PGS. TS. Trần Hoàng Ngân: Đã đến lúc phục hồi kinh tế trong trạng thái "bình thường mới"!

22/04/2020 20:00
Trao đổi với Trí Thức Trẻ, PGS. TS. Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP. Hồ Chí Minh nhiều lần nhắc đến sự cần thiết của việc nới lỏng các biện pháp cách ly. "Điều kiện mới cho phép chúng ta làm việc này. Nếu kéo dài giãn cách xã hội các doanh nghiệp sẽ vượt quá sức chịu đựng", ông nói.

-Một số nhận định gần đây cho rằng nếu kéo dài trạng thái lockdown – đóng cửa có thể tác động đến kinh tế vĩnh viễn. Từ khủng hoảng y tế có thể dẫn đến khủng hoảng kinh tế. Quan điểm của ông là gì?

Hiện quan điểm từ khủng hoảng y tế dẫn đến khủng hoảng kinh tế đã xuất hiện rồi. Ví dụ như dịch bệnh bùng phát ở Mỹ, khu vực châu Âu khiến cho IMF dự báo tăng trưởng những nước này suy giảm nặng, lần lượt là -5,9% và -7,5%. Khi Trung Quốc thực hiện cách ly xã hội, GDP quý 1/2020 đã giảm -6,8%, là mức lịch sử.

Nên khủng hoảng y tế chắc chắn sẽ dẫn đến khủng hoảng kinh tế. Việt Nam do có sự kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, khả năng chống chịu khá tốt nên đến hết quý I, dù kinh tế có suy giảm nhưng vẫn còn tăng trưởng, chỉ là thấp với mức 3,82%.

Tuy nhiên, khi điều kiện mới đã cho phép, chúng ta không nên tiếp tục cách ly xã hội mà nên nới lỏng dần để phục hồi kinh tế. Việc lockdown quá dài sẽ khiến cho doanh nghiệp vượt ngưỡng chịu đựng. Cuộc sống sinh hoạt của người dân cũng như vậy. Tuy nhiên, việc nới lỏng phải dựa trên sự cân nhắc thấu đáo, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho xã hội.

-Gần đây Chính phủ cũng đã bắt đầu nói đến câu chuyện chung sống an toàn với dịch Covid-19. Ông nghĩ sao về động thái này?

Trong những ngày vừa qua, Việt Nam đã kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh. Điều đó cho phép chúng ta có thể dần nới lỏng cách ly xã hội. Ngay từ đầu, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu kép: Vừa kiểm soát dịch hiệu quả, vừa duy trì rồi tiến đến phục hồi kinh tế.

Do vậy, nới lỏng ở thời điểm này là cần thiết. Tuy nhiên, việc làm này được thực hiện hết sức thận trọng, làm đến đâu, bung ra như nào đều được tính toán kỹ, đảm bảo hết sức an toàn.

Bước đầu tiên, tôi cho rằng cần đầu tư cho hệ thống phòng, chống dịch, nhất là y tế dự phòng. Chúng ta phải có phương án chuẩn bị cho y tế nếu dịch có gia tăng trở lại, sau đó, mới tính đến các biện pháp sống chung.

Đơn cử như việc tuyên truyền thay đổi những thói quen, đảm bảo an toàn trong đi lại, trong giao tiếp như luôn đeo khẩu trang ở những nơi công cộng. Phương án bố trí nước rửa tay, sát khuẩn ở những nơi đông người. Hạn chế các sự kiện lớn hoặc nếu tổ chức thì giới hạn trong một lượng người nhất định...

Chúng ta cũng có thể phải xây dựng tiêu chí cho doanh nghiệp khi quay trở lại hoạt động phải đảm bảo an toàn như bếp ăn cho công nhân viên phải theo tiêu chuẩn gì, chỗ làm việc ra sao...

Ngoài ra, để kinh tế phục hồi, thì Chính phủ cần đẩy nhanh, mạnh hơn nữa các gói cứu trợ, doanh nghiệp phải xúc tiến nhanh hơn...

-Với riêng TP. Hồ Chí Minh, theo quan sát của ông, việc chuẩn bị chung sống với dịch đang diễn ra như thế nào?

TP. Hồ Chí Minh đã xây dựng các tiêu chí hoạt động an toàn cho trường học, doanh nghiệp. Chính quyền thành phố cũng thành lập và cắt cử các đoàn công tác để đôn đốc, kiểm tra việc thực thi.

