OPEC+ cắt giảm mạnh sản lượng dầu

08/12/2019 08:31
Cán cân cung cầu về dầu đang đối mặt sức ép từ một loạt thách thức, trong đó nổi bật là kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu (gọi chung là OPEC+) hôm 6-12 cho biết đã đạt được thỏa thuận tiếp tục cắt giảm sản lượng khai thác trong nỗ lực ngăn chặn tình trạng thừa mứa nguồn cung, hỗ trợ giá dầu và tăng nguồn thu.

Cụ thể, tại hội nghị ở thủ đô Vienna - Áo, OPEC+ nhất trí cắt giảm sản lượng dầu mỏ thêm 500.000 thùng/ngày từ mức cắt giảm 1,2 triệu thùng/ngày hiện nay (so với thời điểm tháng 10-2018). Bước đi mới này dự kiến có hiệu lực từ ngày 1-1-2020.Ngoài ra, trong diễn biến gây ngạc nhiên, OPEC thông báo một số thành viên của họ, chủ yếu là Ả Rập Saudi, sẽ tình nguyện cắt giảm thêm sản lượng để đưa con số trên lên mức 2,1 triệu thùng/ngày. Giá dầu thế giới đã tăng sau khi có thông báo trên. Riêng dầu thô Brent có lúc tăng 2%, lên hơn 64 USD/thùng.

Với hơn 20 nước sản xuất dầu, OPEC+ chiếm trên 40% sản lượng dầu của thế giới. Theo Reuters, các nước này buộc phải có hành động trước khi các nước bên ngoài dự kiến tăng sản lượng vào năm tới, trong đó có Mỹ. Các quan chức OPEC+ dự kiến nhóm họp trở lại vào đầu tháng 3-2020 để bàn động thái tiếp theo. Bộ trưởng Dầu Iraq Thamer Ghadban cho biết cuộc họp này sẽ đánh giá tình hình thị trường trong quý I/2020. Ông cũng đề cập khả năng mức cắt giảm trên sẽ được gia hạn đến cuối năm 2020 dù nói thêm hiện vẫn còn quá sớm để đề cập về điều này.

OPEC+ cắt giảm mạnh sản lượng dầu - Ảnh 1.

Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Saudi Abdulaziz bin Salman (trái) và người đồng cấp Nga Alexander Novak tại hội nghị ở thủ đô Vienna - Áo hôm 6-12Ảnh: Reuters

Để đi đến thỏa thuận trên, các quốc gia đã phải vượt qua bất đồng liên quan đến vấn đề phân bổ mức cắt giảm giữa 14 thành viên OPEC và các đối tác bên ngoài, trong đó có Nga (nhà sản xuất dầu lớn thứ 2 thế giới).

Trước đó, tại hội nghị diễn ra ở Vienna hôm 5-12, các bộ trưởng dầu mỏ OPEC đã vất vả trong việc tìm được nói chung về vấn đề cắt giảm sản lượng.

Tuy nhiên, các nhà phân tích chỉ ra rằng một số quốc gia đã không tuân thủ cam kết cắt giảm sản lượng trước đó, khiến mọi thỏa thuận mới đều trở nên vô nghĩa. Một số thành viên OPEC, như Iraq và Nigeria, vẫn sản xuất nhiều hơn hạn ngạch cam kết, buộc Ả Rập Saudi phải cắt giảm nhiều hơn. Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters hôm 6-12, tân Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Saudi Abdulaziz bin Salman đã phàn nàn vấn đề này, đồng thời nhấn mạnh đã đến lúc các nước sản xuất dầu cần thực hiện nghiêm túc hơn thỏa thuận đạt được.

OPEC+ bắt đầu ra tay giảm sản lượng dầu sau khi giá dầu lao dốc vào giữa năm 2014 do nguồn cung dồi dào. Dù vậy, Mỹ vẫn gia tăng sản lượng khai thác và hiện là quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Theo đài CNBC, Mỹ sản xuất 12,3 triệu thùng dầu/ngày trong năm 2019, tăng so với mức 11 triệu thùng/ngày năm 2018.

