Ôtô nhập khẩu chuyển về Việt Nam lắp ráp, ngược dòng đón ưu đãi lớnicon

Dù nhập khẩu ô tô từ ASEAN về phân phối đang có lợi thế hơn so với lắp ráp trong nước do chi phí thấp, nhưng nhiều mẫu ô tô lại chuyển từ nhập khẩu nguyên chiếc sang lắp ráp trong nước.

Dù nhập khẩu ô tô từ ASEAN về phân phối đang có lợi thế hơn so với lắp ráp trong nước do chi phí thấp, nhưng nhiều mẫu ô tô lại chuyển từ nhập khẩu nguyên chiếc sang lắp ráp trong nước.

 

Chờ ưu đãi lớn

Thuế suất thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ ASEAN về Việt Nam hiện là 0%, trong khi đó, chi phí sản xuất ô tô tại Thái Lan và Indonesia lại thấp hơn Việt Nam tới 20%. Vì vậy, nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ hai nước này về phân phối có lợi hơn lắp ráp trong nước.

Một số doanh nghiệp FDI đã làm như vậy. Đầu năm 2017, Toyota Việt Nam chuyển sang nhập khẩu nguyên chiếc mẫu Fortuner từ Indonesia về phân phối, thay vì lắp ráp trong nước. Dù sản lượng đạt trên 14.000 xe mỗi năm, nhưng với lý do sản xuất lắp ráp tại Việt Nam không có lợi thế, chi phí cao, nên hãng chuyển sang nhập khẩu.

Tuy nhiên, đến 2019, các phiên bản máy dầu lại được Toyota Việt Nam chuyển về lắp ráp trong nước và có giá bán tương đương xe nhập nhập khẩu. Toyota Việt Nam cho hay thực ra chi phí lắp ráp cao hơn nhập khẩu nguyên chiếc, nhưng công ty cố gắng giữ giá ngang bằng, chấp nhận giảm lợi nhuận.

Ôtô nhập khẩu chuyển về Việt Nam lắp ráp, ngược dòng đón ưu đãi lớn
Một số mẫu xe chuyển từ nhập khẩu về sản xuất lắp ráp trong nước

Cuối năm 2017, Honda Việt Nam cũng chuyển mẫu CR-V từ lắp ráp trong nước snag nhập khẩu với lời giải thích sẽ có lợi cho người tiêu dùng hơn. Thực tế, giá xe CR-V nhập khẩu rẻ hơn so với xe lắp ráp trong nước trước đó. Song, mẫu xe này lại được chuyển sang lắp ráp trong nước, chính thức ra mắt thị trường vào ngày 30/7 tới. Theo tiết lộ, giá xe vào khoảng 1,12 tỷ đồng, tăng hơn 20 triệu so với xe nhập khẩu.

Mitsubishi Việt Nam cũng vừa thông báo mẫu xe Xpander (bản AT - số tự động) bắt đầu được lắp ráp tại nhà máy ở Bình Dương và được hãng thông báo có mức giá 630 triệu đồng, tương đương giá xe nhập khẩu.

Vì sao đến thời điểm này 3 mẫu xe nhập khẩu kể trên, lại được chuyển sang lắp ráp ở Việt Nam cho dù không có lợi thế?

Hiện xe sản xuất lắp ráp trong nước được hưởng ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ. Ngoài ra, những mẫu xe có sản lượng lớn, khi sản xuất lắp ráp tại Việt Nam từ ngày 10/7, còn được hưởng thuế nhập khẩu linh kiện và những vật tư chưa có trong nước về sản xuất những linh kiện 0%.

Tuy nhiên, điều các DN mong chờ nhất là ưu đãi về thuế tiêu thụ đặc biệt, miễn cho linh kiện sản xuất trong nước đang được soạn thảo. Chính sách này được áp dụng sẽ tạo lợi thế cho xe lắp ráp trong nước trước xe nhập khẩu. Cùng với đó, các DN cho biết, thị trường ô tô Việt Nam có tiềm năng lớn và để bảo vệ sản xuất trong nước, chắc chắn thời gian tới hàng rào kỹ thuật sẽ được dựng lên để ngăn xe nhập khẩu tràn vào. Vì vậy, các DN đi đến quyết định chuyển sang lắp ráp trong nước với những mẫu xe ăn khách có sản lượng lớn, thay vì nhập khẩu.

Công nghiệp ô tô hưởng lợi?

Theo các DN, muốn phát triển ngành công nghiệp ô tô giai đoạn này trước hết phải duy trì được hoạt động lắp ráp, qua đó mới có cơ hội đẩy mạnh nội địa hóa. Trong khi nhiều DN ô tô đang rút khỏi Philippines nhưng vẫn đầu tư vào sản xuất lắp ráp tại Việt Nam thì đó là tín hiệu mừng.