Trong vài ngày tới, ở TP. Hồ Chí Minh sẽ có một sự kiện thể thao đặc biệt. Cuộc đua xe đạp Cúp truyền hình năm nay sẽ được tổ chức theo hình thức thực tế ảo. Các tay đua tham dự được trang bị màn hình máy tính, xe đạp, roller điện tử... được đồng bộ thông qua kết nối bluetooth. Theo đó, mọi thông số sẽ được ghi nhận và mô phỏng thông qua màn hình...

Đây là một ví dụ trong việc ứng dụng khoa học công nghệ để thích ứng với dịch bệnh. Công nghệ 4.0 rồi sẽ đi vào từng ngóc ngách của cuộc sống một cách dễ dàng.

Đã đến lúc chung ta nới dần để phục hồi nền kinh tế nhưng trong một trạng thái "bình thường mới".

Cảm ơn ông!

<
PGS. TS. Trần Hoàng Ngân: Đã đến lúc phục hồi kinh tế trong trạng thái bình thường mới! - Ảnh 1.

Tin mới

Khởi tố 2 công ty sữa giả: Lộ diện nhãn sữa phổ biến thị trường
10 giờ trước
Các công ty kinh doanh sữa giả này đã đưa ra thị trường hàng chục triệu sản phẩm sữa bột cho người tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ có thai
Fujifilm tăng giá loạt máy ảnh và ống kính tại Việt Nam, người dùng "kêu trời" vì giá cao nhưng cũng chẳng có hàng mà mua
10 giờ trước
Trước đó, Fujifilm đã đưa ra khuyến cáo về tình trạng đầu cơ X100VI trên thị trường chợ đen.
Xe Honda dáng đẹp vừa về nước đã hạ giá: Ăn xăng 1,9L/100km, trang bị xịn hơn hẳn xe đối thủ
10 giờ trước
Mẫu xe Honda này vừa chính thức được bán ra một thời gian ngắn.
Hoãn áp thuế đối ứng, Tây Ban Nha lập tức đẩy mạnh xuất khẩu một mặt hàng sang Mỹ: Sản lượng chiếm 40% của thế giới, Mỹ chốt đơn đều đặn 180.000 tấn mỗi năm
8 giờ trước
Các nhà sản xuất tại Tây Ban Nha đang đẩy nhanh xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ để tránh thuế quan.
Giăng lưới săn loài 'lộc trời' sống chỉ vài giờ, giá đắt đỏ ở Hà Nội
7 giờ trước
"‘Vờ’ là đặc sản hiếm có của sông Hồng, xuất hiện từ tháng 2 đến 4 âm lịch hằng năm, có giá đắt đỏ nhưng vẫn rất hút khách.

Tin cùng chuyên mục

Kia Seltos thế hệ mới sẽ có bản hybrid: Mượn động cơ từ Hyundai Kona, ADAS, 2 màn lớn, có thể ra mắt ngay năm sau
13 giờ trước
Kia Seltos chắc chắn sẽ có cấu hình hybrid khi hãng xe Hàn Quốc mong muốn nâng gấp đôi số lượng xe điện hóa đang có trong đội hình toàn cầu.
Rolls-Royce Ghost Series II lộ diện tại Việt Nam: Diện mạo khác, có option tốn thêm 20 giờ chế tác thủ công, ra mắt ngay tuần sau
13 giờ trước
Rolls-Royce Ghost Series II được xác nhận sẽ ra mắt thị trường Việt ngày 17/4 tới đây.
'Cú nước rút' của VinFast tại xứ sở vạn đảo: Hợp tác 'ông lớn' khai thác 150 xưởng dịch vụ, miễn phí sạc đến năm 2028
15 giờ trước
Lần kết hợp này nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hậu mãi và mang đến lợi ích tối đa cho khách hàng Indonesia trong quá trình chuyển đổi sang xe điện.
Hyundai Santa Fe "dọn kho" giảm giá 145 triệu đồng tại đại lý: Bản tầm trung còn từ 1,12 tỷ, thêm lựa chọn giá rẻ hơn Everest nhưng phải đánh đổi một thứ khi bán lại
16 giờ trước
Mức giảm mới kỷ lục kèm chất lượng xe không đổi khiến Hyundai Santa Fe dễ trở thành hàng “hot” trên thị trường trong thời gian tới.