Cán cân cung cầu về dầu đang đối mặt sức ép từ một loạt thách thức, trong đó nổi bật là kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại, sự kéo dài của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, hoạt động sản xuất yếu ở châu Âu...Dù vậy, vẫn còn quá sớm để biết liệu việc OPEC+ đẩy mạnh giảm sản lượng có giúp giá dầu tiếp tục tăng trong thời gian tới. Một số nước bên ngoài OPEC+, như Mỹ, Canada, Brazil, Na Uy... đã tăng cường bơm dầu vào thị trường hoặc có kế hoạch làm thế, từ đó có thể bù đắp cho bất kỳ sự cắt giảm nào. Chuyên gia Caroline Bain của Công ty Tư vấn Capital Economics (Anh) nhận định rằng sự không chắc chắn về nguồn cung của OPEC+ từ tháng 4-2020 đang đè nặng lên thị trường dầu. Theo dự báo của bà Bain, các biện pháp cắt giảm sẽ được duy trì cho đến hết năm sau.

Tin mới

Xe tay ga chỉ 26 triệu của Honda: Đẹp như SH Mode, rẻ hơn Vision
5 giờ trước
Mẫu xe tay ga này của Honda có mức giá rẻ ngang xe số, rẻ hơn cả Honda Vision.
Ứng dụng GapoWork thắng lớn với giải Sao Khuê 2025
5 giờ trước
GapoWork không chỉ được trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 mà còn đạt xếp hạng 5 Sao - mức đánh giá cao nhất, khẳng định đẳng cấp trên thị trường chuyển đổi số doanh nghiệp.
Giá vàng 'bốc hơi' đột ngột, điều cần làm ngay lúc này
3 giờ trước
Giá vàng hôm nay (19/4) “bốc hơi” 6 triệu đồng/lượng, nhiều nhà đầu tư lỗ “kép” 8 triệu đồng/lượng sau 1 ngày. Chuyên gia khuyên nhà đầu tư không nên bán tháo, mua vàng tích luỹ chứ không chạy theo “lướt sóng”.
Liên tục bị số lạ nháy máy: Làm ngay điều này để tránh bị thu thập thông tin cá nhân, lừa đảo
3 giờ trước
Nhiều người liên tục gặp phải trường hợp số lạ gọi điện nháy máy chỉ 1-2 giây rồi tắt. Nếu gặp phải trường hợp này, người dùng cần làm gì?
Robot hút bụi Ecovacs Deebot T80 Omni ra mắt tại Việt Nam, giá bán gây bất ngờ
3 giờ trước
Giá bán của Deebot T80 Omni cho thấy thương hiệu muốn đẩy mạnh cạnh về giá so với các đối thủ.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.633.816 VNĐ / tấn

167.40 JPY / kg

1.46 %

+ 2.40

Đường

SUGAR

10.248.061 VNĐ / tấn

17.93 UScents / lb

0.39 %

+ 0.07

Cacao

COCOA

216.866.808 VNĐ / tấn

8,365.00 USD / mt

3.32 %

+ 269.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

215.357.880 VNĐ / tấn

376.79 UScents / lb

0.14 %

+ 0.51

Gạo

RICE

15.908 VNĐ / tấn

13.49 USD / CWT

0.12 %

+ 0.02

Đậu nành

SOYBEANS

9.867.018 VNĐ / tấn

1,035.80 UScents / bu

0.06 %

- 0.60

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.453.364 VNĐ / tấn

295.80 USD / ust

0.30 %

- 0.90

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
19 phút trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.
CEO Việt kiều livestream bán gạo tại nhà máy
17 giờ trước
Không xuất hiện như đại diện nhãn hàng, đích thân chủ doanh nghiệp dẫn dắt phiên livestream diễn ra ngay tại nhà máy gạo
Tin vui cho trứng, thịt xuất ngoại
19 giờ trước
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết trong quý I/2025, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 131,3 triệu USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm ngoái
Gạo Việt xuất khẩu lấy lại vị thế ‘đắt giá nhất thế giới’
1 ngày trước
Sau quãng thời gian giá gạo xuất khẩu lao dốc, chạm đáy, gạo Việt Nam đã lấy lại được vị thế ‘đắt giá nhất thế giới’.