Pfizer đang chi “không tiếc tay” hoàn thiện các mảnh ghép?

10/08/2022 09:16
Với túi tiền cực kỳ rủng rỉnh thu được trong đại dịch COVID-19, “gã khổng lồ” dược phẩm, Pfizer đang chi “không tiếc tay” để hoàn thiện các mảnh ghép của mình.

Tiếp nối seri các thương vụ mua lại

Mới đây, Pfizer công bố thương vụ 5,4 tỷ USD để mua lại Global Blood Therapeutics, nhằm tăng cường khả năng của họ trong lĩnh vực huyết học hiếm gặp. Therapeutics đang sản xuất viên nén Oxybryta để điều trị bệnh hồng cầu hình liềm. Doanh thu của Oxbryta là khoảng 195 triệu USD vào năm ngoái.

Pfizer đang chi “không tiếc tay” hoàn thiện các mảnh ghép? - Ảnh 1.

Pfizer công bố thương vụ mua lại Global Blood Therapeutics với giá 5,4 tỷ USD.

Đây là thỏa thuận mới nhất sau thương vụ mua lại Biohaven trị giá 11,6 tỷ USD của Pfizer vào tháng 5 và thương vụ mua lại Arena Pharmaceuticals trị giá 6,7 tỷ USD được công bố vào tháng 12 năm ngoái.

Trước đó, vào hồi tháng 4, Pfizer cũng đã công bố một thương vụ mua lại, nhưng nhỏ hơn, công ty tư nhân ReViral, công ty đang phát triển một phương pháp điều trị vi rút hợp bào hô hấp.

Aamir Malik, giám đốc đổi mới kinh doanh của công ty, đã nói với các nhà phân tích gần đây rằng Pfizer đang mạnh dạn tìm kiếm cơ hội mở rộng, đồng thời họ cũng đang tìm kiếm các giao dịch có thể là tăng tốc độ tăng trưởng trong nửa sau của thập kỷ và có thể tăng thêm giá trị đáng kể về mặt khoa học hoặc thương mại.

Rủng rỉnh tiền mặt

Các nhà quan sát nhận định, thuốc điều trị và vắc-xin COVID-19 bán chạy nhất của Pfizer đã khiến “gã khổng lồ” dược phẩm của Mỹ đang rủng rỉnh tiền mặt để chi tiêu cho các thương vụ mua lại. Vắc-xin và phương pháp điều trị đã mang về hơn 16 tỷ USD chỉ trong quý thứ hai vừa qua.

Pfizer đang chi “không tiếc tay” hoàn thiện các mảnh ghép? - Ảnh 2.

Với túi tiền mặt rủng rỉnh, Pfizer đang rất mạnh dạn trong các thương vụ M&A.

Còn theo nhà phân tích Louise Chen của Cantor Fitzgerald cho biết hồi tháng hai năm nay, sau khi có trong tay 12,5 tỷ USD doanh thu quý 4 năm ngoái từ vắc-xin và thuốc chữa bệnh COVID-19 do hợp tác với BioNTech, Pfizer đã có khoảng 8,93 tỷ USD tiền mặt và các khoản tương đương tiền vào cuối năm 2021, tăng từ 1,83 tỷ USD năm trước.

Riêng trong năm 2022, Pfizer dự kiến sẽ đạt doanh thu 32 tỷ USD cho vắc-xin COVID-19, cộng với 22 tỷ USD cho thuốc uống COVID Paxlovid. Do đó, tiền mặt của Pfizer có thể tăng vọt lên 20,6 tỷ USD vào cuối năm 2022.

Và khi xử lý các thanh toán trong tài chính nợ, Pfizer có thể sử dụng các giao dịch lớn hơn nhiều lần so với lượng tiền mặt của mình. Trong một phân tích vào tháng 12 năm ngoái, nhà phân tích Geoffrey Porges của SVB Leerink ước tính Pfizer có thể có năng lực M&A rất “khủng”, lên đến 175 tỷ USD vào cuối năm 2022.

Trong lịch sử, Pfizer được biết đến như một người mua tích cực, họ đã từng thực hiện các thương vụ mua bán và sáp nhập lớn nhất trong ngành công nghệ sinh học và dược phẩm, bao gồm thương vụ sáp nhập trị giá 110 tỷ USD với Warner-Lambert vào năm 2000 và thương vụ mua lại Wyeth trị giá 68 tỷ USD vào năm 2009. Bên cạnh đó là thương vụ “vồ hụt” AstraZeneca với giá 118 tỷ USD vào năm 2014.

Pfizer đang chi “không tiếc tay” hoàn thiện các mảnh ghép? - Ảnh 3.

Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Pfizer, Albert Bourla.

Pfizer ngày nay đã tương đối im lặng trên mặt trận mua lại, có chăng chỉ là một số các giao dịch mua lại nhỏ. Nhưng, Giám đốc điều hành Albert Bourla gần đây cũng cho rằng, với khả năng phát triển lâm sàng, sản xuất và thương mại của công ty, Pfizer đã và đang trở thành một đối tác rất hấp dẫn trong nhiều thỏa thuận khác nhau, và với tốc độ phát triển kinh doanh như hiện tại, Pfizer sẽ trở thành một công ty tăng trưởng mạnh mẽ trong nửa sau của thập kỷ này.

Trong khi các nhà phân tích nhận định, các nỗ lực phát triển kinh doanh của Pfizer đang nhắm vào cả tài sản giai đoạn cuối và sự đổi mới sớm, trọng tâm sẽ là các lĩnh vực và nền tảng trị liệu mà họ có thể tăng thêm giá trị.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
6 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
6 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
5 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
5 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
5 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
9 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.