'Ông trùm da giày' Nguyễn Đức Thuấn với tham vọng đa ngành TBS Group

21/06/2021 08:41
Da giày là thế mạnh không thể bàn cãi của TBS Group, nhưng mảng logistics của công ty này cũng rất hiệu quả với việc sở hữu cảng ICD Tân Vạn 22 ha tại Bình Dương. Những năm gần đây, công ty của ông Nguyễn Đức Thuấn đẩy mạnh hơn vào phát triển bất động sản dân cư nhờ nguồn lực tài chính vững mạnh.

Đế chế da giày thuộc hàng lớn nhất Việt Nam

Sau hơn 30 năm phát triển chuyên sâu trong lĩnh vực da giày, TBS Group đang sở hữu vị thế là một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu lớn nhất ngành. Năng lực của TBS cho ra 25 triệu đôi giày mỗi năm, tương đương khoảng 3% tổng sản lượng giày dép xuất khẩu của Việt Nam.

TBS sản xuất đầy đủ các sản phẩm giày, từ casual, water proof, cho đến thể thao. Công ty là đối tác thân thiết của các thương hiệu nổi tiếng toàn cầu như Skechers, Decathlon, Wolverine…

Ông trùm da giày Nguyễn Đức Thuấn với tham vọng đa ngành TBS Group - Ảnh 1.

Với mảng túi xách, TBS có 10 năm kinh nghiệm gia công sản phẩm Coach của Tapestry, hiện đang là một trong những đối tác hàng đầu.

Thành công của TBS đi cùng việc đầu tư đáng kể nguồn lực vào nghiên cứu phát triển. Công ty hiện sở hữu 6 trung tâm R&D với khoảng 2.500 nhân sự (gồm 3 trung tâm giày, 2 trung tâm balo – túi xách và 1 trung tâm đế).

Thậm chí các trung tâm như Sketchers hiện đã tiến những bước xa hơn ODM (nhà sản xuất dựa trên thiết kế gốc), tự thiết kế ra bản vẽ cho khách hàng. Trung tâm Coach được chỉ định là trung tâm phát triển toàn cầu cho khoảng 75% số đơn hàng túi xách mang thương hiệu này.

Doanh thu cộng ngang các công ty chuyên sản xuất da giày thuộc TBS Group ước tính từ 15.000 - 17.000 tỷ đồng mỗi năm. Trong đó lớn nhất thuộc về TBS Shoes đạt khoảng 9.600 tỷ đồng năm 2019; kế đến TBS Kiên Giang trên 4.200 tỷ đồng.

TBS còn sở hữu nhiều nhà máy quy mô khác nhau phân bổ ở các tỉnh thành, bao gồm 434 Invesment, TBS An Giang, Hunex (Đà Nẵng), TBS Miền Đông...

Ông trùm da giày Nguyễn Đức Thuấn với tham vọng đa ngành TBS Group - Ảnh 2.

Khả năng sinh lời của TBS Group cũng hết sức ấn tượng, trong giai đoạn 2016 - 2019, riêng TBS Shoes lãi gần 3.200 tỷ đồng sau thuế; 434 Investment cũng lãi khoảng 1.000 tỷ đồng; TBS Kiên Giang lãi trên 850 tỷ đồng...

Ông trùm da giày Nguyễn Đức Thuấn với tham vọng đa ngành TBS Group - Ảnh 3.

Quy mô các công ty da giày trong TBS Group hiện ở mức trung bình và lớn tại Việt Nam. Tính đến thời điểm kết thúc năm 2019, tổng tài sản của TBS Shoes đạt gần 15.600 tỷ đồng, tổng tài sản TBS Kiên Giang hơn 3.600 tỷ đồng.

Với quy mô đầu ngành, TBS Group không thể tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19 trong suốt cả năm 2020 và kéo dài cho đến nay.

Năm ngoái, sản lượng giày của TBS chỉ bằng 70% so với 2019; sản lượng đế tương đương 69%; và túi xách khoảng 80%. Tổng lượng sản xuất giày đạt 23 triệu đôi.

Mảng logistics đáng nể

Giai đoạn TBS Group mở rộng năng lực sản xuất da giày đã tạo điều kiện cho việc kinh doanh khu công nghiệp, cùng với đó lấn sân sang logistics.

Tập đoàn hiện đang sở hữu cảng cạn Tân Vạn diện tích 22 ha, sức chứa 60.000 container, một trong những cảng ICD quy mô lớn tại tỉnh Bình Dương. Hoạt động logistics được phụ trách bởi CTCP Thương mại và Du lịch Bình Dương (Bình Dương Tourist).

