậy, để bảo đảm hoàn trả 100 triệu USD cho VinaCapital, ông Bình đã chỉ đạo DAB cho CTCP Sơn Trà Điện Ngọc, Công ty TNHH Xây dựng Bách Việt và 5 cá nhân vay tổng số hơn 1.820 tỷ đồng. Sau đó DAB thu khống hơn 1.176 tỷ để trả nợ cho các khoản vay và sử dụng cho một số mục đích khác.

Các hành vi sai phạm khác của ông Trần Phương Bình liên quan tới các đối tác khác trong lĩnh vực bất động sản sẽ được BizLIVE tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
2 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
58 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
45 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
10 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
13 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.