OPEC tiếp tục hạ dự báo về nhu cầu dầu thế giới

13/05/2022 19:33
OPEC hôm thứ Năm (12/5) một lần nữa cắt giảm dự báo về tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới trong năm 2022, là lần hạ thứ 2 liên tiếp, với lý do thị trường chịu tác động từ cuộc khủng hoảng giữa Nga và Ukraine, lạm phát tăng và dịch Covid-19 tái bùng phát mạnh mẽ ở Trung Quốc khiến nhiều khu vực bị phong tỏa kéo dài.

Trong báo cáo hàng tháng, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho biết nhu cầu dầu mỏ thế giới năm 2022 sẽ tăng 3,36 triệu thùng/ngày so với năm trước, giảm 310.000 thùng/ngày so với dự báo đưa ra trong tháng 4/2022.

Chiến tranh ở Ukraine đã khiến giá dầu có lúc vượt 139 USD/thùng/ngày vào tháng 3, mức cao nhất kể từ năm 2008, làm trầm trọng thêm áp lực lạm phát. OPEC dẫn những yếu tố cơ sở để hạ dự báo là việc Trung Quốc phong tỏa chặt chẽ một số khu vực quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 khiến thị trường này đang phải đối mặt với cú sốc nhu cầu lớn nhất kể từ năm 2020, với lượng sử dụng dầu giảm đáng kể.

Trong báo cáo này, OPEC cho biết: "Nhu cầu trong năm 2022 dự kiến ​​cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi những diễn biến liên quan địa chính trị đang xảy ra ở Đông Âu, những như những chính sách hạn chế do đại dịch Covid-19".

Tuy nhiên, OPEC vẫn kỳ vọng tiêu thụ dầu của thế giới sẽ vượt qua mốc 100 triệu thùng/ngày trong quý 3 năm nay, và trung bình năm 2022 sẽ vượt chút ít so với mức trước đại dịch 2019.

OPEC cũng nêu ra vấn đề lạm phát đang gia tăng và các ngân hàng trung ương tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, trong đó đáng chú ý nhất là ngân hàng trung ương Mỹ; đồng thời hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay từ 3,9% xuống 3,5%, thêm vào đó là tiềm năng tăng trưởng "khá hạn chế".

Tổ chức các nước sản xuất dầu chủ chốt này cho biết: "Thị trường chỉ có thể kỳ vọng có một giải pháp cho tình hình Nga - Ukraine, các biện pháp kích thích tài chính nếu có thể, và dịch Covid-19 giảm dần, kết hợp với sự gia tăng mạnh mẽ của hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ".

Nguồn cung từ Nga giảm sút

OPEC và các đồng minh bao gồm Nga, được gọi là OPEC +, đang khôi phục dần sản lượng – đã giảm kỷ lục trong giai đoạn đại dịch Covid-19 tồi tệ nhất, năm 2020, và từ chối làm theo yêu cầu của phương Tây là tăng sản lượng với tốc độ nhanh hơn.

Tại cuộc họp gần đây nhất, OPEC + đã quyết định tiếp tục thực hiện kế hoạch về sản lượng đã được thống nhất trước đó, là tăng sản lượng hàng tháng thêm 432.000 thùng/ngày trong tháng 6/2022.

OPEC + đã nhấn mạnh vào việc khó tăng sản lượng mạnh mẽ do việc một số nước thành viên đầu tư cầm chừng cho việc khai thác mỏ dầu trong thời gian qua, và gần đây là sản lượng của Nga bị tổn thất do các lệnh trừng phạt và bị người mua né tránh.

Báo cáo cho thấy sản lượng của OPEC trong tháng 4 đã tăng 153.000 thùng/ngày lên 28,65 triệu thùng/ngày, thấp hơn mức tăng 254.000 thùng/ngày OPEC được phép theo thỏa thuận OPEC +.

Dự báo tăng trưởng nguồn cung ngoài OPEC trong năm 2022 cũng giảm 300.000 thùng/ngày xuống 2,4 triệu thùng/ngày. OPEC đã cắt giảm dự báo mức tăng sản lượng của Nga xuống 360.000 thùng/ngày và giữ nguyên ước tính tăng trưởng sản lượng của Mỹ.

OPEC dự kiến ​​nguồn cung dầu của Mỹ sẽ tăng 880.000 thùng/ngày vào năm 2022, không thay đổi so với dự báo tháng trước, mặc dù có khả năng sản lượng sẽ mở rộng thêm vào cuối năm nay.

Biến động của thị trường dầu không liên quan đến OPEC +

Bộ trưởng Năng lượng Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) nói rằng sự biến động của thị trường dầu có liên quan đến các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của OPEC +, chẳng hạn như động thái một số đối tượng tẩy chay một số nhà cung cấp, ý nói việc phương Tây hạn chế / cấm vận dầu của Nga.

Giá dầu tuần trước đã tăng mạnh sau khi Ủy ban Châu Âu đề xuất một lệnh cấm vận theo từng giai đoạn đối với dầu của Nga. Tuy nhiên, việc phê duyệt đề xuất này đã bị trì hoãn trong bối cảnh các thành viên Đông Âu yêu cầu được miễn trừ và nhượng bộ do họ không thể cắt đứt ngay nguồn cung từ Nga.

