OPEC+ giờ cũng biết sợ: Cắt giảm bao nhiêu một quốc gia ngoài nhóm tăng đủ bấy nhiêu khiến giá dầu không tăng, mâu thuẫn nội bộ càng gay gắt

8 giờ trước
Dầu Mỹ tràn ra thị trường sẽ làm xói mòn thêm thị phần của OPEC+ và cản trở nỗ lực tăng giá dầu của nhóm này
OPEC+ giờ cũng biết sợ: Cắt giảm bao nhiêu một quốc gia ngoài nhóm tăng đủ bấy nhiêu khiến giá dầu không tăng, mâu thuẫn nội bộ càng gay gắt - Ảnh 1

OPEC + đang lo ngại việc Mỹ sẽ gia tăng sản xuất dầu sau khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng. Dầu Mỹ tràn ra thị trường sẽ làm xói mòn thêm thị phần của OPEC + và cản trở nỗ lực tăng giá dầu của nhóm này, theo Reuters.

OPEC + đang bơm khoảng một nửa lượng dầu toàn cầu và đầu tháng này đã tiếp tục hoãn kế hoạch tăng sản lượng cho đến tháng 4025. Tổ chức này đã gia hạn một số đợt cắt giảm nguồn cùng cho đến cuối năm 2026 do nhu cầu yếu và sản lượng bùng nổ từ Mỹ cùng một số nhà sản xuất khác không thuộc OPEC +.

OPEC + từng nhiều lần đánh giá sai mức tăng sản lượng của Mỹ kể từ khi loại dầu đá phiến của quốc gia này bùng nổ, biến họ thành một trong những quốc gia sản xuất dầu hàng đầu thế giới. Mỹ hiện bơm khoảng 1/5 nguồn cung thế giới.

“Tôi nghĩ sự trở lại của ông Trump là tin tốt cho ngành dầu mỏ khi các chính sách về môi trường có thể ít nghiêm ngặt hơn. Nhưng Mỹ cũng sẽ tăng sản lượng. Điều này không tốt cho chúng tôi”, đại diện một thành viên OPEC + nhận định.

Việc Mỹ tiếp tục tăng sản lượng sẽ cản trở các kế hoạch của OPEC + nhằm tăng sản lượng từ tháng 4/2025 mà không khiến giá giảm. Giá giảm tất nhiên gây tổn hại cho các nước vốn phụ thuộc vào doanh thu từ dầu mỏ.

Tính từ đợt cắt giảm năm 2022, OPEC + đã cắt giảm tổng cộng 5,85 triệu thùng/ngày. Trong cùng giai đoạn, tổng sản lượng dầu của Mỹ đã tăng 11%, lên 21,6 triệu thùng/ngày theo số liệu từ chính OPEC . Chỉ 11 năm trước, Mỹ chỉ bơm khoảng 10 triệu thùng dầu/ngày.

OPEC + hiện chiếm khoảng 48% nguồn cung dầu thế giới, mức thấp nhất kể từ khi nhóm này kể từ năm 2016, theo tính toán của Reuters, dựa trên số liệu của Cơ quan Năng lượng quốc tế.

Các quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC + vào các năm 2016 và 2020 đã trở thành trợ lực để Mỹ phát triển ngành công nghiệp dầu đá phiến, đưa nước này trở thành nước xuất khẩu hàng đầu, Igor Sechin – người đứng đầu nhà sản xuất dầu lớn nhất của Nga là Rosneft cho biết hồi đầu tháng 12.

Trong một báo cáo tuần trước, OPEC dự đoán tổng nguồn cung dầu của Mỹ sẽ tăng 2,3% vào năm sau. “Họ thừa nhận Mỹ sẽ tiếp tục chiếm một phần lớn hơn của miếng bánh”, Bjarne Schieldrop, nhà phân tích hàng hoá của SEB cho biết.

IEA dự báo sản lượng của Mỹ sẽ tăng 3,5% vào năm sau, cao hơn so với mức dự báo của OPEC . Trong khi đó, một số lãnh đạo và nhà phân tích trong ngành không tin nguồn của của Mỹ có thể tăng nhiều đến vậy.

Theo một lãnh đạo của Exxon, các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ tuân theo một thứ gọi là “kỷ luật vốn”, họ sẽ chỉ tăng sản lượng nếu có lãi. Kịch bản này khó xảy ra nếu giá dầu giảm.