Thuộc tỉnh công nghiệp số một cả nước, công ty này tăng trưởng liên tục với nhiều khách hàng lớn. Năm 2019, doanh thu của Bình Dương Tourist đạt gần 870 tỷ đồng, lợi nhuận ròng 256 tỷ đồng. Giai đoạn 2016 - 2019, Bình Dương Tourist lãi tổng cộng gần 1.000 tỷ đồng.

Ông trùm da giày Nguyễn Đức Thuấn với tham vọng đa ngành TBS Group - Ảnh 4.

Năm 2020, COVID-19 lại là động lực giúp cho ngành logistics hưởng lợi, doanh thu của Bình Dương Tourist tăng trưởng 15%. Trong năm nay, công ty tiếp tục đặt kế hoạch tăng trưởng 25%.

Bình Dương Tourist cho biết sẽ tăng tỷ lệ dịch vụ kho bãi thay vì cho thuê đơn thuần; đưa vào vận hành kho Sóng Thần 3 quy mô 15.000 m2 từ tháng 7/2021; mở rộng hợp tác dịch vụ Depot quy mô 50.000 m2 tại Cảng ICD 60 để tiếp nhận container từ các hãng tàu Evergreen, ONE, MSC…

Ngày càng năng động với bất động sản

"Gà đẻ trứng vàng" trong mảng da giày tạo cho TBS Group của Chủ tịch Nguyễn Đức Thuấn nhiều nguồn lực tiền mặt dồi dào. Công ty tích lũy cho mình quỹ đất trong quãng thời gian hàng chục năm, từ đó tạo tiền đề phát triển bất động sản khu công nghiệp, bất động sản dân cư, khách sạn - nghỉ dưỡng.

Pháp nhân Công ty Areco chuyên kinh doanh bất động sản đã được hình thành từ năm 2000, nhưng chỉ trong những năm gần đây, TBS Group mới hoạt động sôi động hơn trong mảng này với thương hiệu TBS Land.

Hai dự án đang được công ty triển khai là Green Square Garden và Hồ Gươm Xanh, tại Bình Dương, dự kiến cho ra mắt vào nửa cuối năm 2021. Không những vậy, TBS Group sở hữu khách sạn Mai House Saigon khai trương năm 2019; Mai House Hoi An Hotels & Resorts đi cùng Montgomerie Links Golf Club.

Ông trùm da giày Nguyễn Đức Thuấn với tham vọng đa ngành TBS Group - Ảnh 5.

Khách sạn Mai House Saigon của TBS Group

TBS Group hiện là một cổ đông lớn của Nam Long Group (NLG), một công ty bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán. Ông Nguyễn Đức Thuấn – Chủ tịch HĐQT TBS Group đang sở hữu 6,06% cổ phần Nam Long, đồng thời có chân trong HĐQT công ty này nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Bên cạnh đó, TBS Group cùng Nam Long, Nishi Nippon Railroad, Tân Hiệp Investment là những chủ đầu tư của dự án khu đô thị Waterpoint tổng diện tích 355 ha tại Long An (một tỉnh giáp ranh TP HCM). Trong đó, Nam Long góp vốn 50% và TBS Group góp 10% vào dự án này.

Chủ tịch Nguyễn Đức Thuấn

Người sáng lập TBS Group là một trong những nhân vật vai vế trong ngành da giày Việt Nam, ông đang là Chủ tịch Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam.

Bên cạnh đó, ông Thuấn còn là Thành viên Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ; Thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia; Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp về sự phát triển bền vững Việt Nam; Thành viên BCH Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Ông trùm da giày Nguyễn Đức Thuấn với tham vọng đa ngành TBS Group - Ảnh 6.

Ông Nguyễn Đức Thuấn - Sáng lập và Chủ tịch TBS Group

Trong kinh doanh, ngoài việc là thành viên HĐQT Nam Long, ông Thuấn còn là thành viên HĐQT CTCP Thuốc sát trùng Việt Nam (VPS). Ông Thuấn cùng các thành viên có liên quan hiện sở hữu khoảng 30% cổ phần VPS, là cổ đông lớn thứ hai tại công ty này sau Tập đoàn Hóa chất (Vinachem) với 51%.

TBS Group của ông Nguyễn Đức Thuấn có định hướng chiến lược trở thành công ty đa ngành, trong đó riêng mảng xuất khẩu da giày đặt mục tiêu 1,5 tỷ USD vào năm 2025.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
3 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
2 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
2 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
40 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
32 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.