OPEC tiếp tục hạ dự báo về nhu cầu dầu thế giới - Ảnh 1.

Giá dầu Brent đang trong giai đoạn biến động mạnh

Bộ trưởng Suhail al-Mazrouei cho biết: "Sự biến động mạnh không phải do cung và cầu, mà là do một số người không muốn mua một số loại dầu thô nhất định và phải mất thời gian để các nhà giao dịch chuyển từ thị trường này sang thị trường khác". Ông nói: "Ý tưởng cố gắng tẩy chay một số loại dầu thô nhất định sẽ rất rủi ro bất kể động cơ đằng sau đó là gì."

Theo ông al-Mazrouei: "Chúng tôi đang cố gắng họp hàng tháng chỉ để xem xét và theo dõi thị trường, và chúng tôi đang tăng cường sản xuất để đáp ứng những gì được yêu cầu".

Trong khi đó, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman, nói rằng mọi người đang tập trung vào giá dầu cao chứ không phải giá xăng hoặc dầu diesel đang tăng. Ông cho rằng cuộc khủng hoảng Ukraine là một vấn đề giữa châu Âu với Nga, và OPEC gác vấn đề chính trị sang một bên, và cho biết tỷ suất lợi nhuận lọc dầu tăng lên, thay vì chỉ đơn giản là giá dầu thô tăng, đang dẫn đến chi phí nhiên liệu mà người tiêu dùng phải chịu cũng tăng.

Tham khảo: Refinitiv

https://cafef.vn/opec-tiep-tuc-ha-du-bao-ve-nhu-cau-dau-the-gioi-20220513011636747.chn

Tin mới

"Giá iPhone tại Việt Nam sẽ có xu hướng tăng trong thời gian tới"
4 giờ trước
Đây là nhận định từ đại diện chuỗi bán lẻ ủy quyền có thị phần lớn của Apple tại Việt Nam.
Biển số xe máy siêu đẹp 50AA-999.99 trúng đấu giá 2,68 tỷ đồng
4 giờ trước
Biển số xe máy 50AA-999.99 ngay từ khi "lên sàn" đã được trả tới 700 triệu đồng, cuối phiên đấu giá, biển ngũ quý 9 được chốt giá cao nhất là 2,68 tỷ đồng.
Tổng thống Trump nói Apple có thể tự sản xuất iPhone tại Mỹ, chuyên gia nói giá sẽ gấp gần 3 lần hiện tại
4 giờ trước
Tuy nhiên, quá trình này sẽ phức tạp đến mức hầu hết các chuyên gia đều cho rằng bất khả thi.
Tân binh xe số 125cc trình làng: Đẹp như Honda Super Cup, ăn xăng 1,83 lít/100km - giá hấp dẫn
3 giờ trước
Mẫu xe này không chỉ gây ấn tượng nhờ giá cả phải chăng mà còn có những nâng cấp trang bị đáng tiền.
Hyundai Tucson, Elantra lại sắp đổi thiết kế và đây là hình ảnh xem trước cho khách hàng Việt đỡ shock
3 giờ trước
Hyundai Nexo FCEV vừa chào sân ở phân khúc xe chạy nhiên liệu hydro sẽ là nền tảng thiết kế cho các dòng SUV Hyundai ra mắt trong tương lai gần.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

34.554.836 VNĐ / tấn

157.90 JPY / kg

4.25 %

- 7.00

Đường

SUGAR

10.259.827 VNĐ / tấn

17.89 UScents / lb

2.29 %

- 0.42

Cacao

COCOA

217.679.294 VNĐ / tấn

8,368.00 USD / mt

7.90 %

+ 613.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

202.466.709 VNĐ / tấn

353.04 UScents / lb

3.28 %

+ 11.20

Gạo

RICE

16.038 VNĐ / tấn

13.55 USD / CWT

0.30 %

+ 0.04

Đậu nành

SOYBEANS

9.677.727 VNĐ / tấn

1,012.50 UScents / bu

1.99 %

+ 19.80

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.433.246 VNĐ / tấn

294.10 USD / ust

1.07 %

+ 3.10

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Thực hư vùng nguyên liệu kẹo Kera của Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục ở Đắk Lắk
3 giờ trước
Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục và cả hoa hậu Thuỳ Tiên đã từng “nổ tung trời” về nguồn nguyên liệu sản xuất ra kẹo Kera. Một trong những vùng trồng được nhắc đến là Đắk Lắk.
Giá ớt Việt Nam tăng gấp 10 lần vì Trung Quốc bất ngờ tiêu thụ mạnh
34 phút trước
Trung Quốc hiện là một trong những khách hàng lớn của Việt Nam ở mặt hàng này.
Nông dân miền Trung phấn khởi vì giá ớt cao kỷ lục
16 giờ trước
Hơn nửa tháng qua, nông dân ở nhiều tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi... đang hối hả bước vào vụ thu hoạch ớt.
Khách Tây bất ngờ "cầu cứu" dân mạng Việt sau khi quán cà phê đưa cho cô 1 món bánh, netizen xem xong vẫn rối loạn
21 giờ trước
Thử một món bánh ở Việt Nam, cô gái Tây vừa ăn vừa "tan chảy" rồi đăng clip cầu cứu dân mạng vì điều này!