“Mỹ không có năng lực sản xuất dự phòng”, Bob McNally, Chủ tịch của Rapidan Energy Group, cựu quan chức Nhà Trắng cho biết. “Việc Mỹ khoan bao nhiêu dầu phụ thuộc nhiều hơn vào quyết định được đưa ra bởi OPEC , hơn là từ Washinton”, ông kết luận.

Gần đây, các thành viên OPEC + liên tục có dấu hiệu mâu thuẫn khi nhiều quốc gia thành không tuân thủ hạn ngạch do Ả Rập Xê Út đề xuất. "Anh cả" của nhóm thậm chí còn đe doạ các thành viên khác rằng quốc gia này cũng sẽ "phá" hạn ngạch, bơm mạnh dầu thô ra thị trường, khiến giá dấu có thể rơi về mức 50 USD/thùng.

Nguồn: Reuters

Tin mới

Honda sáp nhập với Nissan có thể cũng vô dụng: Tốc độ phát triển xe điện Trung Quốc nhanh gấp đôi bất kỳ thương hiệu nào của Mỹ, Châu Âu hay Nhật Bản
3 giờ trước
Mẫu xe điện mới được Trung Quốc ra lò trong chưa đến 3 năm, nhanh gấp đôi các hãng Phương Tây, phần mềm công nghệ mới thì cập nhật liên tục.
Hãng ô tô nội địa Malaysia xuất khẩu 200 xe đầu tiên sang Việt Nam, cạnh tranh Mitsubishi Xforce, Honda HR-V
4 giờ trước
Mẫu SUV hạng B mới dự kiến sẽ được bán dưới tên thương hiệu Geely khi về Việt Nam.
Một công ty chip có thể bạn chưa từng nghe tên vừa đạt vốn hóa 1.000 tỷ USD - là cái tên đầu tiên Google, Amazon, Apple tìm đến nếu 'quay xe' với Nvidia
5 giờ trước
Doanh thu từ chip AI của công ty này đã tăng 220% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất hiện 2 đối thủ đang 'làm khó' dầu Nga tại thị trường châu Á: Một tự tin tăng giá bán vì nhu cầu quá lớn, một ông lớn không có gì ngoài dầu chào mời giá ngày càng rẻ
5 giờ trước
Cuộc cạnh tranh dầu giá rẻ ngày càng trở nên khốc liệt hơn, đặc biệt tại châu Á.
Tậu xe Toyota: tiết kiệm tới 66 triệu đồng, rước lộc đón Xuân
5 giờ trước
Càng về những ngày cuối năm, thị trường xe trong nước càng sôi động khi các hãng chủ động tung nhiều chương trình ưu đãi, trong đó có Toyota, với ưu đãi lên tới 100% lệ phí trước bạ.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.852.309 VNĐ / thùng

72.85 USD / bbl

0.73 %

- 0.54

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.766.550 VNĐ / thùng

69.48 USD / bbl

1.56 %

- 1.10

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.377.339 VNĐ / m3

3.45 USD / mmbtu

2.28 %

+ 0.08

Than đá

COAL

3.269.694 VNĐ / tấn

128.60 USD / mt

1.34 %

- 1.75

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Mầm công nghệ gieo ở Việt Nam đã nở rộ thành “bông hoa tỷ đô”: Giờ chỉ còn chờ 50.000 kỹ sư bán dẫn ra đời
7 giờ trước
Hơn 100 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài đã chảy qua Việt Nam và người hàng xóm Đông Nam Á từ năm 2020 đến năm 2023, với hàng chục tỷ nữa sẽ còn đến.
Giá xăng dầu hôm nay 19/12: Trượt dốc 4 phiên liên tiếp, giá xăng dầu trong nước sẽ giảm mạnh
7 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 19/12, mở phên giao dịch sáng nay, giá dầu thô thế giới tiếp tục giảm phiên thứ 4 liên tiếp, giá dầu lao dốc gần 1 USD so với ngày hôm qua.
Người dùng phản ánh iPhone bị nóng máy, hao pin vì Apple Intelligence
9 giờ trước
Tình trạng này hiện vẫn đang tồn tại trên phiên bản iOS 18.2 mới nhất.
Honda và Nissan: Bi hài cảnh 2 biểu tượng ô tô Nhật Bản phải dẹp bỏ mối thâm thù suốt 70 năm, bắt tay làm đồng minh để đấu với xe điện giá rẻ Trung Quốc và Toyota
1 ngày trước
Cách đây 4 năm, không ai tin rằng hãng xe lớn thứ 2 và thứ 3 Nhật Bản có thể sáp nhập khi họ có mối thâm thù hơn 70 năm.