Ôtô nhập khẩu chuyển về Việt Nam lắp ráp, ngược dòng đón ưu đãi lớn
. VAMA kiến Chính phủ nghị tập trung ưu đãi để tăng sản lượng cho một số dòng xe

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản vừa công bố 57 DN bao gồm các nhà sản xuất phụ tùng ô tô là Chiyoda Gosei và Ishikawa Iron Works Co sẽ nhận trợ cấp lên tới 536 triệu USD từ Chính phủ để dịch chuyển sản xuất. Ngoài ra, khoảng 30 DN khác cũng sẽ nhận được trợ cấp để đầu tư vào sản xuất tại các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và Philippines.

Sự chuyển dịch chuỗi cung ứng sẽ được đẩy mạnh khi các quốc gia như Nhật Bản đang khuyến khích DN di dời sản xuất khỏi Trung Quốc. Việt Nam, Malaysia và Thái Lan sẽ là những quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng ô tô nhờ lợi thế dân số lớn và chi phí lao động thấp.

Còn chỉ số rủi ro và lợi nhuận sản xuất ô tô (RRI) do Công ty Fitch Solutions vừa công bố cho thấy, xếp hạng mức độ hấp dẫn tương đối của một quốc gia đối với các cơ sở sản xuất ô tô thì Việt Nam đứng thứ 10 với 44,5 điểm tại châu Á. Xếp sau Thái Lan (thứ 4), Malaysia (thứ 5), Indonesia (thứ 8) và Philippines (thứ 9). Dù chỉ số thấp hơn các nước trong khu vực, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn để sản xuất linh kiện ô tô do lợi thế có nhiều hiệp định thương mại tự do và chi phí sản xuất thấp.

Cũng theo Fitch Solutions, thị trường bán lẻ ô tô sẽ là một yếu tố để kéo đầu tư cho các chuỗi cung ứng. Xếp hạng mức độ hấp dẫn tương đối thì Thái Lan, Việt Nam và Malaysia là những thị trường bán lẻ ô tô hấp dẫn nhất trong các quốc gia châu Á mới nổi. Fitch Solutions dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của Việt Nam sẽ ở mức 6,1% trong 5 năm tới.

Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho rằng, nếu các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam đủ mạnh sẽ giúp tăng được dung lượng thị trường, qua đó giảm được chi phí sản xuất, giá thành xe. VAMA kiến Chính phủ nghị tập trung ưu đãi để tăng sản lượng cho một số dòng xe, như Thái Lan trước đây tập trung vào dòng xe pick-up (bán tải) và đã thành công. Do có chính sách ưu đãi hấp dẫn, các DN đổ vào Thái Lan đầu tư và đang xuất khẩu đi khắp thế giới.

Trần Thủy

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
10 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
11 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
12 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
iPhone 16 mở đặt cọc, người Việt chọn Thái Lan để mua hàng xách tay giá cao ngất ngưởng
12 giờ trước
Hôm nay (20/9), Apple chính thức mở bán iPhone 16 Series tại các Store chính hãng trên toàn thế giới. Năm nay, ngoài Singapore thì Thái Lan cũng có Store chính hãng mà người Việt có thể chọn mua, nhưng giá máy xách tay ở mức cao.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
12 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.

Tin cùng chuyên mục

Hơn 300 gian hàng quy tụ kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu tại triển lãm FBC ASEAN 2024
13 giờ trước
Một sự kiện lớn dành riêng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế tạo và công nghiệp phụ trợ đang được diễn ra từ ngày 18 – 20/9/2024 nhằm kết nối và mở rộng quan hệ hợp tác với thị trường quốc tế.
Honda Dream 2025 ra mắt Đông Nam Á
13 giờ trước
Honda Dream 125 2025 sản xuất tại Campuchia vừa chính thức trình làng với mức giá quy đổi từ 60 triệu đồng.
Nóng: Dừng đấu giá 26 thửa đất huyện Đan Phượng
13 giờ trước
Phiên đấu giá đất tại huyện Đan Phượng vào ngày 5/10 tới sẽ phải tạm dừng sau 5 ngày có thông báo mời người tham gia.
Chưa phải Việt Nam, đây mới là quốc gia tiếp theo được chọn để sản xuất iPhone 16 sau Trung Quốc, Ấn Độ
18 giờ trước
Quốc gia này cũng sẽ đón sản phẩm iPhone 16 sớm hơn khoảng 3 tuần so với trước đây nhờ sản xuất nội địa.